Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông xước bố mẹ giai đoạn 24 40 tuần tuổi (Trang 34)

Diễn giải NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Số lượng ♂/♀(con) 3/30 3/30 3/30 3/30 3/30

Số lần lặp lại 3 3 3 3 3

Thời gian theo dõi thí

nghiệm (tuần) 17 17 17 17 17

Phương thức nuôi Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt Nuôi nhốt Yếu tố thí nghiệm

(% pr trong KP) 15% 15,5% 16% 16,5% 17%

Khi xây dựng khẩu phần ăn cho gà thí nghiệm chúng tôi căn cứ vào khuyến cáo của Viện Chăn nuôi về giá trị dinh dưỡng dành cho gà Ri vàng rơm rồi từ đó tiến hành tăng lên 2 mức (+0,5%, +1,0% protein) và giảm 2 mức (-0,5%, -1,0% protein). Trước khi phối hợp khẩu phần, tất cả các nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho gà thí nghiệm đều được phân tích xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng. Khẩu phần được lập bằng phần mềm Brill feed formulation. Thức ăn cho gà ở các nghiệm thức được sản xuất dưới dạng bột. Gà ở tất cả các nghiệm thức được uống nước sạch và cho ăn theo định mức của gà đẻ (dựa theo định mức dành cho gà Ri theo khuyến cáo của Viện Chăn nuôi). Chế độ chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh ở các nghiệm thức là như nhau. Gà được nuôi nhốt trong chuồng với chế độ chiếu sáng 16 giờ chiếu sáng/ngày đêm, nền có chất độn chuồng đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh. Mật độ 6con/m2.

Bảng 2.2. Khẩu phần thức ăn cho gà thí nghiệm

Nguyên liệu NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 Ngô 65,00 63,65 63,24 62,84 62,36 Khô đỗ tương 46 7,45 9,40 12,05 14,60 17,10 Bột thịt (MBM-50/32) 6,50 6,50 6,50 6,50 6,50 CaCO3 (2-3mm) 5,80 5,80 5,80 5,75 5,75 CaCO3 (bột <1mm) 3,50 3,50 3,50 3,50 3,50 L –Threonine 0,05 0,02 0,00 0,00 0,00 Fat – Animal (mỡ cá) 0,75 1,00 1,00 1,00 1,00

Nguyên liệu NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 VTM K (6652) Premix 0,30 0,30 0,30 0,30 0,30 NaHCO3 0,05 0,06 0,09 0,12 0,16 L-Lysine HCl 98% 0,29 0,23 0,15 0,08 0,02 DL –Methionine 99% 0,14 0,12 0,11 0,10 0,10 NaCl 0,09 0,09 0,09 0,10 0,11 Choline 60% 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 L- Tryptophane 0,03 0,02 0,00 0,00 0,00 Phytase 5000 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 DDGS (Corn) 10,00 9,26 7,12 5,06 3,05 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Giá trị dinh dưỡng

ME (kcal/kg) 2800 2800 2800 2800 2800

CP (Crude protein) (%) 15,0 15,5 16,0 16,5 17,0 Mỡ thô (EE-Crude Fat) (%) 4,77 4,95 4,83 4,73 4,62 Xơ thô (CF- Crude Fiber) (%) 3,18 3,17 3,04 2,91 2,79 Arginine (total) (%) 0,873 0,927 0,994 1,059 1,122 Lysine (total) (%) 0,800 0,799 0,799 0,801 0,801 Methonine (total) (%) 0,396 0,388 0,382 0,377 0,377 Threonin (total) (%) 0,585 0,584 0,583 0,607 0,630 Tryptophan (total) (%) 0,155 0,155 0,155 0,155 0,160 Valine (total) (%) 0,710 0,733 0,758 0,783 0,807 Met + Cys (total) (%) 0,676 0,675 0,675 0,676 0,681

Calcium (%) 4,30 4,30 4,31 4,30 4,30

Phosphorus (total) (%) 0,63 0,64 0,64 0,64 0,63 Giá thành (đ/kg TĂ) 8,354 8,408 8,418 8,488 8,563

2.4.2.1. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống và khối lượng của gà lông Xước bố mẹ.

