Tuần tuổi NT1 (15% pr) NT2 (15,5% pr) NT3 (16% pr) NT4 (16,5% pr) NT5 (17% pr) P 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 24 10,77 1,55 10,17 1,04 11,93 0,95 13,97 0,76 11,93 0,95 0,014 25 16,50 0,52 16,97 1,09 17,30 0,99 17,13 0,45 16,36 0,28 0,501 26 19,50 0,50 19,66 0,57 19,67 0,76 19,36 0,70 18,20 0,72 0,887 27 20,63 0,70 21,27 0,71 20,80 1,21 20,50 0,50 20,30 0,98 0,708 28 22,07 0,29 22,73 0,28 22,53 1,33 22,07 0,28 21,90 0,50 0,534 29 25,10 0,98 24,93 0,23 24,60 1,49 24,26 1,26 25,40 0,98 0,738 30 27,60 0,50 26,36 0,28 25,90 2,35 25,23 0,45 27,47 0,71 0,124 31 29,03 0,95 28,87 0,23 28,43 1,92 29,03 0,95 29,70 0,52 0,951 32 30,80 0,72 30,50 0,50 30,63 1,09 31,26 0,71 31,13 31,13 0,653 33 32,73 0,28 32,40 0,50 32,36 0,95 32,53 1,00 32,86 32,86 0,881 34 31,26 0,23 31,43 0,45 31,60 0,72 31,60 0,72 31,61 31,61 0,713 35 30,50 0,50 30,51 0,50 31,13 0,70 30,60 1,38 30,63 30,63 0,709 36 30,16 0,28 30,33 0,28 30,46 0,80 30,60 1,38 30,16 30,16 0,953 37 29,20 0,52 29,50 0,01 30,30 0,98 29,83 2,15 29,23 29,23 0,771 38 29,17 0,28 29,33 0,29 29,66 1,15 29,36 1,55 28,73 28,73 0,843 39 28,73 0,23 28,87 0,23 29,23 1,09 29,36 1,55 28,40 28,40 0,747 40 28,26 0,28 28,43 0,28 28,86 0,70 27,93 1,92 27,94 27,94 0,748 Trung bình(%) 26,04 6,05 26,01 6,03 26,20 5,86 26,17 5,66 26,01 26,01 1,000
Tỷ lệ đẻ là thước đo đánh giá năng suất trứng của gà sinh sản, đối với một giống gà tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo dài là kết quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý, đảm bảo thức ăn cân bằng các chất dinh dưỡng, thỏa mãn nhu cầu sinh lý, sinh sản và nâng cao được tỷ lệ nuôi sống dẫn đến năng suất trứng cao. Gà cũng như các giống gia cầm khác có tỷ lệ đẻ thấp ở những tuần đầu, sau đó tăng dần và đạt tới đỉnh cao ở các tuần tiếp theo trong tháng đẻ thứ 2, thứ 3 và tiếp tục giảm dần, tỷ lệ đẻ thấp ở cuối chu kỳ đẻ, với gà sinh sản thường chỉ cho hiệu quả kinh tế cao với thời gian khai thác từ 9 – 10 tháng đẻ.
Số liệu bảng 3.2 cho thấy ở 24 tuần tuổi tỷ lệ đẻ của cả 5 nghiệm thức từ 10,17 – 13,97%. Tỷ lệ đẻ tăng dần và đạt cao nhất vào 33 tuần tuổi ở cả 5 nghiệm thức từ 32,36% - 32,86%. Sau đó tỷ lệ đẻ của cả 5 nghiệm thức đều có xu hướng giảm xuống. Đến 40 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ của gà ở các nghiệm thức dao động từ 27,93% - 28,86%. Như vậy, tỷ lệ đẻ của gà ở cả 5 nghiệm thức đều tăng dần đến tuần tuổi 33 sau đó giảm dần. Bảng 3.2 cho thấy: Mức protein trong khẩu phần không ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ của gà, trung bình 17 tuần đẻ là 26,01 -26,20%. Tỷ lệ đẻ của gà lông Xước thấp. Gà lông Xước và một số giống gà bản địa khác như gà Ri, gà H Mông, gà Đông Tảo...có năng suất sinh sản thấp. Theo Chowdhury và cs., (2014) khả năng sinh sản của các giống gà bản địa là thấp. Các giống gà bản địa có hiệu suất đẻ thấp hơn so với các giống gà lai do ảnh hưởng của kiểu gen (Choo và cs., 2014). Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng (2016) cho biết, đến 38 tuần tuổi tỷ lệ đẻ trung bình của gà Ri là 39,94% thấp hơn tỷ lệ đẻ của gà Ri lai (51,91%). Tỷ lệ đẻ của con lai F1 (Đông Tảo x Lương Phượng) là 40,29% nhưng gà Đông Tảo thuần có tỷ lệ đẻ bình quân trong 38 tuần là 22,31% (Nguyễn Văn Duy và cs., 2020); tỷ lệ đẻ của gà Đông Tảo thấp hơn gà lông Xước trong nghiên cứu của chúng tôi.
