CHƯƠNG 3 CÁ NGỪ VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
5.2. Kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu
5.2.1. Về phía Nhà nước
Đầu tiên, nhà nước cần là cầu nối thực hiện chính sách thương mại tốt, tạo điều kiện tiền đề cho xuất khẩu, giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đưa ra chính sách phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhà nước cần sát sao trong việc nắm bắt thông tin và truyền đạt thông tin đến các doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến thị trường nhập khẩu bằng cách phối hợp với các bộ, cơ quan ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền thông tin, hướng dẫn cho các doanh nghiệp hiểu và nắm rõ quy tắc, yêu cầu của nước nhập khẩu. Đối với các mặt hàng tươi sống chúng ta buộc phải tuân theo chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ (SIMP), các cơ quan tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng điện tử hóa.
Nhà nước cần đưa ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ngư dân vay vốn để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi cơ sở hạ tầng dây chuyền chế biến; hỗ trợ ngư dân có khả năng kinh tế để đổi mới phương tiện khai thác, đánh bắt cá, giúp ngư dân vươn khơi bám biển.
Nhà nước nên đưa ra chính sách khuyến khích khen thưởng để thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tăng cường hợp tác công nghệ để áp dụng các máy móc, công nghệ tiên tiến trong khâu sản xuất, kiểm tra, quản lý chất lượng.
Ngoài ra, việc đào tạo có định hướng đối với ngư dân giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nguồn nhân lực lành nghề. Nhà nước kêu gọi ngư dân và doanh nghiệp liên kết thành chuỗi cung cấp, ngư dân giảm thiểu chi phí sản xuất và được tiếp xúc với công nghệ từ đó nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi giá trị cá ngừ.
Thứ hai, nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo thỏa mãn yêu cầu xuất xứ của nước nhập khẩu.
Bên cạnh việc hỗ trợ, mở rộng quy mô khai thác việc đánh bắt thủy sản thì nhà nước cần bám theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu để kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế, một để đảm bảo uy tín, chất lượng, nâng cao độ tin cậy; hai là điều chỉnh thái độ làm việc nghiêm túc theo tiêu chuẩn quốc tế của các doanh nghiệp.
Cần kiểm soát chặt chẽ và phổ biến tuyên truyền, hướng dẫn cho ngư dân các quy định về vùng khai thác, mùa khai thác, loại cá ngừ khai thác phù hợp với quy định và điều ước quốc tế, hướng dẫn ngư dân các yêu cầu đối với ghi chép thuyền trưởng,
trang bị các thiết bị thông tin cần thiết để xác định ngư trường, xác định vùng đánh bắt, ngư trường đánh bắt nhằm đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc cá ngừ đại dương khai thác.
Đồng thời, cần đưa ra chế tài xử phạt xác đáng để răn đe những hành vi lợi dụng khe hở luật pháp xuất khẩu mặt hàng kém chất lượng, gây ra ảnh hưởng xấu đến vị thế của Việt Nam.
Thứ ba, nhà nước là hậu thuẫn để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường tiêu thụ.
Hiện nay giá thành sản xuất của cá ngừ Việt Nam vẫn cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung, cộng thêm việc ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm cho giá cước vận chuyển tăng phi mã dẫn đến sản phẩm của chúng ra giảm khả năng cạnh tranh. Nhà nước huy động cư dân và các doanh nghiệp, doanh nghiệp chế biến tạo thành các chuỗi tập trung xây dựng chiến lược giảm giá, như vậy hiệu quả kinh tế sẽ được nâng lên rất nhiều.
Để phát triển thị trường tiêu thụ, việc đầu tư cho phát triển thương hiệu, logo cá ngừ Việt Nam và chỉ dẫn địa lý là cần thiết. Dựa trên thương hiệu chung, các doanh nghiệp thành viên có thể phát triển thương hiệu đặc trưng của mình kèm theo mẫu mã, bao bì sản phẩm… Sự hỗ trợ của các nhóm tác nhân liên quan như Hiệp hội Cá ngừ (VINATUNA), VASEP, cơ quan quản lý và các tổ chức quốc tế và tổ chức phi Chính phủ (NGOs) cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu, hình ảnh sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho cá ngừ Việt Nam.
