.Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà đẻ nuôi tại trại công ty giống gia cầm ngọc mừng huyện đông anh, hà nội (Trang 32)

3.4.1.Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gà sinh sản

* Tỷ lệ sống

Tổng số gà nuôi sống đế cuối kỳ (con)

- Tỷ lệ nuôi sống ( %) = x 100

Tổng số gà đầu kỳ (con) * Tỷ lệ đẻ

Số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

- Tỷ lệ đẻ (%)= x100 (cá thể)

Số ngày trong kỳ

Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

- Tỷ lệ đẻ (%) = x100

Tổng số gia cầm mái bình quân trong kỳ (con) x số ngày trong kỳ

* Năng suất trứng

Tổng đàn đẻ trứng trong một ngày x 7 ngày - NST/ (quả/mái/tuần) % =

Số mái bình quân trong kỳ (con)

- Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ = Tổng số trứng đẻ ra trong 1 ngày x 7 ngày

* Tỷ lệ mắc bệnh

Số con mắc bệnh

-Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100

Số con theo dõi * Tỷ lệ khỏi bệnh

Số con khỏi bệnh

-Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100

Số con điều trị

3.4.2. Phương pháp theo dõi

- Cập nhật thông tin thông qua sổ sách của công ty.

- Trực tiếp hỏi thông tin và tự tìm hiểu qua các nguồn khác.

- Trực tiếp thực hiện đầy đủ qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà sinh sản tại công ty.

- Quan sát trực tiếp đàn gà hằng ngày.

- Theo dõi tình hình mắc bệnh để kịp thời xử lý và điều trị bệnh.

- Theo dõi, ghi chép số liệu chính xác, trung thực về diễn biến tình hình sản xuất của đàn gà.

Bảng 3.1. Thành phần giá trị, dinh dưỡng cám 524

Thành phần Đơn vị Giá trị

Độ ẩm (max) % 14

Đạm (min) % 17

Năng lượng trao đổi Kcal/kg 2700

Xơ thô % 6

Can xi % 3,4 – 4,8

Menthionine Cystine % 0,7

Phốt pho tổng số % 0,4 – 1,0

Lysine tổng số % 0,7

Hàm lượng kháng sinh Mg/kg Không có

* Thức ăn và cách cho ăn

- Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà sinh sản của công ty CP - Cách cho ăn:

Cho gà ăn 2 bữa trong ngày: lần 1 cho ăn vào buổi sáng 70%, lần 2 vào buổi chiều, chia đều 30% lượng thức ăn mỗi ngày trên mỗi lần cho ăn.

Bảng 3.2: Khẩu phần thức ăn cho gà đẻ

Tuần Thức ăn Liều lượng cho ăn

( gram/con/ngày)

19 - 25 Cám gà đẻ 524 công ty CP 100 – 110 25- 35 Cám gà đẻ 524 công ty CP 110 – 120 35 - 42 Cám gà đẻ 524 công ty CP 110 - 130 * Chú ý:

Không được giảm khẩu phần thức ăn khi tỷ lệ đẻ của đàn gà còn cao, chỉ giảm khi tỷ lệ đẻ tụt xuống. Tránh để dư thừa thức ăn sẽ gây bệnh cũng như chi phí thức ăn cao.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ CHUYÊN ĐỀ

4.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho đàn gà

4.1.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

- Chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà Ai Cập lai tại Công ty cổ phần giống gia cầm Ngọc Mừng, xã Liên Hà, huyện Đông Anh - Hà Nội, đàn gà được bắt đầu nuôi từ ngày 15/04/2018

- Kiểu chuồng: chuồng lồng kích thước 70 x 9 m gồm 1800 ô lồng kích thước 40 x 60 x 45 cm

- Máng ăn: máng dài (đổ tay) - Máng uống: máng dài

- Thức ăn: hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà sinh sản giai đoạn từ 19 tuần tuổi - loại thải.

- Thời gian chiếu sáng : 16h/ngày

* Nước uống:

- Nước uống với gà đẻ là không thể thiếu dù trong bất kỳ trường hợp nào. Vì vậy trong quá trình thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chúng tôi luôn đảm bảo gà có nước sạch và mát. Chúng tôi kiểm tra nước 2 lần một ngày. Làm vệ sinh máng uống 1 lần/1 ngày.

Vì vậy, buổi sáng từ 5- 6h chúng tôi bật điện và đảo thức ăn còn trong máng, kiểm tra máng uống nước.

