Đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 101 - 109)

C HƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÔNG BẰNG XÃ HỘI

3.2. Một số giải pháp cơ bản

3.2.5. Đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu

Để thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa có hiệu quả thì phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu.

Từ nhiều năm nay, nhất là khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, tham nhũng được coi như một “quốc nạn”. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và cho thi hành nhiều giảI pháp chống tham nhũng nhưng twj nạn này cho đến nay như nhận định của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII là “Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được”.

Để đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh về chống tham nhũng và Pháp lệnh về thực hành tiết kiệm trong đó quy định taì sản của các công chức cần phải nói rõ nguồn gốc, số lượng, giá trị và xem xét xử lý những tài sản do tham nhũng mà có. Đây là một bước tiến trong quá trình thực hiện những giải pháp chống tham nhũng. Tuy vậy, để những giải pháp có thể thực thi được trong thực tiễn, thời gian tới chúng ta phải chú trọng một số vấn đề sau đây.

Một là: Kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước.

Người tham nhũng chủ yếu và trước hết là những quan chức thuộc các cấp, các ngành trong bộ máy Nhà nước. Có người do năng lực quản lý kém, thiếu am hiểu pháp luật nhưng lại có quyền ký các quyết định nên đã để cho cấp dưới lợi dụng những sơ hở trong các quyết định vào mục đích tham nhũng. Cũng có những người nắm vững pháp luật, nhưng lại lợi dụng những kẽ hở trong các quy định pháp lý để thực hiện những hành vi tham nhũng.

Bởi vậy, cần thiết phải đào tạo, đào tạo lại để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước một cách nghiêm túc, phù hợp với nhiệm mới trong từng giai đoạn. Mặt khác, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh lọc cho ra khỏi bộ máy Nhà nước những kẻ thoái hoá, biến chất để làm trong sạch bộ máy Nhà nước. Đối với những cán bộ, nhân viên trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có hành vi bao che, tiếp tay cho kẻ tham nhũng, buôn lậu cần có các hình thức xử phạt nặng, thậm chí nặng hơn so với cá tội phạm tham nhũng.

Hai là: Cần phải dân chủ, công khai trong việc phân bổ ngân sách, trong xét duyệt các chương trình, dự án đầu tư. Mặt khác, phải kiểm ra nghiêm ngặt việc chi tiêu ngân sách trong tất cả các cơ quan, đơn vị có nguồn chi từ ngân sách, bởi vì hiện nay tệ gian lận trong hạch toán gần như lan tràn ở hầu hết các nhà máy, xí nghiệp công sở Nhà nước, có những nơi gian lận hàng trăm tỷ đồng.

Ba là: Thường xuyên nghiên cứu, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách và quy định, kịp thời phát hiện những thiếu xót, sơ hở để bổ xung, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các quy chế, chính sách nhằm ngăn ngừa các tệ nạn tham nhũng.

Bốn là: Xét xử công khai, nghiêm minh và kịp thời các vụ tham nũng, buôn lậu, tránh tình trạng những vụ tham nhũng lớn để kéo dài dẫn đến thủ phạm tìm cách chạy tội, trốn tránh pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dân.

Năm là: Phát huy dân chủ trong quản lý xã hội và cần có cá hình thức bảo vệ và khuyến khích nhân dân phát hiện đấu tranh chống các tệ nạn tham nhũng.

Tóm lại: Đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả là góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh hoá nền hành chính công. Đây là con đường quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế. Chống tham nhũng là trực tiếp làm giảm thiểu thất thoát tài sản công, có thêm vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, cho tái sản xuất phát triển, góp phần trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện công bằng xã hội.

Trên đây là một số phương hướn và giải pháp nhằm thực hiện tốt công bằng xã hội trong thời gian tới. Hy vọng rằng thực hiện tốt các giải pháp trên là điều kiện để đảm bảo công bằng xã hội cho nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Công bằng xã hội là một mục tiêu quan trọng của sự nghiệp phát triển xã hội. Song, việc thực hiện mục tiêu này là một quá trình lâu dài à gian khổ trong suốt chiều dài lịch sử. Nội dung hay tiêu chí của công bằng xã hội có tính lịch sử cụ thể, tức là nó phụ thuộc vào chế độ kinh tế và sự phát triển kinh tế - văn hoá của xã hội.

Có thể thấy, thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta khác về chất so với thực hiện công bằng xã hội ở nhưng nước tư bản chủ nghĩa. Theo đó, kinh tế thị trường tạo điều kiện để thực hiện công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tham gia làm kinh tế và tạo thuận lợi để phát triển giáo dục, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người.

