Những hạn chế trong việc phát triển kinh tế tư nhân góp phần thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở việt nam (Trang 69)

hiện công nghiệp hoá rút ngắn

2.3.2.1. Hạn chế từ năng lực nội tại của khu vực tư nhân

• Hạn chế do trình độ phát triển:

- Hiện tại khu vực kinh tế tư nhân của nước ta mới ở trình độ thấp của sự phát triển, tồn tại trong nền kinh tế dưới loại hình kinh tế hộ gia đình - cá thể còn chiếm đại đa số, hình thức doanh nghiệp tư nhân tuy đã phát triển mạnh từ sau Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ là chủ yếu. Các doanh nghiệp một chủ, công ty trách nhiệm hữu hạn thường có trình độ và kỹ năng quản lý thấp, không thu hút được nhiều lao động có tay nghề và trình độ cao. Các doanh nghiệp cổ phần hoá đã có cơ sở vững chắc từ trước thì hầu hết mới thoát thai từ cơ chế bao cấp, vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng trông chờ sự che chở và hỗ trợ từ phía Nhà nước.

- Hoạt động kinh doanh nói chung còn nhiều biểu hiện manh mún, chụp giật, chưa hướng vào quỹ đạo phát triển lâu dài, tính liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp vẫn còn thấp do bị ảnh hưởng bởi cơ chế kinh tế cũ, chưa thích nghi được với điều kiện phát triển mới theo cơ chế thị trường hướng hội nhập. Tư duy phát triển theo cấu trúc “mạng” vẫn còn là khái niệm xa lạ đối với khu vực kinh tế tư nhân, do vậy khả năng phát huy được sức mạnh trên cơ sở phát huy lợi thế, chuyên môn hoá trong sản xuất là rất thấp.

Với trình độ phát triển như vậy, việc huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh sẽ khó đạt được hiệu quả tối ưu. Các chủ thể trong khu vực kinh tế tư nhân cũng bị hạn chế rất nhiều trong việc thích nghi với nền kinh tế thị trường hiện đại và hướng tới phát triển theo xu thế hội nhập, những điều kiện cơ bản của quá trình công nghiệp hoá rút ngắn.

• Hạn chế về quy mô và trình độ công nghệ:

- Trong những năm qua, kinh tế tư nhân ở Việt Nam mới chủ yếu phát triển theo bề rộng, mà điển hình là tăng thêm số lượng doanh nghiệp. Về mặt quy mô và trình độ công nghệ (thể hiện trên mức vốn đầu tư cho một lao động) thay đổi không đáng kể.

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu về quy mô lao động, nguồn vốn và đầu tƣ thiết bị bình quân một lao động của doanh nghiệp tƣ nhân

Chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002

Lao động bình quân/ doanh nghiệp (người/doanh nghiệp)

- 30 30 31

Vốn bình quân/1doanh nghiệp

(tỷ đồng)

- 3 4 4

Đầu tư bình quân/ 1lao động

(triệu đồng)

- 33 38 43

Doanh thu bình quân/ 1lao động (triệu đồng)

- 195 206 214

Nguồn: theo Tổng cục thống kê(*)

* Số liệu trong bảng này là tính toàn bộ cả khu vực ngoài quốc doanh nội địa, với tỷ trọng của khu vực kinh tế tập thể là không đáng kể

Tuy phần lớn doanh nghiệp tư nhân đã nhận thức được vai trò của yếu tố khoa học công nghệ đối với sản xuất, nhưng do khó khăn mặt bằng sản xuất, thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ và định hướng, đặc biệt khó khăn về vốn mà số lượng doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại để thay thế công nghệ cũ là rất ít. Còn đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao thì hầu như không có.

Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân là rất thấp. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, đến đầu năm 2002, khu vực ngoài quốc doanh (bao gồm cả kinh tế tập thể) mới có 8.634 doanh nghiệp có kết nối Internet (chiếm 40%); 947 doanh nghiệp có website giao dịch (chiếm 4,4%) và 1.966 doanh nghiệp (chiếm 9,16%) có thực hiện giao dịch thương mại điện tử, trên tổng số 21.468 doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thích nghi với kinh tế thị trường hiện đại và kinh tế tri thức.

• Hạn chế trong khả năng tạo vốn

Khả năng tạo vốn bằng năng lực nội sinh trong khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta nhìn chung còn ở mức độ hạn hẹp. Sau gần 20 năm đổi mới, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã hình thành và phát triển chủ yếu từ những nguồn vốn sau:

- Nguồn vốn tự tích luỹ của dân chúng

- Nguồn vốn bên ngoài do thân nhân là Việt kiều ở nước ngoài gửi về hoặc lợi nhuận từ việc kinh doanh ở nước ngoài chuyển về đầu tư.

- Nguồn vốn phi pháp, chủ yếu là chảy ra từ công quỹ nhà nước hoặc từ các hoạt động lợi dụng kẽ hở của luật pháp để đầu cơ trục lợi. Trong số đó, lượng mang ra đầu tư chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Nguồn vốn “chui” do chuyển từ các nguồn ở nước ngoài về cho người Việt Nam ở trong nước đầu tư.

