2.2. Tổng quan về vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp
2.2.2. Kinh tế tư nhân với việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hoá
ngắn ở Việt Nam
Sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta kể từ sau Đại hội Đảng IV đã góp phần tạo ra đà tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Hưởng ứng chủ trương “mở cửa” nền kinh tế, chuẩn bị từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng có sự khởi sắc và phát triển linh hoạt, năng động đáp ứng các điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện đại. Cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta đã được tạo mọi điều kiện phát triển bình đẳng và khẳng định được vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tiền đề đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo hướng rút ngắn về mặt thời gian và nâng cao trình độ của nền sản xuất. Với những đặc thù trong lịch sử phát triển kinh tế đất nước, trước yêu cầu rút ngắn quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân thể hiện vai trò quan trọng ở các mặt sau:
•Về thúc đẩy chuyển giao công nghệ
Ngày nay, vai trò, ý nghĩa đặc biệt và thực tiễn phát triển của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế là không thể phủ nhận được. Khoa học công nghệ là một trong các mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, nhưng nó cũng chính là phương tiện để thực hiện quá trình công nghiệp hoá rút ngắn. Trong bối cảnh hiện tại, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam mới đang ở điểm xuất phát thấp và có xu hướng ngày càng tụt hậu. Trước thực tế đó, nâng cao tiềm lực công nghệ nội sinh là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, xã hội hoá hoạt động hợp tác và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển. Tiếp thu được trình độ khoa học công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển qua con đường chuyển giao công nghệ có thể giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tiếp cận tới nền khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới một cách nhanh chóng hơn, tiến tới tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Khu vực kinh tế tư nhân, với nét đặc trưng là rất linh hoạt và năng động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động lựa chọn phương thức và phạm vi hoạt động, tận dụng mọi khả năng có thể để vươn tới mục tiêu lợi nhuận một cách hiệu quả nhất, nhanh gọn nhất. Đặc tính này tạo ra cho khu vực kinh tế tư nhân tiềm năng hấp thụ công nghệ từ bên ngoài rất lớn, đây là con đường ngắn nhất để có thể bắt kịp trình độ phát triển của nền sản xuất quốc tế nói chung và trình độ phát triển khoa học công nghệ trên thế giới nói riêng. Với quy mô đại đa số là vừa và nhỏ, cơ chế quản lý đơn giản và linh hoạt, các doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng tiếp cận với với các đối tác nước ngoài để tiến hành mở rộng các hoạt động sản xuất của mình dưới các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tuân thủ mọi quy tắc luật pháp của quốc gia và quốc tế. Từ những đối tác này, nguồn thiết bị, máy móc từ bên ngoài - thường là có trình độ và chất lượng
cao hơn so với các thiết bị đã lỗi thời từ thời bao cấp - chuyển vào nội địa và gia nhập vào nền sản xuất trong nước, dưới nhiều hình thức như mua, thuê, góp vốn sản xuất... Quá trình chuyển giao công nghệ này chỉ đòi hỏi thời gian ngắn và diễn ra nhanh gọn nhằm tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí để có thể ngay lập tức đưa vào quy trình sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao nhất và thu hồi vốn trong thời gian ngắn nhất. Do quy mô sản xuất của các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân thường nhỏ, sự chuyển giao công nghệ này thường nhanh chóng thích ứng với quy trình sản xuất của doanh nghiệp và phát huy được ưu thế rõ rệt so với công nghệ cũ.
Các doanh nghiệp tư nhân đã có uy tín ở nước ta hiện nay luôn chủ động tăng cường khả năng cải thiện công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm nổi bật đạt tiêu chuẩn quốc tế, đã có thương hiệu riêng và giành được chỗ đứng trên thị trường thế giới như bánh kẹo Kinh Đô, giày dép Bitis, cà phê Trung Nguyên... đều là những sản phẩm của các doanh nghiệp sớm tiếp cận với nguồn công nghệ từ nước ngoài, được sản xuất theo dây chuyền hiện đại và đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Các sản phẩm gắn với thương hiệu riêng khác như máy ổn áp Lioa, bút bi Thiên Long, nội thất Hoà Phát, may mặc Việt Tiến... cũng đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và dần vươn ra các thị trường khác trong khu vực.
