C HƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÔNG BẰNG XÃ HỘI
3.2. Một số giải pháp cơ bản
3.2.3. Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với xoá đói, giảm nghèo
Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Bước vào thiên niên kỷ mới, đói nghèo vẫn là một trong những thách thức lớn của nhân loại.Vì thế, xoá đói, giảm nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng, ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ XXI.
Nhận thức được tầm quan trọng của của công cuộc xoá đói, giảm nghèo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương tấn công vào đói nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo trong thời gian qua còn ở mức cao, thành quả giảm đói nghèo chưa thật vững chắc, hiện tượng tái nghèo vẫn tiếp diễn.
Mục tiêu tổng quát xoá đói, giảm nghèo là phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo, đại bộ phận người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội, hoàn thành cơ bản các mục tiêu trợ giúp các xã đặc biệt khó khăn, mở rộng cơ hội cho mọi người được thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội và phúc lợi xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu trên, những vấn đề có tính quyết định là duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và tạo được nhiều việc làm
khu vực kinh tế tư nhân, vì khu vực này là khu vực có khả năng tạo ra nhiều việc làm trong tương lai, góp phần tích cực vào xoá đói, giảm nghèo.
Dưới đây sẽ bàn về một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nước ta trong thời gian tới.
Một là: Tạo môi trường kinh tế - xã hội, cơ chế, chính sách thuận lợi cho các thành phần kinh tế, mọi công dân được quyền tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật. Nhờ đó huy động tối đa các nguồn lực vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập. Đây là giải pháp cơ bản nhất để xoá đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Hai là: Phát triển nông nghiệp và nông thôn. Có thể coi đây là hướng trọng tâm của chiến lược xóa đói, giảm nghèo. Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp bằng cách đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các cây, con có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học, kỹ thuật thâm canh.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ, đưa ngành nghề mới vào nông thôn. Việc phát triển khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn.
Các cuộc điều tra về thu nhập và mức sống cho thấy những vùng thuần nông, những hộ thuần nông thường có thu nhập và mức sống thấp hơn mức trung bình. Do đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ có tác dụng tích
Ba là: Tăng cường hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu như hỗ trợ vốn. Trong thời gian qua chỉ có 33% người nghèo được vay vốn từ các cơ quan tài chính Nhà nước. Nếu không tiếp cận được các nguồn vốn, thì người nghèo cũng khó có thể phát triển được sản xuất. Vì vậy, cần mở rộng diện cho vay, kéo dài thời hạn vay, giảm mức lãi suất cho vay và nới lỏng điều kiện cho vay đối với người nghèo. Đồng thời, hướng dẫn cho họ biết cách sử dụng vốn, tìm hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó cần hướng dẫn người nghèo làm kinh tế. Người nghèo không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, không biết rõ nhu cầu của thị trường về các loại nông phẩm. Vì thế, cần bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, giúp tiêu thụ sản phẩm đối với vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo. Do đó, liên kết “bốn nhà” (nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và Nhà nước) trong sản xuất nông nghiệp là mô hình trợ giúp thiết thực cho nông dân nói chung và người nghèo nói riêng. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông và tổ chức mạng lưới khuyến nông đến tận thôn, xã giúp nông dân sử dụng đúng mục đích, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, nhờ đó góp phần xoá đói, giảm nghèo.
Ngoài ra cần tăng đầu tư xây dựng, kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt cho các xã khó khăn, trước hết là xây dựng đường giao thông tới các xã, thôn, bản tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Bốn là: Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, phúc lợi xã hội là một công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng để làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn, đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu cho thấy, những trợ cấp này còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của dân cư, nghĩa là dân cư Việt Nam có thu nhập từ lao động cá nhân và gia đình là
chủ yếu, thu nhập do phân phối lại mang tính xã hội còn thấp. Một đặc điểm đáng lưu ý là, các tầng lớp trung lưu được hưởng nhiều hơn từ sự phân phối phúc lợi xã hội so với những nhóm khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người có học vấn càng cao thì càng có khả năng thuộc về nhóm người có mức sống cao. Vấn đề đặt ra là cần phải tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, kế hoạch hoá gia đình, nước sạch sinh hoạt…
Năm là: Thực hiện tốt chủ trương công tác xoá đói, giảm nghèo. Cụ thể như sau:
- Đa dạng hoá các nguồn lực xoá đói, giảm nghèo. Ngoài nguồn đầu tư của Nhà nước cần huy động các nguồn lực tại chỗ, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và sự trợ giúp quốc tế cho việc chống đói nghèo.
- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm xoá đói, giảm nghèo từ trung ương đến cơ sở và người dân, tạo phong trào và sức mạnh tổng hợp xoá đói, giảm nghèo. Xác định rõ trách nhiệm cuả các cấp uỷ Đảng,chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, khơi dậy trách nhiệm của cộng đồng, tinh thần “lá lành đùm lá rách” và sự vươn lên của chính bản thân người nghèo.
- Thực hiện quy chế dân chủ, đảm bảo cho người nghèo tham gia vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo; công khai về nguồn lực tài chính, đảm bảo sự trợ giúp đến được với người nghèo.
- Tổ chức thực hiện, nhân rộng các mô hình xoá đói giảm nghèo thành công như mô hình tiết kiệm - tín dụng của hội phụ nữ; mô hình xoá đói, giảm nghèo theo hướng tự cứu ở các tỉnh miền Trung; mô hình hướng dẫn cách làm ăn cho đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc.v.v… lồng ghép các chương trình kinh tế, xã hội với chương trình xoá đói, giảm nghèo.