5.2.2. Vềphía doanh nghiệp và ngư dân
Thứ nhất, tuân thủ quy định pháp luật.
Doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước, tuân thủ các khuyến nghị từ cơ quan ban ngành có liên quan nhằm đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm. Đồng thời tận dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp để tăng và tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cá ngừ sang thị trường Mỹ. Thực hiện tốt việc truy nguồn gốc sản phẩm cá ngừ khai thác theo quy định tại Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT ngày ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để tiến tới thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử cho
nghề cá ngừ. Hệ thống này cũng giúp cho các doanh nghiệp quản lý và vận hành tốt hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của mình theo chuỗi.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hóa.
Doanh nghiệp cần tổ chức việc tiếp nhận cá ngừ tại các hệ thống cảng biển, trong đó tăng cường cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng đối với cảng biển, giải quyết các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm khi tiếp nhận cá ngừ đại dương. Quy hoạch lại hệ thống cảng cá, bến cá vào những vị trí thuận lợi cho giao thông, dễ dàng vận chuyển cá ngừ tươi đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đưa ra sân bay trong thời gian ngắn nhất. Hệ thống kho bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn về kho lạnh và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, các dịch vụ sửa chưa tàu thuyền, ngư lưới cụ cần được chuyên biệt hóa thuận tiện cho các tàu ra vào sửa chữa.
Ngư dân cũng nên được hỗ trợ để áp dụng công nghệ và ngư cụ đánh bắt chọn lọc để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ngừ, thực hiện nghiêm các quy định về ngư trường đánh bắt và mùa vụ khai thác của cơ quan quản lý trung ương và địa phương để phát triển nguồn lợi cá ngừ phong phú, góp phần giảm thời gian chuyến biển và giảm chi phí sản xuất.
Thứ ba, đẩy mạnh liên doanh liên kết trong chuỗi giá trị
Để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc thì các hình thức liên kết ngang và dọc theo chuỗi giá trị cá ngừ nên được mở rộng và tăng cường. Đồng thời, yếu tố quy mô trong khai thác cá ngừ nên được cân nhắc.
Về liên kết ngang theo chuỗi: hỗ trợ ngư dân tham gia các tổ, đội hoặc thành lập mới các tổ, đội ở những nơi có đủ điều kiện để tận dụng lợi thế mua nguyên liệu đầu vào với khối lượng lớn (xăng/dầu, nước đá, lương thực/thực phẩm, ngư lưới cụ… được chiết khấu từ 10-15%), đồng thời tạo ra sản lượng lớn để ký hợp đồng bán trực tiếp cho DNCB nhằm tăng thêm lợi nhuận cho ngư dân (tăng từ 500-700 đồng/kg so với bán qua thương lái/chủ vựa). Đối với các DNCB, khi liên kết lại với nhau sẽ có thể xây dựng được thương hiệu cá ngừ chung của Việt Nam, và thống nhất giá chào bán sản phẩm ở
các thị trường, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp chào một giá khác nhau, ảnh hưởng đến uy tín và năng lực cạnh tranh sản phẩm cá ngừ của Việt Nam trên trường quốc tế. Về liên kết dọc theo chuỗi: DNCB nên đóng vai trò là “hạn nhân” của chuỗi, vừa là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất (chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho ngư dân khai thác cá ngừ theo tiêu chuẩn chất lượng đặt hàng của doanh nghiệp) và bao tiêu sản phẩm theo cơ chế thị trường. Nên đẩy mạnh các hình thức liên kết dọc theo cơ chế hợp đồng kinh tế (tránh hợp đồng “miệng”) nhằm ràng buộc việc thực hiện hợp đồng và chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi.
KẾT LUẬN
Trong năm 2020 chúng ta đã phải đối mặt với đại dịch covid 19 để lại nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cá ngừ nói triêng. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn giữ vững được tinh thần và thành quả khá tốt nếu so với các nước cùng xuất khẩu cá ngừ khác. Trong năm 2021, khi đã có kinh nghiệm ứng phó với covid
19 và đồng thời vắc xin đã ra đời, hoạt động xuất khẩu cá ngừ đã mạnh mẽ trở lại với 9 tháng đầu năm chúng ta xuất khẩu vào Mỹ nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Indonesia. Từ đó có thể thấy được sự nỗ lực của các doanh nghiệp nước ta trong bối cảnh đại dịch là vô cùng đáng nể để đạt được mục tiêu doanh nghiệp đồng thời là giữ chân những khách hàng ở hiện tại.