• Về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
Chúng ta đều biết rằng mục đích và động lực của khu vực kinh tế tư nhân là hiệu quả, lợi nhuận, họ luôn tìm kiếm, phát hiện các ngành, lĩnh vực, mặt hàng xã hội đang thiếu, đang cần đầu tư sản xuất, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để có ưu thế trong cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận. Do vậy, hoạt động của kinh tế tư nhân chủ yếu tập trung vào những ngành có mức lợi nhuận cao,
khả năng quay vòng vốn nhanh, dễ cải tiến máy móc thiết bị như các ngành công nghiệp chế biến nông sản và thuỷ sản, khai thác, xây dựng, kinh doanh thương mại, khách sạn và các ngành dịch vụ khác. Xu hướng của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới được dự báo là tiếp tục phát triển các ngành nghề trên, nhờ có sẵn kinh nghiệm và thị trường trong nước với nhu cầu cao và nhiều tiềm năng. Như vậy, thông qua sự linh hoạt trong khả năng phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả, khu vực kinh tế tư nhân đã tham gia tích cực và hiệu quả vào việc xác lập lại cơ cấu đầu tư cho phù hợp với những đòi hỏi của công nghiệp hoá rút ngắn, thể hiện ngay trong sự thay đổi cơ cấu đầu tư trong nội bộ khu vực kinh tế tư nhân.
Hoạt động của kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực trên rõ ràng có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, các ngành chế biến nông - lâm - thuỷ sản hay các ngành xây dựng trong khu vực kinh tế tư nhân cũng phát triển mạnh, góp phần giải quyết đầu ra cho các ngành sản xuất khác, nhất là nông nghiệp. Ngành nông nghiệp nhờ vậy cũng có động lực tăng trưởng sản lượng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho các ngành chế biến, thường là các ngành có định hướng xuất khẩu.
Cùng với xu hướng chuyển dần lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân cũng có tác động rõ rệt tới việc thu hút lao động ở nông thôn vào các hoạt động phi nông nghiệp. Điều này cũng góp phần làm giảm tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Lĩnh vực nông thôn với đại bộ phận lực lượng sản xuất là thuộc khu vực kinh tế tư nhân, đã và đang được biến đổi theo hướng phân vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ sinh học (cây, con, giống, phương pháp canh tác tiên tiến), cơ giới hoá sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, điện khí hoá nông thôn, mở rộng các
ngành nghề... Từ đó, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu các ngành kinh tế sẽ giảm tương đối (trong khi giá trị tuyệt đối vẫn tăng).
Bảng 2.5 : Cơ cấu ngành nghề kinh tế trong GDP qua các năm
(Đơn vị tính %)
Tổng sản phẩm trong nước
(tỷ đồng)
Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1990 41.955 38,74 22,67 38,59 1995 228.829 27,18 28,76 44,06 1998 361.017 25,78 32,49 41,73 2000 441.646 24,53 36,73 38,74 2002 536.098 22,99 38,55 38,46
Nguồn: Tổng cục thống kê - Niên giám Thống kê năm 2002
• Về huy động và sử dụng vốn
Trong quá khứ, để phát triển kinh tế và tiến hành công nghiệp hoá theo kiểu cổ điển, các quốc gia phát triển trên thế giới đã phải trải qua hàng trăm năm tích luỹ tư bản, khi đó vốn đóng vai trò quyết định. Ngày nay, trong công cuộc phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá theo kiểu rút ngắn, vốn vẫn còn là một tiền đề vô cùng quan trọng. Ở nước ta, kể từ sau đổi mới, do bản tính nhạy cảm trong kinh doanh và mục đích doanh lợi, kinh tế tư nhân ngày càng mạnh dạn tham gia và tiến tới tìm mọi cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, do đó trực tiếp hay gián tiếp đã góp phần khai thác các năng lực sản xuất tiềm ẩn sẵn có trong nền kinh tế, phát huy được nội lực phục vụ yêu cầu đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá. Để đầu tư kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự tích luỹ, các doanh nghiệp tư nhân còn tìm mọi biện pháp để huy động vốn từ nhiều nguồn, góp phần làm phong phú thêm thị trường tài chính và đầu tư. Lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư, từ bạn bè, họ hàng thân
nhân trong nước và nước ngoài được các chủ doanh nghiệp tư nhân huy động một cách tích cực và hiệu quả nhằm sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.6 : Vốn đầu tƣ phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân
(Đơn vị tính: tỷ đồng) 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 72.447,0 151.183,0 170.496,0 199.104,5 231.616,0 275.000 Kinh tế ngoài quốc doanh (*) 20.000,0 34.593,7 38.512,0 52.111,8 68.688,6 84.900 Tỷ lệ (%) 27,6 22,9 22,6 26,2 29,7 30,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê - Cơ cấu vốn đầu tư phát triển - Niên giám Thống kê 1995, 2000, 2004
(*)Kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm cả kinh tế tập thể, với tỷ trọng không đáng kể
Các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân luôn rất “nhạy cảm” trong lựa chọn dự án, ngành nghề đầu tư theo “tín hiệu” của thị trường và luôn tìm mọi cách để đồng vốn lưu chuyển và sinh lời nhiều nhất trong khả năng cho phép. Do vậy, trong những năm qua, lượng vốn tham gia đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên không ngừng.
