CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
2.2.2. Phương pháp xử lý hóa học
Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thường là khâu cuối cùng trong dây chuyền công nghệ trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần thiết sử dụng lại nước thải.
Phương pháp hoá học là phương pháp sử dụng các tác nhân hoá học vào trong xử lý nước nhử để khử các chất hoà tan, để xử lý sơ bộ nước trước xử lý sinh học
hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý triệt để nước sau xử lý đạt yêu cầu cần thiết.
Bể trung hòa:
Bể trung hòa sẽ giúp ổn định lại độ axit và bazơ có trong nước thải nhằm ngăn ngừa hiện tượng xâm thực ở các công trình thoát nước và tránh cho các quá trình sinh hóa ở các công trình xử lý không bị phá hoại.
Quá trình trung hòa còn có vai trò tách một số muối kim loại nặng lắng xuống đáy bể , giúp các khâu xử lý sau đó tiến hành dễ dàng, đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra.
Đối với nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất sẽ áp dụng trung hòa bằng cách trộn nước thải chứa axit với nước thải chứa kiềm.
Đối với nước thải chứa quá nhiều axit hay kiềm không thể trung hòa bằng hòa trộn thì phải cho thêm hóa chất. Những loại hóa chất được dùng sẽ là dung dịch có tính bazơ như: Ca(OH)2, CaCO3, MgCO3, . . . Các hóa chất này được bơm vào bể | nhờ các thiết bị định lượng kiểu phao , định mức với áp lực cố định.
Đối với nước thải chứa axit bằng cách lọc qua những lớp vật liệu trung hòa, chúng ta sẽ dùng đá vôi, magiezit, đá hoa cương, đôlômit, . . . kích thước hạt 3 - 8cm để trung hòa.
Bể khử trùng:
Phương pháp xử lý hóa học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp. Đối với nước thải sinh hoạt, xử lý hóa học thường chỉ dùng hóa chất để khử trùng .
Khử trùng nước thải là nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm hoặc chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải. Trong điều kiện tự nhiên, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cho hiệu suất xử lý và khử trùng cao nhất, đạt tới 99,9%, còn các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo chỉ đạt được 91 – 98% .
Khử trùng nước thải có nhiều phương pháp . Hiện nay những phương pháp hay được sử dụng là :
- Dùng cho hơi qua thiết bị định lượng clo.
- Dùng hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(CIO)2 – hòa tan trong thùng dung dịch 3 - 5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc.
- Dùng hypoclorit natri, nước javel NaClO. - Dùng clorua vôi, CaOCl2.
- Dùng ozon thường được sản xuất từ không khí bằng máy tạo Ozon đặt trong nhà máy xử lý nước thải. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa tan và tiếp xúc.
Bể khử trùng là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình xử lý nước thải. Mục đích của giai đoạn này chính là tập trung nước thải sau xử lý lắng cặn, lọc, cân bằng pH lại để diệt các mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.