Dựa vào phương pháp quan sát, cân đo, ghi chép, thống kê thông dụng để tính toán các chỉ tiêu theo dõi như sau:

Số gà cuối kỳ TN (con)

Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số gà đầu kỳ TN (con)

- Khối lượng gà qua các giai đoạn: Cân toàn bộ số lượng gà thí nghiệm vào giờ nhất định của buổi sáng trước khi cho ăn, cân gà tại thời điểm 24 và 40 tuần tuổi, cân từng con một bằng cân có độ chính xác  5 gam.

* Tính khối lượng gà mái sinh sản:

KLTB (g) = (KLn1 + KLn2 +…+ KLnn)/n

Ghi chú: KLTB: Khối lượng trung bình KLn1: Khối lượng gà mái 1 KLnn: Khối lượng gà mái n

Khối lượng trung bình được tính tròn số đến đơn vị gam

2.4.2.2. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến năng suất trứng của gà lông Xước bố mẹ

- Khối lượng trứng (g): hàng tuần (cố định ngày) cân ngẫu nhiên trứng từ mỗi lô thí nghiệm bằng cân điện tử có độ chính xác tới 0,01g, trứng gà được cân từ 24 - 40 tuần tuổi

+ Tỷ lệ đẻ (%) = Tổng số trứng đẻ trong kỳ

x 100 Bình quân gà mái có mặt x số ngày trong kỳ Số trứng đủ tiêu chuẩn làm giống (quả) + Tỷ lệ trứng giống (%) = x 100

Số trứng đẻ ra

+ Năng suất trứng

Năng suất trứng = Số trứng thu được trong kỳ (quả) Số mái bình quân trong kỳ (con) * Theo dõi thức ăn:

Tiêu thụ thức ăn: Mỗi lô nhỏ đối với thí nghiệm gà đẻ có bao đựng thức ăn riêng. Đầu mỗi giai đoạn nuôi (theo tuần tuổi) cân thức ăn cho vào bao để cho ăn liên tục trong tuần..

Lượng thức ăn tiêu thụ/con/tuần (g) = Lượng thức ăn tiêu thụ Số con trong lô (con) Thức ăn tính theo định lượng cho ăn/mái của từng giai đoạn và toàn kỳ.

TTTA trong kỳ (kg)

+ Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng = x 10 Số trứng thu trong kỳ (quả) TTTA (kg)

+ Chi phí TĂ/10 trứng (đ) = x (đồng)/1 kg TA 10 trứng (quả)

TTTA (kg)

+ Chi phí TĂ/10 trứng giống (đ) = x (đồng)/1 kg TA 10 trứng giống (quả)

2.4.2.3. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà lông Xước bố mẹ

Vào một ngày cố định ở các tuần 28, 32 và 38 lấy 20 quả từ mỗi lô thí nghiệm để xác định chất lượng trứng: đơn vị Haugh, độ dày vỏ, khối lượng lòng trắng, khối lượng lòng đỏ….tại Viện khoa học sự sống – trường Đại học Nông Lâm.

+ Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng (%): lấy trứng có khối lượng trung bình của nghiệm thức, cân khối lượng trứng trước khi tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng và vỏ trứng, sau đó cân khối lượng lòng đỏ bằng cân có độ chính xác tới 0,01g. Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng được tính theo công thức:

Khối lượng lòng đỏ (g) Tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng (%) = x 100 Khối lượng lòng trắng (g) + Chỉ số hình dạng: đo bằng thước kẹp, độ chính xác 1% mm CSHD = 𝐷 𝑑 Trong đó: D: đường kính lớn (mm) d: đường kính nhỏ của trứng (mm) + Đơn vị Haugh: HU = 100 log (H + 7,57 - 1,7W0,37)

+ Độ dày vỏ trứng (mm)

Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước kẹp FHK (Fujihira Industry CO., LTD - Nhật) với độ chính xác là 0,01 mm, trứng sau khi được đập ra lấy 3 miếng vỏ tại 3 điểm (đầu to, đầu nhỏ và đường kính lớn của quả trứng), bóc sạch lớp màng bên trong vỏ và tiến hành đo. Độ dày vỏ trứng được xác định bằng trung bình của 3 lần đo trên.