Nhu cầu cá ngừ của thị trường Mỹ là vô cùng lớn. Vậy nên, chúng ta phải nâng cao khả năng cạnh tranh để xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường này mà phải rất lưu tâm đến tiêu chuẩn trong đánh bắt cá. Sở dĩ phải coi trọng quy trình đánh bắt bởi vì xu thế chung của thế giới hiện nay là mọi sản phẩm đều phải đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường và bất kỳ ai cũng phải tuân thủ theo những chính sách về môi trường đó. Mỹ cũng vậy, họ yêu cầu chứng nhận “Cá heo an toàn” tức là chỉ có cá mà quy trình đánh bắt đảm bảo sự an toàn cho loài cá heo và được dán chứng nhận ấc heo an toàn mới được nhập khẩu vào thị trường nước này.
Mặc dù vậy chúng ta cũng phải thừa nhận rằng hoạt động Marketing của mình chưa thật sự hiệu quả khi sang thị trường Mỹ. Chúng ta đang nhập khẩu cá ngừ vào họ với nhiều nhãn hiệu thương hiệu khác nhau nên mức độ tập trung là chưa có và sự nhận diện thương hiệu cũng thấp. Do đó cần đẩy mạnh hơn hoạt động tiếp thị quảng cáo, để tăng giá trị cảm nhận của khách hàng đối với loại cá ngừ thơm ngon của nước ta, đồngthời cũng từ đó có thể nâng cao giá bán để tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.
Cuối cùng, đóng vai trò quyết định nhất vẫn là các chính sách thương mại giữa hai nước Việt Nam và Mỹ. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ (BTA) được ký kết tháng
12năm 2001 là dấu mốc to lớn đối với ngành xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ khi hiệp định được thông qua tới nay, đã mở ra nhiều cơ hội đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ từ 1 tỷ USD vào năm 2000 đã tăng lên 10 tỉ USD vào năm 2007, chủ yếu nhờ tác động của việc ký kết BTA. Vì vậy rõ ràng là quan hệ thương mại giữa hai nước đóng vai trò quyết định trong hoạt động
xuất nhập khẩu. Do đó nhà nước luôn nỗ lực mở cửa quan hệ quốc tế, luôn có những cuộc đàm phán thương lượng giúp chúng ta gỡ bỏ được bớt rào cản trong quá trình đưa hàng hóa của chúng ta ra thế giới.
Bài tiểu luận của Nhóm 18: Chính sách xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường Mỹ đã giải quyết được phần nào những yêu cầu đặt ra ở lời mở đầu đồng thời đã đưa ra những kiến nghị đề xuất để các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu cá ngừ có thể áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển hơn nữa trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót và Nhóm 18 luôn luôn sẵn sàng đón nhận và tiếp thu những đánh giá, phản hồi của mọi người để có thể giúp bài tiểuluận trở nên hoàn thiện hơn.
Nhóm 18 xin chân thành cảm ơn !