- Nguồn vốn tích luỹ do kết quả kinh doanh tạo ra và vốn vay của ngân hàng.

Trên thực tế, các nguồn vốn thứ ba và thứ tư đã bị hạn chế, do không nằm trong khuôn khổ cho phép của luật pháp. Các nguồn tạo vốn chính đáng khác, do một số trở ngại về mặt cơ chế vẫn chưa được phát huy. Chỉ có nguồn vốn từ kết quả kinh doanh đem lại là vẫn đang có triển vọng. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2000 lợi nhuận trước thuế của cả khu vực kinh tế tư nhân đạt 1.772 tỷ đồng, năm 2001 đạt 3.401 tỷ đồng, năm 2002 đạt 5.109 tỷ đồng. Tính chung trong 3 năm này, lợi nhuận trước thuế của khu vực kinh tế tư nhân là 10.282 tỷ đồng. Phần lớn trong nguồn lợi nhuận này sau khi trừ đi các khoản thuế, sẽ được tiếp tục đầu tư vào mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Hạn chế do bản thân các chủ doanh nghiệp

Do tính thiếu nhất quán trong các chủ trương phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do sự thiếu đồng bộ trong các chính sách và công cụ thực thi chính sách, nên tâm lý chung của các chủ doanh nghiệp tư nhân là vẫn còn e ngại, cũng như vẫn tồn tại sự mặc cảm về thái độ và cách đối xử của xã hội đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân. Các chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa xoá bỏ hết tâm lý mặc cảm của những lần cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với họ, vẫn tồn tại suy nghĩ Nhà nước xã hội chủ nghĩa muốn xoá bỏ, kìm chế phát triển và duy trì phân biệt đối với kinh tế tư bản tư nhân trước đây.

Khả năng huy động và thu hút vốn từ các nguồn khác nhau bị giới hạn bởi năng lực và thái độ kinh doanh (tất nhiên có cả các yếu tố từ môi trường thể chế) cũng khiến thực lực kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong khu vực tư nhân vẫn cố tình kinh doanh thiếu lành mạnh, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách, bất chấp pháp luật và đạo lý kinh doanh.

Một số chủ doanh nghiệp còn gian lận thương mại, kê nợ tín dụng và nợ thuế kéo dài hoặc không mở sổ sách đầy đủ, né tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Thậm chí có một số lợi dụng sơ hở, móc ngoặc với các phần tử tha hoá ở các khu vực thuộc các thành phần kinh tế khác, lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và của đối tác, gây hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến khu vực kinh tế này.

Tuy đội ngũ chủ doanh nghiệp phần lớn đã qua môi trường kinh doanh (khoảng 42% từ khu vực nhà nước về hưu và mất sức, 43,4% thuộc các thành phần ngoài quốc doanh), nhưng nhìn chung trình độ của các chủ doanh nghiệp tư nhân còn thấp, ít được đào tạo về văn hoá và nghiệp vụ quản lý (xem Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Trình độ của đội ngũ chủ doanh nghiệp tƣ nhân

(Đơn vị tính: %)

Trình độ nghiệp tư Doanh nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Đại học trở lên Trung học

Công nhân kỹ thuật Không bằng cấp 1,9 6,9 6,6 84,6 8,6 10,3 3,1 78,0 1,3 3,4 1,7 93,6

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 262, 3/2000, tr.22

Tóm lại, các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta đang trong quá trình hình thành và còn non yếu về thực lực. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ: Kinh tế tư nhân đang vào thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh thị trường, nhất là trong bối cảnh và điều kiện cụ thể của một nền kinh tế ngày càng “mở”, mà đối thủ chính của họ là các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia đang có cơ hội thâm nhập trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế.

Trong bối cảnh mở cửa, đối mặt với cạnh tranh quốc tế quyết liệt, ngay từ khi mới hình thành, phần lớn các doanh nhân Việt Nam đều có tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Đây là một trong những động cơ thúc đẩy họ vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ góc độ kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là một bộ phận trong kinh tế nhiều thành phần, là chủ thể trong một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội, Nhà nước cần có giải pháp hữu hiệu để thành phần kinh tế này thực sự hội nhập và cùng phát triển trong cộng đồng kinh tế - xã hội ở nước ta.

2.3.2.2. Những vấn đề thuộc về môi trường thể chế

• Luật Doanh nghiệp vẫn cần một số sửa đổi, bổ sung theo hướng nhất quán trong các vấn đề liên quan đến việc xoá bỏ phân biệt đối xử, bảo đảm tính ổn định, cụ thể và minh bạch của pháp luật. Được chính thức đi vào hiệu lực ngày 1-1-2000, thay cho Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, Luật Doanh nghiệp được sự chỉ đạo kiên quyết thực hiện, đi liền với việc ban hành, bổ sung, hoàn thiện dần các văn bản dưới luật; đặc biệt là việc xoá bỏ hơn 150 loại “giấy phép con” trong thời gian qua đã có tác động tích cực thúc đẩy phát triển vượt bậc của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, còn không ít những quy định chưa rõ ràng, chưa đồng bộ và cụ thể, chưa phù hợp với trình độ của khu vực kinh tế tư nhân, khiến cho việc triển khai thực thi Luật một cách sâu và rộng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, Luật Doanh nghiệp sau hơn 4 năm thực hiện vẫn chưa đạt được hiệu lực đồng đều tại các vùng, cơ chế “dân chủ” do Luật tạo ra vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc ở một số địa phương.