Nếu phải cho gà uống thuốc, chúng tôi chia làm 2 lần: 8 - 10 giờ cho uống thuốc, 14 -16 giờ, cho uống vitamin. Trước khi dùng thuốc, cắt nước khoảng 30 phút, pha thuốc vào xô sau đó mới đổ vào bình, nếu dùng vitamin không phải cắt nước.

4.1.2. Công tác vệ sinh, phòng bệnh

* Công tác vệ sinh

Bên cạnh việc nuôi dưỡng thì công tác thú y cũng là vấn đề rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả chăn nuôi. Hiểu rõ điều này, tại các trang trại luôn có kế hoạch chủ động trong việc phòng bệnh cho đàn gà.

- Hàng ngàyquét dọn máng ăn, cám thừa còn lại trước khi cho gà ăn. - Tẩy và thông sạch đường ống nước uống của gà 1 tuần 1 lần.

- Thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi. - Thường xuyên diệt chuột và côn trùng ở khu vực chăn nuôi. - Cắt cỏ và phát quang cây cối xung quanh khu vực chuồng nuôi. - Rắc vôi lối đi, các khu vực xung quanh chuồng nuôi và cổng.

- Phun sát trùng định kỳ xung quang trại 2 tuần 1 lần và bên trong chuồng nuôi 1 tuần 1 lần.

- Rắc men vi sinh định kỳ 2 tuần 1 lần đối với chuồng lồng và 7 ngày với chuồng nền. Dọn và thay chất độn chuồng định kỳ 3 tháng 1 lần chuồng nền và 4 tháng với chuồng lồng.

- Chất độn chuồng được thu dọn vào bao tải sau đó được vận chuyển ra một khu vực riêng.

- Xác gà chết được mổ khám để chẩn đoán bệnh. Gà bị bệnh nguy hiểm

Trong chăn nuôi, khâu phòng bệnh cho gà là vô cùng quan trọng và cần thiết, cần định kỳ trộn phòng các loại thuốc phòng bệnh. Đặc biệt đối với gà tiêm phòng vắc xin Newcasle, Gumboro, cúm, Viêm thanh khí quản truyền nhiễm là một trong những bệnh thường mắc trên gà nên tiêm phòng.

Bảng 4.1. Lịch phòng bệnh của gà tại trại từ 19 - 42 tuần Tuần Tuần

tuổi Loại vắc xin Phòng bệnh Phương pháp dùng Liều lượng

(ml/con) 20 ND30+ IB4-91 Newcastle

IB bể thận

Nhỏ mắt

21 Coryza (250ml) Sưng phù đầu Tiên bắp 0,25 25 Mac5 clone 30 Newcastle

Viêm phế quản truyền nhiễm

Nhỏ mắt

30 ND CLONE 30 Newcastle Nhỏ mắt

36 H5N1 Cúm gà Tiêm bắp, tiêm lườn 0,5

39 New k Newcastle Tiêm bắp 0,5

4.2. Kết quả công tác chăm sóc và nuôi dưỡng

Trong thời gian làm việc tại trại tôi luôn quan tâm và chú trọng trong việc cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất, ăn đúng giờ giấc. Một ngày được chia làm 2 lần cho ăn, sáng 1 lần và chiều 1 lần đảm bảo đủ khẩu phần ăn. Tổng cộng tôi thực hiện được 368 lần cho ăn đạt tỷ lệ 100%. Tôi vệ sinh máng ăn hàng ngày cho gà để đảm báo vệ sinh, cũng như hạn chế bệnh tật, tôi đã thực hiện được 184 lần , đạt tỷ lệ 100% . Vệ sinh máng uống 1 lần/ngày và tôi đã thực hiện được tổng cộng 184 lần đạt 100%. Thu nhặt trứng 2 lần/ngày sáng (10h) và chiều (14h), tôi đã thực hiện được 368 lần thu nhặt trứng đạt 100%. Sau khi thu nhặt trứng song chúng tôi tiến hành nhập trứng cho kho và tôi đã tham gia thực hiện được 100% số lần nhập trứng cho kho. Tôi đều kiểm tra gà 1 lần/ngày để kịp thời phát hiện và xử lý khi gà mắc bệnh.

Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày và trong 6 tháng thực tập tại trại trong đó có 5 tháng 10 ngày tôi nuôi dưỡng và chăm sóc gà Ai cập lai sinh sản tôi đã thực hiện được 160 lần vệ sinh sát trùng, đạt tỷ lệ 100%. 24lần quét và rắc vôi bột đường đi, đạt tỷ lệ 100 %. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 1 lần/tuần bằng thuốc sát trùng virkon S của BAYER pha 100g với 20 lít nước phun 300 ml dung dịch đã pha trên cho 1 m2 bề mặt, lịch sát trùng là 1 lần /1 tuần, tôi thực hiện 24 lần đạt tỷ lệ 100%.

