Các rào cản thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản nhập khẩu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế đề tài CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU cá NGỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 3 CÁ NGỪ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

4.1.Các rào cản thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản nhập khẩu

4.1.1. Rào cản thuế quan đối với mặt hàng cá nhập khẩu vào thị trường Mỹ

Biểu thuế đối với mặt hàng cá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

Mặt hàng thuế

0301 Cá tươi sống 0302 Các bộ phận còn

lại sau khi cắt philê tuơi hoặc đông lạnh

0% 2,2 - 4,4 cent/kg

0304 Philê cá, thịt cá đã

lóc

hoặc đông lạnh

0305 Cá khô, ướp muối,

xông khói

1601- Các

1604 phẩm chế biến từ

Nguồn : Hải quan Hoa Kỳ

4.1.2. Rào cản phi thuế quan đối với từng mặt hàng thuỷsản nhập khẩu vào thị trường Mỹ vào thị trường Mỹ

4.1.2.1. Quy định ca Hoa Kvvsinh an toàn thc phm

Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của các luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng , và một số phần của luật về Dịch vụ y tế . Ngoài ra còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ , hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ . Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không được trái với Hiến pháp của Liên bang.

Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Hoa Kỳ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ CFR ( Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.

Quy định này yêu cầu phải phân tích, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất tại các điểm kiểm soát trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh, thay cho phương pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng đã được áp dụng trước đây.

- Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản:

Ở Hoa Kỳ, trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng còn lại tất cả các loại kháng sinh khác đều bị cấm. Ở nước này, hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng. FDA còn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dược phẩm nào cung cấp và qui định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng của từng loại.

- Hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ:

Cơ quan bảo vệ môi trường sẽ kiểm tra sản phẩm bán tại các bang để theo dõi hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ, cá kiếm. Họ đã cảnh báo người dân không nên ăn quá nhiều cá ngừ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, nếu hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ vượt quá mức cho phép của liên bang. Họ cho rằng nếu hấp thu vào cơ thể trong nhiều năm,

hàm lượng thuỷ ngân có thể gây ra những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và quá trình phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.

- Các mức xử lý đối với thực phẩm có khuyết tật:

Không có các quy định cụ thể về độ bẩn cho phép trong thực phẩm. FDA coi thực phẩm là bị kém phẩm chất nếu trong thực phẩm có chất bị nhiễm bẩn, bị phân huỷ, thối rữa toàn bộ hoặc từng phần. Tuy nhiên, sản phẩm không bị coi là có chất bẩn, nếu các tạp chất này ở dưới mức tối thiểu sau khi đã dùng mọi biện pháp phòng trừ. FDA quy định các mức xử lý đối với khiếm khuyết trong thực phẩm qua mức độ nhiễm bẩn để quản lý an toàn thực phẩm. Các mức này được quy định sao cho không gây hại sức khoẻ và có thể được FDA thay đổi. Bất kỳ sản phẩm nào có thể gây hại cho người tiêu dùng, hoặc được sản xuất trong điều kiện vi phạm các quy định của GMP đều sẽ bị xử lý, dù cho có vượt quá mức khiếm khuyết cho phép hay không.

4.1.2.2. Quy định ca Hoa Kvkim dch

- Quy định về phụ gia:

Theo luật FDA, bất kỳ chất nào được sử dụng trong sản xuất, chế tạo, đóng gói, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có thể coi là phụ gia thực phẩm, trừ các chất được các chuyên gia công nhận là an toàn, các chất được sử dụng phù hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật kiểm tra sản phẩm gia cầm và Luật kiểm tra thịt.

- Quy định về phẩm mầu thực phẩm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phẩm mầu thực phẩm có thể là thuốc nhuộm, chất nhuộm, hoặc các chất khác, được sản xuất tổng hợp hay bào chế từ thực vật, động vật, khoáng sản, hoặc các nguồn khác mà tạo ra màu khi được trộn vào hoặc phủ trên thực phẩm. Thực phẩm chứa các chất phẩm màu chưa được xác nhận là an toàn đối với một mục đích sử dụng nhất định theo các điều kiện của FDA thì bị coi là giả, kém phẩm chất theo.

4.1.2.3. Quy định ca Hoa Kvnhãn mác

Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm

nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Kể từ ngày 1/1/2006, bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có prôtêin trong cá và thủy sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ ràng theo quy định mới của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Theo quy định của Luật Ghi nhãn dị ứng thực phẩm và Bảo vệ người tiêu dùng 2004 (FALCPA), các nhà sản xuất buộc phải ghi rõ bằng tiếng Anh tất cả các thành phần có chứa prôtêin xuất xứ từ sữa, trứng, cá, thủy sản giáp xác, quả hạch, lạc/đậu phộng, lúa mì và đậu nành trên nhãn sản phẩm. Tên của các nguồn gây dị ứng được ghi đằng sau dòng chữ “contains” (có chứa) và đặt sau hoặc liền kề danh mục các thành phần thực phẩm.

4.1.2.4. Quy định ca Hoa Kvtiêu chun chất lượng sn phm

Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu chuẩn về nhận diện sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại thực phẩm, xác định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Tiêu chuẩn về chất lượng (standards of quality) là các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng trên mức yêu cầu theo luât FDCA. Không nên lẫn lộn các tiêu chuẩn chất lượng của FDA với các phẩm cấp sản phẩm nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (US DA) và các phẩm cấp thuỷ sản của Bộ Nội vụ (US DI). Tiêu chuẩn đổ đầy (fill-of-

container standards) qui định phải đóng đầy đến mức nào và cách đo như thế nào.

- Quy định đối với thực phẩm cá ngừ đóng hộp:

Các cơ sở sản xuất và xuất khẩu nước ngoài nếu muốn xuất khẩu các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axít thấp và thực phẩm axít hóa phải đăng ký và thông báo với FDA về qui trình sản xuất đối với từng loại sản phẩm của mình trước khi giao hàng sang Hoa Kỳ, nếu không hàng đến cảng sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mục đích của việc đăng ký này là nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh tác hại của các loại vi khuẩn gây hại hoặc các độc tố của chúng.

4.1.2.5. Truy xut ngun gc sn phm

Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9/2001 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với xuất khẩu vào Hoa Kỳ, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Tất cả các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, chế biến, đóng gói hay bảo quản thực phẩm để tiêu thụ tại Hoa Kỳ đều phải đăng ký với FDA chậm nhất là ngày 12/12/2003. Kể từ thời điểm 12/12/2003 FDA phải nhận được thông báo trước về mỗi chuyến hàng thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ, trong đó mô tả về sản phẩm, nhà sản xuất và nhà vận chuyển, nước xuất xứ, hàng đưa lên tàu từ nước nào và dự kiến hàng nhập cảng nào. FDA được phép thu giữ mặt hàng thực phẩm nếu có bằng chứng đáng tin cậy hoặc có thông tin về việc thực phẩm đó có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của người và động vật.

4.1.2.6. Quy định ca Hoa Kvbo vệ môi trường và ngun li

Dưới đây là quy định của một số luật chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng những biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông lệ bảo vệ cá heo, động vật biển có vú và các loài động vật khác có nguy cơ tuyệt

chủng:

Lut bo vệ động vt bin có vú 1972

Lut bo tn cá heo quc tế

• Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bịdit chng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG mại QUỐC tế đề tài CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU cá NGỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA kỳ (Trang 26 - 30)