3.2.2. Năng suất trứng
Năng suất trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sinh sản của một đàn gia cầm. Ngoài tỷ lệ đẻ còn cho biết độ thành thục, chất lượng và độ đồng đều của đàn gà. Qua đó ta có thể biết được điều kiện chăn nuôi như thế nào vì tỷ lệ đẻ còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chế độ chiếu sáng kỹ thuật nuôi trong giai đoạn hậu bị.
Để xác định ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần đến năng suất, sản lượng trứng của gà thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và kết quả được trình bày tại bảng 3.3.
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy năng suất trứng (quả/mái/tuần) của gà ở tuần tuổi thứ 24 giữa các nghiệm thức với các tỷ lệ protein khác nhau trong khẩu phần không có sự khác nhau. Năng suất trứng đạt cao nhất ở 33 tuần tuổi đối với NT1 (15% CP) là 2,29 quả; NT2 là 2,27 quả; NT3 là 2,26 quả; NT4 là 2,28 quả và NT5 (17% CP) là 2,30 quả. Qua 17 tuần đẻ, năng suất trứng ở NT1 là 1,82 quả; NT2 là
1,82 quả; NT3 là 1,8 quả; NT4 là 1,83 quả và NT5 là 1,82 quả. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các mức protein khác nhau trong khẩu phần không ảnh hưởng đến năng suất trứng của gà đẻ lông Xước (P=1,000). Do không có sự khác biệt về tỷ lệ đẻ trứng nên năng suất trứng của gà tương tự nhau giữa các nghiệm thức trung bình đạt 1,82 -1,83 quả/mái/ tuần. Kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thịnh và cs., (2021) khi nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lạc Thuỷ trung bình đạt 2,5 quả/mái/tuần và ở gà F1 (Đông Tảo x Lương Phượng) là 2,82 quả/mái/tuần nhưng cao hơn gà Đông Tảo 1,56 quả/mái/tuần (Nguyễn Văn Duy và cs., 2021).
Bảng 3.3. Năng suất trứng của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi (quả/mái/tuần) Tuần tuổi NT1 (15% pr) NT2 (15,5% pr) NT3 (16% pr) NT4 (16,5% pr) NT5 (17% pr) P 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 𝑋̅ SD 24 0,76 0,10 0,71 0,06 0,83 0,06 0,97 0,05 0,83 0,07 0,013 25 1,16 0,04 1,18 0,07 1,21 0,06 1,20 0,03 1,14 0,01 0,497 26 1,36 0,06 1,38 0,04 1,37 0,05 1,35 0,05 1,34 0,05 0,869 27 1,44 0,05 1,49 0,05 1,46 0,08 1,43 0,03 1,42 0,06 0,701 28 1,54 0,02 1,58 0,01 1,57 0,09 1,54 0,01 1,53 0,03 0,575 29 1,75 0,06 1,74 0,02 1,72 0,10 1,70 0,08 1,78 0,06 0,762 30 1,93 0,03 1,84 0,01 1,81 0,16 1,76 0,03 1,92 0,05 0,121 31 2,03 0,06 2,02 0,02 1,99 0,13 2,03 0,07 2,01 0,04 0,944 32 2,16 0,05 2,13 0,03 2,14 0,07 2,18 0,05 2,17 0,02 0,651 33 2,29 0,02 2,27 0,03 2,26 0,07 2,28 0,07 2,30 0,03 0,893 34 2,19 0,01 2,20 0,03 2,21 0,05 2,22 0,05 2,23 0,03 0,674 35 2,13 0,03 2,13 0,04 2,17 0,05 2,14 0,09 2,14 0,05 0,871 36 2,11 0,02 2,12 0,02 2,13 0,06 2,14 0,10 2,11 0,05 0,934 37 2,04 0,04 2,07 0,01 2,12 0,07 2,09 0,15 2,04 0,07 0,758 38 2,04 0,02 2,06 0,02 2,08 0,08 2,06 0,10 2,01 0,08 0,825 39 2,01 0,02 2,02 0,02 2,04 0,08 2,05 0,10 2,00 0,07 0,764 40 1,98 0,02 1,99 0,02 2,02 0,05 1,96 0,13 1,95 0,04 0,737 Trung bình 1,82 0,42 1,82 0,41 1,83 0,40 1,83 0,39 1,82 0,41 1,000