2.4.2.4. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến kết quả ấp nở

Trứng được đánh dấu theo từng nghiệm thức, số lượng trứng ấp của 5 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3, NT4 và NT5) được lấy toàn bộ để đem đi ấp.

+ Tỷ lệ trứng có phôi: đưa trứng đủ tiêu chuẩn vào ấp, sau 8-10 ngày kiểm tra sự phát triển của phôi bằng đèn chiếu. Tỷ lệ trứng có phôi được tính theo công thức: Số trứng có phôi (quả) Tỷ lệ trứng có phôi (%) = x 100 Số trứng ấp (quả) Số trứng nở (quả) + Tỷ lệ nở (%) = x 100 Số trứng có phôi (quả) Tổng số gà loại 1 + Tỷ lệ gà loại 1 (%) = x 100 Số trứng ấp TTTA (kg)

+ Chi phí TĂ cho 1 gà loại 1 (đ) = x (đồng)/1 kg TA 1 gà loại 1

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được tiến hành phân tích sơ bộ bằng chương trình Excel, sau đó tiến hành phân tích phương sai (ANOVA) và phép thử Tukey (P<0,05) để kiểm tra sự khác biệt trên phần mềm Minitab 16.

Trong đó:

yij: Giá trị biến phụ thuộc thứ i của gà nuôi trong nghiệm thức T µ: trung bình quần thể

Ti: ảnh hưởng của nghiệm thức thứ i (i=5, NT1; NT2; NT3; NT4 và NT5) eij: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến tỷ lệ loại thải và khối lượng của gà lông Xước bố mẹ lượng của gà lông Xước bố mẹ

Tỷ lệ loại thải của đàn gà thí nghiệm là 0%. Trong quá trình thí nghiệm sử dụng các tỷ lệ protein trong khẩu phần, chúng tôi ghi nhận không có trường hợp gà chết và gà loại thải do đẻ kém. Kết quả này cho thấy, các mức protein khác nhau trong khẩu phần không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Về vấn đề loại thải gà đẻ kém chúng tôi có nhận định như sau: gà lông Xước là một giống gà bản địa của tỉnh Hà Giang đang có nguy cơ suy giảm về số lượng nên đang được bảo tồn và phát triển tiềm năng của giống gà này. Bên cạnh số lượng con giống ít, cũng như một số giống gà địa phương Việt Nam, gà lông Xước có năng suất trứng thấp mặc dù năng suất trứng thấp nhưng vẫn không loại thải ngay như các giống gà đẻ trứng thương phẩm khác vì việc duy trì đàn gà bố mẹ của gà lông Xước rất quan trọng ở thời điểm này.

Bảng 3.1. Tỷ lệ loại thải và khối lượng gà thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị NT1 (15% pr) NT2 (15,5% pr) NT3 (16% pr) NT4 (16,5% pr) NT5 (17% pr) I. Tỷ lệ loại thải Số lượng mái đầu kỳ con 90 90 90 90 90 Số lượng mái cuối kỳ con 90 90 90 90 90 Tỷ lệ loại thải % 0 0 0 0 0

II. Khối lượng gà TN

Trước TN g 1569,7 1579,2 1578,1 1577,6 1573,4

Kết thúc TN g 1883,9b 1890,7b 1895,2b 1907,9a 1908,9a

Khối lượng tăng g 314.20 311.50 317.10 330.30 335.50

Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi là chỉ tiêu quan trọng được các nhà dinh dưỡng quan tâm, vì nó liên quan đến sức sản xuất của đàn gà. Nó là cơ sở để đánh giá tình trạng sức khỏe, chế độ nuôi dưỡng, chất lượng khẩu phần ăn. Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy khối lượng cơ thể gà ở các nghiệm thức đều tăng theo thời gian và có sai khác giữa các tỷ lệ protein trong khẩu phần. Ở 24 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà ở NT1 là 1569,7g và không sai khác với các nghiệm thức còn lại. Ở 40 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà ở NT1 là 1888,9g thấp hơn NT5 (1908,9g) và có sai khác giữa các nghiệm thức khi tăng mức protein trong khẩu phần từ 15% lên 17% (P<0,05).

Nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của khẩu phần ăn có các tỷ lệ protein khác nhau trong khẩu phần đến khối lượng cơ thể gà mái. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác. Babatunde và Fetuga, (1976) cho biết khối lượng cơ thể sống của gà Leghorn giảm khi giảm protein trong khẩu phần (12,0, 14,0 và 16,0%) so với mức (18 và 20%). Một nghiên cứu của Keshavarz (1984) quan sát thấy khối lượng cơ thể thấp hơn và giảm năng suất trong giai đoạn đầu của chu kỳ sản xuất trứng khi gia cầm ăn khẩu phần có protein thấp trong suốt giai đoạn nuôi. Calderon và Jensen (1990) nhận thấy rằng tăng khối lượng cơ thể tăng cùng với mức CP tăng từ 13-16 hoặc 19% trong suốt thời kỳ sản xuất. Yakout (2010) phát hiện ra rằng giá trị tốt nhất của sự thay đổi khối lượng cơ thể được ghi nhận khi cho ăn gà ăn khẩu phần có mức CP cao. Sự thay đổi khối lượng cơ thể gà Hy-Line có ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ protein trong khẩu phần, vì mức CP cao nhất (14%) đạt được giá trị khối lượng cơ thể cao nhất so với mức CP thấp nhất (13%) trong chu kỳ sản xuất trứng (Bouyeh và Gevorgian, 2011). Ngược lại, Hassan và cs. (2000) và Yakout (2000) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về khối lượng cơ thể với các mức CP khác nhau trong khẩu phần ăn của gà đẻ. Meluzzi và cs (2001) cho biết khối lượng cơ thể sống ở 40 tuần tuổi của gà mái Hy-Line Brown không ảnh hưởng bởi các mức CP khác nhau (đối chứng, 170, 150 và 130 g/kg khẩu phần). Mặt khác, Grobas và cs. (1999), Keshavarz và Nakajima (1995), Sohail và cs. (2003) chỉ ra rằng không có tác động đáng kể nào của việc giảm

mức CP trong khẩu phần lên khối lượng cơ thể, tác động này có thể là do sự cân bằng và sẵn có của các axit amin được cung cấp trong khẩu phần thử nghiệm.

3.2. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của gà lông Xước bố mẹ giai đoạn 24 -40 tuần tuổi lông Xước bố mẹ giai đoạn 24 -40 tuần tuổi

3.2.1. Tỷ lệ đẻ

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất của gia cầm sinh sản đó là tỷ lệ đẻ. Khi tỷ lệ đẻ tăng và thời gian đẻ kéo dài sẽ cho năng suất trứng cao và ngược lại. Tỷ lệ đẻ còn phản ánh kết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ chiếu ánh sáng... của đàn gia cầm sinh sản. Nếu các yếu tố này được đảm bảo tốt thì sẽ cho năng suất sinh sản cao.

Năng suất trứng của gia cầm là kết quả hoạt động của rất nhiều gen tham gia trong một số lượng lớn các quá trình sinh hóa học, trong đó có một số gen liên kết với giới tính. Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng..) thì các gen tham gia điều khiển tất cả các quá trình liên quan đến năng suất trứng cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng đó là các yếu tố của bản thân con vật (tuổi thành thục về tính, thay lông..) và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, mùa vụ...). Hệ số di truyền về sản lượng trứng nhìn chung là thấp (0,2 – 0,3).

