CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.2. Công tác khảo sát thực địa
4.2.1. Mục đích , nhiệm vụ
Công tác khảo sát thực địa là rất quan trọng và cần thiết không thể thiếu, nó giúp ta có được cái nhìn tổng quan, thực tế nhất về khu vực tiến hành dự án, hiện trạng môi trường khu vực xung quanh.
Nhiệm vụ công tác khảo sát thực địa: Xác định vị trí khu vực nghiên cứu: Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực; Lấy mẫu, đo nhanh một số chỉ tiêu môi trường (nước, không khí, điều kiện vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung).
4.2.2. Khối lượng công tác chuẩn bị các nội dung sau:
Công tác chuẩn bị: Đề quá trình khảo sát thực địa được tốt và thuận lợi cần chuẩn bị các nội dung sau:
Chuẩn bị máy định vị GPS cầm tay, máy chụp ảnh, dụng cụ đựng mẫu , axit để cố kết mẫu, các dụng vụ thiết bị khác như giấy pH, sổ nhật ký, bút chì, tẩy,...
Tiến hành thực địa: Tại mỗi vị trí tiến hành điều tra , khảo sát và thu thập các nội dung:
- Xác định vị trí , toạ độ các công trình ( XYZ ): Tiến hành đo tọa độ bằng GPS.
4.2.3. Phương pháp tiến hành .
- Định điểm bằng GPS cầm tay và trên bản đồ địa hình. - Quan sát , chụp ảnh:
Người thực hiện công tác khảo sát thực địa cần mang máy định vị GPS mini để xác định tọa độ khu vực khảo sát, tọa độ các điểm lấy mẫu. Dùng máy ảnh chụp các hình ảnh thực tế khu vực tiến hành dự án và khu vực lân cận.
- Tham vấn cộng đồng:
Dùng nhật ký ghi lại các thông tin hỏi công nhân công trường, người dân xung quanh về các thông tin đã nêu trên.
- Lấy mẫu môi trường nước:
Phương pháp lấy mẫu được tiến hành theo hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam: + Dùng chai hoặc can nhựa đã tráng sạch bằng nước cất và xúc lại ba lần bằng nước định lấy mẫu trước khi lấy. Mỗi mẫu lấy 2 lít. Vị trí lấy mẫu đại diện cho
vùng nghiên cứu, đối với mẫu phân tích vi sinh vật được bảo quản trong môi trường lạnh trước khi đem đi phân tích. Thời gian lưu không quá 24 giờ .
+ Trình tự lấy mẫu : Ghi kí hiệu lên thành chai và nắp nút. Mở nút chai và giữ nút trên tay không để miệng nút chạm vào da tay hoặc các vật dụng xung quanh. Tay kia cho lọ vào hứng mẫu nước cần lấy, tráng chai lại 3 lần bằng nước định lấy, sau đó để nước từ từ đi vào dụng cụ lấy mẫu. Đậy nút, xoay chặt không để không khí đi vào dụng cụ chứa mẫu .
+ Ghi nhật ký thực địa.
4.2.4. Phương pháp chỉnh lý tài liệu
Các thông tin, dữ liệu, số liệu có được từ quá trình khảo sát là cơ sở quan trọng để đánh giá độ chính xác của các tài liệu đã thu thập, đồng thời là nền tảng để thực hiện nhiệm vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho dự án.
- Lập bảng giá trị các thông số chất lượng môi trường đã đo đạc được tại hiện so sánh với các tiêu chuẩn , quy chuẩn hiện hành và đưa ra các nhận xét, đánh giá, giải thích;
Sắp xếp và dán nhãn cho các mẫu nước đã lấy , ghi lại các thông tin cần thiết (tọa độ, địa điểm, thời gian lấy mẫu, mô tả cảm quan về mẫu ,...) để phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này