CHƯƠNG 3 CÁ NGỪ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
5.1. Đánh giá thị trường
5.1.1. Thuận lợi
Kể từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận (3/2/1994) và bình thường hóa mối quan hệ với Việt Nam (11/7/1995), tình hình giao thương giữa hai nước Mỹ - Việt ngày càng có nhiều khởi sắc và những bước tiến ấn tượng. Cụ thể, từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ BTA được thông qua vào tháng 12/2001, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, mở ra những cơ hội to lớn cho những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ nói chung, và mặt hàng cá ngừ nói riêng. Từ năm 2016-2020, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cá ngừ mã HS 030487 của Việt Nam sang thị trường Mỹ liên tục tăng từ 64,718 triệu USD đến 151,518 triệu USD, đến năm 2020 thì giảm xuống còn 100,213 triệu USD do ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch Covid 19; còn trong chín tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã đạt tới 297,474 triệu USD, đồng thời Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu lớn thứ hai (chiếm 31%) chỉ sau Indonesia (chiếm 44%), và vượt xa các nước khác (theo số liệu của ITC). Có thể thấy, nhu cầu về tiêu thụ cá ngừ đông lạnh của người dân Mỹ liên tục tăng theo thời gian, dù rằng Mỹ đứng thứ 8 trong danh sách những quốc gia đánh bắt nhiều cá ngừ nhất trên thế giới (2018), nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, lượng tiêu thụ cá ngừ nói chung tại Mỹ chiếm tới 1/3 tổng lượng tiêu thụ hải sản; khởi đầu loạicá cung cấp cho quân đội trong Thế Chiến thứ nhất, cá ngừ đã trở thành hải sản được yêu thích thứ hai chỉ sau tôm. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì cá ngừ có hương vị thơm ngon, dịu nhẹ, giàu Omega 3,6,9 và DHA rất tốt cho não bộ và tăng cường trí thông minh. Dự đoán, trong tương lai, việc tiêm chủng mở rộng và gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ sẽ khiến nhu cầu đối với mặt hàng cá ngừ đông lạnh có xu hướng tăng nhanh và mạnh mẽ, không chỉ ở phân khúc dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, mà cả ở phân khúc bán lẻ., nhất là khi thời điểm sắp tới rơi vào các mùa lễ. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ.
Thêm vào đó, sản phẩm phile cá ngừ đông lạnh của Việt Nam (10,25 USD/kg) có giá cạnh tranh tốt và tương đối ổn định so với các nước như Philippines (12,44 USD/kg)
, Indonesia (10,91 USD/kg) hay Thái Lan (10,68 USD/kg), Việt Nam cũng đồng thời được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, dù rằng hai nước Mỹ và Việt Nam chưa ký kết hiệp định thương mại tự do song phương nào. Thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ rơi vào khoảng 67.500 USD/năm (2020), như vậy mặt hàng này có giá cả tương đối rẻ đối với người tiêu dùng Mỹ. Hệ thống phân phối ở Mỹ cũng rất hiện đại và tiện lợi, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được mặt hàng này.
Tiếp nữa, dù rằng Mỹ là một thị trường khó tính nhưng mặt hàng cá ngừ Việt Nam hiện đang ngày một khẳng định vị thế của mình trên thị trường toàn cầu khi mà Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 140 nước trên thế giới (2017), điều này chứng tỏ cá ngừ Việt có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, nhiều cơ sở, công ty chế biến tại Việt Nam đã đạt được những chứng nhận và tiêu chuẩn quản trị quốc tế như USDC (chứng nhận Cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình kiểm soát và đánh giá thủy hải sản của Bộ Thương mại Mỹ), HACCP (tiêu chuẩn Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn),... là những tấm vé thông hành giúp các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng thủy sản nói chung vào thị trường này. Thêm vào đó, việc VINATUNA (Hiệp hội cá ngừ Việt Nam) và WWF Việt Nam triển khai Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế GDST (8/2020) sẽ giúp làm rõ các thông tin từ tàu nguyên liệu cho đến lô hàng, đảm bảo xác minh nguồn gốc hợp pháp, tăng tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu sự lo lắng của người tiêu dùng Mỹ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.1.2. Khó khăn
Nhưng để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, nhất là khi hàng rào phi thuế quan có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp.
Đầu tiên, thị trường Mỹ ở quá xa Việt nam, chí phí vận tải và bảo hiểm lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hoá từ Việt Nam đưa sang Mỹ tăng lên, giá bán lẻ phile cá ngừ cũng vì thế mà tăng theo, làm cho khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt thêm khó khăn. Đặc biệt trong thời điểm dịch covid vẫn đang diễn ra căng thẳng và phức tạp trong thời gian vừa rồi, khi mà nhu cầu vận chuyển vẫn tăng cao nhưng tần suất vận chuyển lại ít đi khiến chi phí vận chuyển càng trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Liên tục khan hiếm container rỗng và container lạnh, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn ở Hoa Kỳ cũng khiến việc giao thương bị cản trở. Các chuyên gia kinh tế tại Mỹ cũng dự đoán,
tình trạng khó khăn, tắc nghẽn về vận tải sẽ kéo dài đến giữa năm 2022. Và nếu trong thời gian tới dịch covid lại tiếp tục lan rộng với biến chủng mới Omicron, thì khả năng cao nhiều đơn hàng hàng xuất khẩu khẩu sang Mỹ sẽ bị hủy bỏ và dồn ứ, tình hình xuất khẩu lại trở nên ảm đạm.
Tiếp đến phải xét đến những những quy định tiêu chuẩn khắt khe về kỹ thuật kiểm dịch (như dư lượng kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm,...) và những quy định khác mà Mỹ đặt ra. Có thể kể đến một số những quy định tiêu biểu như: Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản vào Mỹ (SIMP) nhằm theo dõi một số sản phẩm hải sản nhập khẩu vào quốc gia này, trong đó có cá ngừ, để ngăn chặn khai thác bất hợp pháp và/hoặc hải sản được khai báo sai thâm nhập vào thị trường thương mại Mỹ; dự luật mới “Đạo luật chống đánh bắt bất hợp pháp và chống lao động cưỡng bức” (nếu được thông qua sẽ áp dụng với tất cả các sản phẩm thủy hải sản) với việc yêu cầu các nhà nhập khẩu thủy sản cung cấp thêm dữ liệu vào báo cáo của mình, bao gồm vị trí đánh bắt và báo cáo điện tử của chuỗi hành trình sản phẩm, báo cáo này phải được nộp và được xác minh bởi các cơ quan có thẩm quyền tại tất cả các điểm trung chuyển chính trong chuỗi cung ứng; đồng thời cải thiện việc ghi nhãn thủy sản khi nó đã được chế biến và phân phối; hay yêu cầu về dán nhãn “An toàn Cá heo”;....
Một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém chính là vấn đề marketing, tiếp thị các mặt hàng cá ngừ của Việt Nam ở Mỹ. Bên cạnh việc thủy sản Việt Nam nói chung và cá ngừ nói riêng khi xuất ra nước ngoài chưa có các phương pháp tiếp thị, quảng cáo hấp dẫn, thì hiện nay các mặt hàng thủy sản của VN chủ yếu được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Vậy cần thiết phải có những phương pháp tiếp thị hợp lí để nâng cao mức độ nhận diện sản phẩm phile cá ngừ Việt Nam của người tiêu dùng Mỹ.