Một số điều quy định của các luật chuyên ngành được ban hành từ trước, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời, không phù hợp với Luật Doanh nghiệp, do vậy khó thực hiện, nhiều văn bản dưới luật còn chồng chéo, chưa rõ ràng và đôi khi không nhất quán (chẳng hạn về danh mục ngành nghề đăng

ký kinh doanh, quy định vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề và giấy phép kinh doanh, các điều khoản thay đổi thành viên, thay đổi tên doanh nghiệp...). Một số quy định có liên quan về mặt quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân còn thể hiện sự lúng túng, bất cập, chưa phù hợp với trình độ và quy mô phát triển của các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân (các quy định về chế độ báo cáo tài chính, về tiền lương, quy định về lao động, bảo hiểm xã hội, công đoàn phí...)

• Môi trường tâm lý xã hội còn chưa được quan tâm cải thiện:

Mặc dù chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó chú trọng phát triển kinh tế tư bản tư nhân, đã nhiều lần được khẳng định nhưng chủ trương này chậm được cụ thể hoá thành một hệ thống để có cơ chế, chính sách thích hợp. Cụ thể là:

- Quan niệm về kinh tế tư nhân nói chung, đặc biệt là về kinh tế tư bản tư nhân còn đang trong quá trình cụ thể hoá. Ngoại trừ quan niệm về tư bản tư nhân đã sử dụng trong các thời kỳ cải tạo tư sản trước đây, các văn kiện gần đây của Đảng và Nhà nước vẫn chưa đưa ra một quan niệm cụ thể, có tính chuẩn mực để định hình các tiêu thức xác định thành phần tư bản tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Về lý luận, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào làm sáng tỏ vấn đề này sau chủ trương của Hội nghị Trung ương 5 khoá IX.

- Trên thực tế, vẫn còn quan điểm phân vân, e ngại sự phát triển của kinh tế tư bản tư nhân sẽ mâu thuẫn với yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa, tự nó sẽ làm nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có vấn đề chính trị, giai cấp... Quan niệm về kinh tế tư nhân, vai trò, vị trí của nó trong xã hội vẫn chưa được xác định rõ ràng. Điều này gây hiệu ứng không nhỏ tới đội ngũ chủ doanh nghiệp, tới khả năng gắn kết và tương hỗ của khu

vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác, hạn chế khả năng phát triển và đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế.

- Sự thay đổi các chính sách thường xuất phát từ các yêu cầu của quá trình đổi mới và phát triển, trong khi cơ chế quản lý thích ứng chưa được cải thiện cho phù hợp. Tính thiếu nhất quán và không đồng bộ giữa hệ chính sách và cơ chế quản lý đã gây không ít trở ngại trong hoạt động kinh doanh, đầu tư của các chủ doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng suy giảm lòng tin của giới doanh nghiệp tư nhân vào triển vọng được phát triển lâu dài trong môi trường thuận lợi và ổn định.

• Về bộ máy quản lý và thực hiện chính sách:

Công tác quản lý và triển khai thực thi chính sách:

Hiện vẫn tồn tại tình trạng thiếu sự thống nhất và phối hợp giữa các Bộ ngành và các cấp quản lý. Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển trong khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, có trường hợp gây khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp. Đa số các trường hợp, các doanh nghiệp phải chi trả những khoản “phí” không nhỏ; một trong những hệ quả tất yếu điển hình là hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp nhằm bù lại phí tổn đó, như là một sự “trả đũa” đương nhiên đối với bộ máy công quyền; điều này cũng gây tác hại không nhỏ về mặt tâm lý cho các chủ doanh nghiệp tư nhân, nhất là khi họ còn đang mặc cảm về một sự “kỳ thị” và chịu sự phân biệt đối xử.

Về phía Nhà nước, do nhiều đầu mối quản lý nên thường xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý. Các cơ quan quản lý ỷ vào nhau, đưa ra những yêu cầu thậm chí trái ngược nhau, và thường được bổ sung vào hệ thống văn bản dưới luật mà phải qua một thời gian dài, sự bất cập này mới được cơ quan quản lý cấp trên phát hiện, và điều chỉnh. Một số cán bộ đã lợi dụng tình trạng này để sách nhiễu doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của bộ máy vì thế

chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của một nền kinh tế thị trường thực sự năng động, môi trường pháp lý khó có thể mở ra một cách “thông thoáng” thực sự.

Công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kéo dài và không đúng chức năng còn khá phổ biến, gây phiền hà cho khu vực tư nhân. Hiện nay có quá nhiều tổ chức thanh tra doanh nghiệp tư nhân, ở nhiều cấp khác nhau tham gia, bao gồm: thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán... Đội ngũ này bao gồm nhiều loại cán bộ khác nhau như cán bộ thanh tra nhà nước các cấp, cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá rút ngắn ở việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)