Tuy nhiên, trong quá trình ận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng xuất hiện những hạn chế trong quá trình thực hiện công bằng xã hội như: Kinh tế thị trường làm cho hiện tượng chênh lệch giàu - nghèo ngày càng gia tăng; thất nghiệp, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại có cơ hội phát triển...

Đứng trước thực trạng đó, để giải quyết những hạn chế trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu như: thực hiện công bằng trong phân phối, đảm bảo sự bình đẳng cho các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; khuyến khích làm giàu chính đáng đi dôi với xoá đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt các chính sách xã hội về tiền lương, bảo hiểm, việc làm, giáo dục đào tạo, đặc biệt là phải chống tham nhũng, buôn lậu.

Thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ là điều kiện để tiến nhanh đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

2. Nguyễn Thị Báo (2007), “Đảm bảo quyền con ngừơi trong thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (10).

3. Bộ Nội vụ - Học viện Hành chính quốc gia (2006), Tài liệu đào tạo tiền công vụ (tập 4) - Quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội.

4. Richard Bergerôn (1995), Phản phát triển cái giá của chủ nghĩa tự do,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Trần Minh Châu và Vũ Văn Phúc (2001), Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội..

6. “Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam đang bị nới rộng”, Http://www.tin 247.com.

7. “Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam, Http:// ncseif. Gov.Vn.

8. “Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2009: chông gai phía trước”, Http://haiduongintrade.vn.

9. Mai Ngọc Cường (2001), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nướ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thâth, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (13/12/2006), “Phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Báo điện tử.

17. Nguyễn Hữu Hải (2007), “Công bằng xã hội trong chính sách bảo trợ xã hội với tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Cộng sản, (10).

18. Lương Việt Hải (2004), “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Taph chí Triết học, (4).

19. “Hàng lậu vẫn ồ ạt vào Việt Nam”, Giadinh.net.

20. Nguyễn Minh Hoàn (2004), “Vai trò của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Tạp chí Triết học, (4).

21. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam - Trung tâm biên soạn từ đển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam.

22. Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội

(1976), Nxb. Sự thật, Hà Nội.

23. Nguyễn Tấn Hùng (1996), “Vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (7).

24. “Kinh tế 2005-2006 Việt Nam và thế giới” (2006), Thời báo kinh tế Việt Nam.

26. Đặng Thị Loan, Lê Du Phong, Hoàng Văn Hao (đồng chủ biên, 2007),

Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) thành tựu và những vấn đề đặt ra, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

27. Trịnh Duy Luân và Bùi Thế Cường (2001), “Về phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, (2).

28. Lê Bộ Lĩnh (chủ biên, 1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu Á và Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Tập 33, Nxb. Tiến Bộ Matxcơva.

30. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Tuyển tập, tập 4, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 31. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tuyển tập, tập 19, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10 Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Bùi Văn Nhơn (2007), “Công bằng xã hội mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng ta”, Tạp chí Cộng sản, (9).

40. Nguyễn Thị Nga (10/2005), “Công bằng xã hội ở nước ta hiện nay - một số thành tựu và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị.

41. Nguyễn Thị Nga (2006), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mớ i- Vấn đề và giải pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

43. Lương Xuân Quỳ (chủ biên, ), Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam”.

44. Lương Xuân Quỳ (chủ biên, 2006), Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

45. Lê Hữu Tầng (1996), “Về công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản, (9).

46. Hữu Tầng (chủ biên, 1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội,

Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

47. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh Miền Trung (2000), Sách tham khảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. “Tham nhũng tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”. Http://www. Vnn- news. Com.

49. “Tham nhũng”, HTTP://VI.WIKIPEDIA.ORG.

50. Hoàng Thị Thành (1998, chủ biên), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 51. Hoàng Thị Thành (10/2005), “Trung Quốc thực hiện kết hợp công bằng xã

hội với tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Lý luận chính trị.

52. Mai Hữu Thực (chủ biên, 2004), Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Nguyễn Văn Thường (chủ biên, 2004), Một số vấn đề kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới (sách tham khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Lê Danh Tốn (1/2008), Giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh

Đảng Cộng Sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (1986-2007) – Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị.

55. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

56. Vũ Anh Tuấn (2001), Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

57. Vũ Quốc Tuấn (01/5/2008), “Công bằng xã hội”, Thời báo kinh tế Sài Gòn online.

58. “Xếp hạng tham nhũng thế giới 2008”: Việt Nam lên 2 bậc.

Http://Vietnamnet.Việt Nam/Chinhtri/2008.

59. Võ Khánh Vinh (2/1991), “Nguyên tắc công bằng và các hình thức thể hiện của nó trong pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)