Để xác định được ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ đẻ của gà, chúng tôi đã theo dõi trong thời gian 17 tuần đẻ (từ 24 – 40 tuần tuổi). Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi Tuần Tuần tuổi NT1 (15% pr) NT2 (15,5% pr) NT3 (16% pr) NT4 (16,5% pr) NT5 (17% pr) P 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 24 10,77 1,55 10,17 1,04 11,93 0,95 13,97 0,76 11,93 0,95 0,014 25 16,50 0,52 16,97 1,09 17,30 0,99 17,13 0,45 16,36 0,28 0,501 26 19,50 0,50 19,66 0,57 19,67 0,76 19,36 0,70 18,20 0,72 0,887 27 20,63 0,70 21,27 0,71 20,80 1,21 20,50 0,50 20,30 0,98 0,708 28 22,07 0,29 22,73 0,28 22,53 1,33 22,07 0,28 21,90 0,50 0,534 29 25,10 0,98 24,93 0,23 24,60 1,49 24,26 1,26 25,40 0,98 0,738 30 27,60 0,50 26,36 0,28 25,90 2,35 25,23 0,45 27,47 0,71 0,124 31 29,03 0,95 28,87 0,23 28,43 1,92 29,03 0,95 29,70 0,52 0,951 32 30,80 0,72 30,50 0,50 30,63 1,09 31,26 0,71 31,13 31,13 0,653 33 32,73 0,28 32,40 0,50 32,36 0,95 32,53 1,00 32,86 32,86 0,881 34 31,26 0,23 31,43 0,45 31,60 0,72 31,60 0,72 31,61 31,61 0,713 35 30,50 0,50 30,51 0,50 31,13 0,70 30,60 1,38 30,63 30,63 0,709 36 30,16 0,28 30,33 0,28 30,46 0,80 30,60 1,38 30,16 30,16 0,953 37 29,20 0,52 29,50 0,01 30,30 0,98 29,83 2,15 29,23 29,23 0,771 38 29,17 0,28 29,33 0,29 29,66 1,15 29,36 1,55 28,73 28,73 0,843 39 28,73 0,23 28,87 0,23 29,23 1,09 29,36 1,55 28,40 28,40 0,747 40 28,26 0,28 28,43 0,28 28,86 0,70 27,93 1,92 27,94 27,94 0,748 Trung bình(%) 26,04 6,05 26,01 6,03 26,20 5,86 26,17 5,66 26,01 26,01 1,000

Tỷ lệ đẻ là thước đo đánh giá năng suất trứng của gà sinh sản, đối với một giống gà tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo dài là kết quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý, đảm bảo thức ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, thỏa mãn nhu cầu sinh lý, sinh sản và nâng cao được tỷ lệ nuôi sống dẫn đến năng suất trứng cao. Gà cũng như các giống gia cầm khác có tỷ lệ đẻ thấp ở những tuần đầu, sau đó tăng dần và đạt tới đỉnh cao ở các tuần tiếp theo trong tháng đẻ thứ 2, thứ 3 và tiếp tục giảm dần, tỷ lệ đẻ thấp ở cuối chu kỳ đẻ, với gà sinh sản thường chỉ cho hiệu quả kinh tế cao với thời gian khai thác từ 9 – 10 tháng đẻ.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy ở 24 tuần tuổi tỷ lệ đẻ của cả 5 nghiệm thức từ 10,17 – 13,97%. Tỷ lệ đẻ tăng dần và đạt cao nhất vào 33 tuần tuổi ở cả 5 nghiệm thức từ 32,36% - 32,86%. Sau đó tỷ lệ đẻ của cả 5 nghiệm thức đều có xu hướng giảm xuống. Đến 40 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ của gà ở các nghiệm thức dao động từ 27,93% - 28,86%. Như vậy, tỷ lệ đẻ của gà ở cả 5 nghiệm thức đều tăng dần đến tuần tuổi 33 sau đó giảm dần. Bảng 3.2 cho thấy: Mức protein trong khẩu phần không ảnh hưởng đến tỷ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông xước bố mẹ giai đoạn 24 40 tuần tuổi (Trang 34)