Kết quả này tương tự báo cáo của Hsu và cs. (1998), nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn ít protein (14%) và bình thường (17%) trong thời gian thử nghiệm (5 tuần) và không có sự thay đổi về sản lượng trứng giữa các mức CP trong khẩu phần. Ngoài ra, Junqueira và cs., (2006) chỉ ra rằng sản lượng trứng là tương đương giữa khẩu phần 16 và 20% CP trong giai đoạn sản xuất thứ hai. Zeweil và cs. (2011) ghi nhận rằng sản lượng trứng không bị ảnh hưởng bởi mức CP trong khẩu phần (12, 14 và 16%) của gà đẻ Baheij.
Một nghiên cứu khác cho thấy sản lượng trứng được duy trì tốt với những gia cầm được cho ăn chế độ có CP thấp trong 8 tháng đầu của chu kỳ sản xuất nhưng có xu hướng bị suy giảm sau đó. Hiệu suất năng suất của gà đẻ có thể vẫn đạt yêu cầu đối với khẩu phần CP thấp trong thời gian ngắn sản xuất, trong khi cho ăn lâu dài với khẩu phần CP thấp có thể không đủ, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của quá trình sản xuất (Khajali và cs., 2008; Alagawany và cs., 2014).
Ngược lại, (McDonald, 1979) cho biết sản lượng trứng tăng lên đáng kể ở mức CP 16 và 18% trong khẩu phần so với mức thấp 14,3%. Saxena và cs. (1986) đã tiến hành một nghiên cứu để đánh giá tác động của các mức độ khác nhau của protein trong khẩu phần (15, 17 và 19%) đến năng suất của gà đẻ trong giai đoạn 18-33 tuần tuổi và báo cáo lượng protein trong khẩu phần ăn tối ưu (15%) cho gà đẻ vào mùa đông. Số lượng trứng đã được cải thiện về mặt thống kê bằng cách tăng mức protein trong khẩu phần từ 13-19% trong khẩu phần của gà đẻ Leghorn (Calderon và Jensen, 1990). Theo xu hướng này, tỷ lệ sản xuất trứng và sản lượng trứng (g/gà mái/ngày) đã ảnh hưởng bởi mức CP (130, 150 và 170 g CP /kg TĂ ) trong khẩu phần của gà đẻ (P <0,05). Do đó, mức CP cao (170 g/kg ) đạt được giá trị sản lượng trứng tốt nhất so với các mức khác (Meluzzi và cs., 2001). Bunchasak và cs., (2005) cho biết rằng những gà ăn khẩu phần chứa 14% CP có sản lượng trứng và khối lượng trứng kém hơn những gà ăn khẩu phần chứa 16 hoặc 18% CP trong thời kỳ cao điểm. Một nghiên cứu của Abd El-Maksoud và cs., (2011) cũng đã xác nhận ảnh hưởng đáng kể của các mức CP khác nhau đối với sản lượng trứng, được tăng lên khi tăng mức CP từ 12- 16% đối với khẩu phần gà đẻ. Ngoài ra, Bouyeh và Gevorgian (2011) cho biết sản
lượng trứng gà mái bị ảnh hưởng bởi các mức CP khác nhau, trong đó CP 14% (mức cao) đạt được giá trị cao nhất về sản lượng trứng sau thời kỳ sản xuất cao điểm (P
<0,005). Hơn nữa, nhiều tác giả công bố rằng sản lượng trứng được cải thiện bằng
cách tăng lượng CP trong khẩu phần ăn (Hassan và cs., 2000; Yakout và cs., 2004; Novak và cs., 2006, 2008).
3.2.3. Khối lượng trứng