Nội dung của xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư thiết bị điện tử viễn thông việt nam (Trang 30 - 34)

1.2 Lý luận chung về xây dựng văn hóa doanh nghiệp

1.2.3 Nội dung của xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đƣa một giá trị một cách đơn lẻ rời rạc. Vậy để xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách tổng thể thì cần theo những bƣớc cụ thể nào?Đây chính là nội dung cơ bản của xây dựng VHDN.

1.2.3.1 Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Nhƣ đã trình bày ở trên,VHDN là công cụ triển khai chiến lƣợc của doanh nghiệp.Vì thế, tìm hiểu môi trƣờng và các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc phát triển mà cốt lõi là chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là tìm hiểu môi trƣờng và các yếu tố tác động đến xây dựng VHDN. Đó chính là quá trình tìm hiểu cơ chế chính sách của Nhà nƣớc;khách hàng;đối thủ cạnh tranh;cộng đồng xã hội…

1.2.3.2 Xác định các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp

- Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Đây là bƣớc cơ bản nhất để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanh nghiệp.

-Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vƣơn tới:

Tầm nhìn chính là bức tranh lý tƣởng về doanh nghiệp trong tƣơng lai. Tầm nhìn chính là định hƣớng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp mà lãnh đạo và nhân viên mong muốn xây dựng hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có.

-Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp:

Sứ mệnh của doanh nghiệp cho thấy lý do tồn tại của doanh nghiệp là gì;Doanh nghiệp có thể đem lại điều gì cho cộng đồng – nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh, cho các thành viên của doanh nghiệp.Việc xác định sứ mệnh đúng đắn có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng VHDN.

1.2.3.2. Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định các yếu tố văn hóa nào cần thay đổi,xác định khoảng cách văn hóa

- Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi:

Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thƣờng bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại nhƣ thế nào và kết hợp với chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp. Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thƣờng khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá. Thƣờng thì con ngƣời hoà mình trong văn hoá và không thấy đƣợc sự tồn tại khách quan của nó.

- Xác định khoảng cách giữa giá trị doanh nghiệp hiện có và những giá trị doanh nghiệp mong muốn

Khi đã xác định đƣợc một văn hoá lý tƣởng cho doanh nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình. Lúc này sự tập trung tiếp theo là xác định khoảng cách giữa giá trị doanh nghiệp hiện có và những giá trị doanh nghiệp mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử.

1.2.3.4. Xây dựng kế hoạch hành động:

Khi khoảng cách đã đƣợc xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Cái gì là ƣu tiên? Đâu là chỗ doanh nghiệp cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?

1.2.3.5 Tạo động lực cho sự thay đổi:

Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến đời sống nhân viên. Họ cần đƣợc biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi ngƣời đƣợc biết vai trò của mình là đóng góp vào xây dựng tƣơng lai doanh nghiệp.

Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lƣợc để đối phó. Lôi kéo mọi ngƣời ra khỏi vùng thoải mái của mình là một công việc rất khó. Vì vậy ngƣời lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.

Trong giai đoạn các hành vi theo mẫu hình lý tƣớng cần đƣợc khuyến khích, động viên thì hệ thống khen thƣởng phải đƣợc thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

1.2.3.6 Kiểm tra,đánh giá, duy trì giá trị cốt lõi, duy trì VHDN

- Kiểm tra, đánh giá, duy trì giá trị cốt lõi

Tiến hành kiểm tra,rà soát ,tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi đã xây dựng đƣợc một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục kiểm tra ,đánh giá và duy trì các giá trị tốt. Truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới.

- Duy trì văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa đƣợc định nghĩa là những bản sắc do con ngƣời tạo ra nên việc duy trì và phát huy Văn hóa doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con ngƣời, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề sau trong công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên; phẩm chất của nhà lãnh đạo và trong việc lƣu giữ những đặc trƣng văn hóa.

Tuyển dụng: văn hóa dân tộc, tính cách tồn tại trong mỗi cá nhân ảnh

hƣởng rất lớn đến khả năng hòa nhập văn hóa của doanh nghiệp. Tốt hơn hết là doanh nghiệp nên chọn những nhân viên mà tính cách của họ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Rõ ràng, một cá nhân ƣa thích sự trật tự, điềm đạm, ổn định thì khó có thể hòa hợp đƣợc trong môi trƣờng doanh nghiệp đòi hỏi sự năng động, nhanh nhẹn, chấp nhận mạo hiểm.

Đào tạo: không một nhân viên mới nào có thể thích ứng ngay đƣợc với

Văn hóa doanh nghiệp cho dù những tính cách của họ có thể đã rất phù hợp với Văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm ba thành phần là vật thể hữu hình, giá trị thể hiện và những ngầm định nền tảng. Nhân viên mới cần đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn rõ ràng cụ thể về những đặc trƣng văn hóa thông qua những vật thể hữu hình và những giá trị thể hiện của doanh nghiệp. Những ngầm định nền tảng chỉ có thể có đƣợc khi nhân viên đó thật sự hòa nhập vào môi trƣờng doanh nghiệp lúc đó tự động họ sẽ vận dụng những ngầm định nền tảng trong những hành động của mình. Cẩm nang về nguyên tắc, triết lý, phƣơng châm hoạt động của doanh nghiệp là rất hữu ích cho việc đào tạo này. Những buổi tiếp xúc, trò chuyện với ban lãnh đạo, bộ phận nhân sự, bộ phận chuyên môn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những khúc mắc xung quanh Văn hóa doanh nghiệp.

Phẩm chất của người lãnh đạo: đây là yếu tố then chốt trong việc duy trì và phát huy văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo - những ngƣời lái tàu của

con tàu doanh nghiệp phải thật sự là những ngƣời không những thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp mà phải là những ngƣời có khả năng đƣa ra những định hƣớng phù hợp về Văn hóa doanh nghiệp từng thời kỳ; có tố chất, tính cách phù hợp với Văn hóa doanh nghiệp mà doanh nghiệp hƣớng tới. Mẫu ngƣời lãnh đạo ƣa thích quyền lực cá nhân thì không thể lãnh đạo một tập thể dân chủ, tôn trọng sự tự do cá nhân.

Văn hóa hình thành theo thời gian, là yếu tố không dễ gì thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp thừa nhận những giá trị văn hóa khi những giá trị văn hóa đó đã chứng minh được sự thành công trong quá khứ. Việc duy trì văn hóa là quan trọng trong sự thành công tiếp tục của doanh nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải luôn xem xét những giá trị văn hóa nào nên tiếp tục được duy trì, phát huy trong bối cảnh hiện tại cũng như những giá trị văn hóa nào không còn phù hợp, cản trở cho sự phát triển của doanh nghiệp thì cần phải thay đổi, loại trừ. Có như thế mới đảm bảo sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Văn hóa có ý nghĩa kế thừa và phát huy chứ không có nghĩa là vĩnh cửu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư thiết bị điện tử viễn thông việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)