PHỤ LỤC Phụ lục 1
Biểu đồ 1: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2015 -2019
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Phụ lục 2
Biểu đồ 2: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, T1-8/2021
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Phụ lục 3
Bảng 1: Bả ng thố ng kê các chỉ số kinh tế của Hoa Kỳ
GDP (ppp) Tăng trưởng GDP GDP theo đầu người GDP theo ngành (2017) Lực lượng lao động (người) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ lạm phát Kim ngạch xuất khẩu (USD) Mặt hàng chính
nông sản (đậu nành, trái cây, ngô) 9,2%, vật tư công nghiệp (hóa chất hữu cơ)
26,8%, hàng hóa vốn (bóng bán dẫn, máy bay, phụ tùng xe cơ giới, máy tính, thiết bị viễn thông) 49,0%, hàng tiêu dùng (ô tô, thuốc) 15,0%
Các bạn hàng chính (2017) Kim ngạch nhập khẩu (USD) Mặt hàng chính
phòng), hàng tiêu dùng 31,8% (ô tô, quần áo, dược, đồ nội thất, đồ chơi)
Bạn hàng Trung Quốc 21,6%, Mexico 13,4%, Canada 12,8%, Nhật Bản 5,8%,
chính (2017) Đức 5%
Nguồn: Ban quan hệ quốc tế VCCI
Phụ lục 4
Bảng 2: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm vừa qua Đơn vị: tỷ USD
Năm 2013
VN XK 23,869
VN NK 5,231
Tổng XNK 29,100
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Phụ lục 5
Bảng 3: Top 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Đơn vị: USD
STT Mặt hàng xuất khẩu
1 Hàng dệt,may
2 Giày dép các loại
3 Gỗ và sản phẩm gỗ
4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện
5 Hàng thủy sản
6 Điện thoại các loại và linh kiện
7 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
khác
8 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
9 Hạt điều
10 Phương tiện vận tải và phụ
tùng
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Phụ lục 6
Bảng 4: Top 15 nguồ n cung cấp cá ngừ cho Hoa Kỳ, Tháng 1 - Tháng 9/2021
STT NGUỒN CUNG 1 Thái Lan 2 Việt Nam 3 Indonesia 4 Ecuador 5 Mexico 6 Philippines 7 Fiji 8 Senegal 9 Panama 10 Mauritius
11 Tây Ban Nha
12 Costa Rica 13 Canada 14 Nhật Bản 15 Đài Loan Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam download by : skknchat@gmail.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. VCCI, 2021. HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. 1st ed. [ebook] Ban Quan hệ
Quốc tế - VCCI, pp.1-5. Xem tại: <https://vcci.com.vn/uploads/Ho-so-TT- My_2019_cap-nhat-T12.2019.pdf > [Truy cập ngày 04/12/2021].
2. 123docz.net. 2021. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦYẾU CỦA THỊ
TRƯỜNG MỸVÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
XUẤT. [online] Xemtại: <https://123docz.net//document/2306766-phan-tich- nhung-dac-diem-chu-yeu-cua-thi-truong-my-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-doanh- nghiep-xuat-khau-viet-nam.htm >[Truy cập ngày 04/12/2021].
3. 2021. HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. 1st ed. [ebook] VIETRADE, pp.3-9. Xem tại: <http://thitruongnongsan.gov.vn/images/2013/HSTT_HoaKy_2015.pdf > [Truy cập ngày 04/12/2021].
4. Diendandoanhnghiep. 2021. THÚC ĐẨY GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - HOA KỲ: CÒN NHIỀU DƯ ĐỊA HỢP TÁC ĐẦU TƯ. [online] Xem tại:
<https://www.google.com/url?q=https://diendandoanhnghiep.vn/thuc-day-giao- thuong-viet-nam-hoa-ky-con-nhieu-du-dia-hop-tac-dau-tu-
211237.html&sa=D&source=docs&ust=1638982078919000&usg=AOvVaw22Dm4j8 WgEo15IE1lRIQt4 >[Truy cập ngày 04/12/2021].
5. IMARC, 2021, NORTH AMERICA TUNA MARKET: INDUSTRY TRENDS,
SHARE, SIZE, GROWTH, OPPORTUNITY AND FORECAST 2021-2026.[online]
Xemtại:<North America Tuna Market: Industry Trends, Share, Size, Growth, Opportunityand Forecast 2021-2026>[Truy cập ngày 04/12/2021]
6. VASEP, 25/11/2021, Nguyễn Hà, XUẤT KHẨU CÁ NGỪCÓ TÍN HIỆU HỒI PHỤC. [online] Xem tại: < Xuất khẩu cá ngừ có tín hiệu hồi phục>[Truy cập ngày 03/12/2021]
7. VASEP, 20/11/2021, MỸNHẬP KHẨU GẦN 30 NGHÌN TẤN CÁ NGỪTỪVIỆT
NAM 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2021. [online] Xem tại:<Mỹ nhập khẩu gần 30 nghìn tấn cá ngừ từ Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021>[Truy cập ngày 03/12/2021]
8. Pewtrusts.org, NETTING BILLIONS 2020: A GLOBAL TUNA VALUATION,