Theo các số liệu trên, so với mức 20.000 tỷ đồng của năm 1995, sau khi Luật Doanh nghiệp đi vào hiệu lực, số vốn do kinh tế tư nhân huy động vào phục vụ sản xuất kinh doanh đã tăng gấp 1,7 lần sau 5 năm. Mặc dù có giảm về tỷ trọng trong cơ cấu đầu tư phát triển toàn xã hội (22,9% so với 27,6%), nhưng sự giảm này là do sự tham gia và lớn mạnh nhanh chóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế. Trên thực tế, cùng với sự
gia tăng trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, sau năm 2000, khu vực kinh tế tư nhân luôn có sự tăng trưởng ổn định trong đầu tư phát triển. Đến hết năm 2004, vốn đầu tư phát triển của kinh tế tư nhân đã đạt khoảng 84.900 tỷ đồng, chiếm 30,9% tổng lượng đầu tư toàn xã hội (tỷ lệ này đối với khu vực kinh tế nhà nước là 50,4% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 18,7%) Số liệu trên đã minh chứng cho vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân trong quá trình tích luỹ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn.
• Về sử dụng và phát triển nguồn lực con người
Con người là một nguồn lực rất quan trọng và mang ý nghĩa quyết định trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở nước ta đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ những người lao động có kỹ thuật, kỷ luật, có kỹ năng lao động thành thục, trong đó lực lượng trí thức đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Sự phát triển về nguồn lực con người ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hàm lượng chất xám trong một đơn vị sản phẩm và sức sản xuất của nền kinh tế.
Cùng với sự gia tăng về số lượng cơ sở, quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực, phạm vi hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, số lao động thu hút vào làm việc ở đây ngày càng tăng. Do khu vực tư nhân có khả năng đổi mới công nghệ nhanh chóng, thích ứng với điều kiện sản xuất kinh doanh mới, đội ngũ người lao động trong khu vực này cũng nhanh chóng được nâng cao về trình độ, kỹ năng lao động - tham gia có hiệu quả vào quá trình đào tạo, nâng cao trình độ của lực lượng lao động xã hội. Bên cạnh đó, để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp tư nhân phải luôn tìm ra những biện pháp tổ chức lao động, quản lý sản xuất có hiệu quả nhất, vì vậy kỷ luật lao động
được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chính điều này đã góp phần vào việc đào tạo nên đội ngũ người lao động có kỹ năng và tác phong công nghiệp hiện đại.
Đặc biệt, tầng lớp chủ doanh nghiệp nói chung hiện nay đang được xem như lực lượng cốt cán tiên phong trong công cuộc thúc đẩy phát triển kinh tế, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá. Vai trò của các chủ doanh nghiệp tư nhân ngày càng được đề cao và coi trọng. Phần lớn trong số họ là những người có đầu óc kinh doanh, có khả năng về vốn; lao động của chủ doanh nghiệp tư nhân là loại lao động quản lý và thường thuộc về năng khiếu “bẩm sinh” nhiều hơn là qua kết quả đào tạo. Đây chính là “linh hồn”, là chủ thể của lực lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, là nhân tố đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của khu vực này nói chung, và của lực lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Nguồn gốc xuất thân của tầng lớp đặc biệt trong lực lượng lao động này rất đa dạng, có thể từ tầng lớp tư sản cũ đã bị cải tạo, có thể là công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ đảng viên, cán bộ hưu trí... chuyển sang kinh doanh. Một bộ phận khá lớn trong số họ ra đời bởi sự phân hoá từ kinh tế tập thể, hoặc tách ra từ kinh tế nhà nước. Sự xuất hiện của nhóm chủ doanh nghiệp này kéo theo sự di chuyển lao động (gồm các cán bộ kỹ thuật và công nhân) có trình độ cao từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân. Từ các thực tế trên có thể thấy rằng, sự năng động, quyết đoán, khả năng hoạt động độc lập và sự thích ứng nhanh chóng của các chủ doanh nghiệp tư nhân trong điều kiện kinh tế thị trường, có tác động rất lớn tới sự phát triển của kinh tế tư nhân, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
• Về phát triển các thị trường trong nước và nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế
Kinh tế tư nhân rất nhạy cảm với những tín hiệu của nền kinh tế thị trường, bởi bản năng linh hoạt thích ứng với cơ chế thị trường và sự “thẩm
thấu” đặc biệt trước các quy luật thị trường trong suốt quá trình vận hành và phát triển. Hơn nữa, khu vực kinh tế này có sự tham gia đều khắp vào các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế với phạm vi rộng lớn, cho nên có thể coi đây là một chủ thể quan trọng tham gia thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tư nhân đã phát triển được vai trò vừa là nhà sản xuất vừa là nhà tiêu dùng, vừa đóng vai trò là nguồn cung ứng một phần sản lượng đầu vào đồng thời cũng là nguồn tiêu thụ một phần sản lượng đầu ra