Thụ tinh cho gà 184 lần, đạt tỷ lệ 100%. Kết quả được thể hiện chi tiết tại bảng 4.2:

Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

STT Công việc Số lượng

(số lần)

Tỷ lệ ( % )

1 Cho gà ăn hàng ngày 368 100

2 Quét dọn máng ăn 184 100

3 Vệ sinh đường nước uống 24 100

4 Thu nhặt trứng 184 100

5 Nhập trứng cho kho 184 100

6 Kiểm tra đàn gà 184 100

7 Phối tinh gà 184 100

4.3. Kết quả của chuyên đề về khả năng sản xuất của gà mái Ai Cập lai

Hằng ngày trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng, tôi luôn ghi chép chính xác các diễn biến của đàn gà.

4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại

cảnh của gia cầm. Nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Mỗi giống khác nhau có sức sống và khả năng kháng bệnh khác nhau nên tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y.

Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà mái Ai Cập lai từ 19 - 42 tuần tuổi kết quả thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ai Cập lai từ 19- 42 tuần tuổi

Tuần tuổi Số gà đầu kỳ (con) Số gà cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống theo kỳ (%) TLNS tiêu chuẩn (%) 19 500 500 100,00 100,00 20 500 499 99,79 99,80 21 499 499 100,00 100,00 22 499 493 99,17 98,79 23 493 493 100,00 100,00 24 493 492 99,78 99,40 25 492 492 100,00 100,00 26 492 492 100,00 100,00 27 492 491 99,79 99,20 28 491 491 100.00 100,00 29 491 491 100,00 100,00 30 491 490 99,79 98,90 31 490 490 100,00 100,00 32 490 490 100,00 100,00 33 490 485 98,95 98,97 34 485 480 98,36 98,60 35 480 475 99,93 98,95 36 475 475 100,00 100,00 37 475 471 99,35 99,15 38 471 470 99.78 98,30 39 470 470 100,00 100,00

40 470 469 99,78 98,10

41 469 468 99,78 97,00

42 468 467 99,78 97,90

Cả kỳ 94,2 95,1

Qua bảng 4.3. cho thấy:

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Ai Cập lai giai đoạn 19 - 42 tuần tuổi tương đối cao đạt 93,97%. Giai đoạn này điều kiện thời tiết chuyển mùa, khắc nghiệt, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà. Tuy nhiên, gà Ai Cập lai có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết Việt Nam, khả năng chống chịu bệnh tốt, số con chết và loại thải không đáng kể.

Trong quá trình nuôi dưỡng, chúng tôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xuyên theo dõi những biểu hiện khác thường của đàn gà để kịp thời phát hiện và đưa ra phương pháp phòng và trị bệnh thích hợp. Ngoài ra, thường xuyên cho gà uống điện giải, bổ sung vitamin để giảm stress, tăng sức đề kháng cho gà.

Trong giai đoạn này, tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ở các tuần tuổi 33, 34, 35, 37, 38, 40, 41, 42 giảm chủ yếu là do chúng tôi tiến hành loại thải một số gà đẻ kém hoặc không đẻ, yếu ớt, lòi dom, mào tích nhợt nhạt...

Từ thực tế nuôi dưỡng và kết quả phân tích trên, chúng tôi đánh giá gà Ai Cập lai có tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam nói chung cũng như ở huyện Đông Anh - Hà Nội nói riêng. Đây là thuận lợi cơ bản cho việc phát triển chăn nuôi gà ở nông hộ.

4.3.2. Tỷ lệ đẻ qua các tuần tuổi

Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ theo tuần và năng suất trứng trên mái đầu kỳ của gà Ai Cập lai được ghi lại tại bảng 4.6.

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ qua các tuần tuổi Tuần tuổi Tổng số đàn gà Số trứng đẻ Tuần tuổi Tổng số đàn gà Số trứng đẻ trong 1 ngày 21 499 178,1 22 493 61,1 23 493 141,1 24 492 192,9 25 492 267,8 26 492 365,3 27 491 380,0 28 491 421,0 29 491 427,9 30 491 420,6 31 490 430,3 32 490 422,8 33 485 425,5 34 480 428,4 35 475 423,9 36 475 430,8 37 471 429,1 38 470 429,4 39 470 429,0 40 469 422,7 41 468 404,5 42 467 402,3

Qua bảng 4.4: cho thấy tổng số trứng trong 1 ngày của đàn gà ở tuần thứ 22 là 61,1 quả/mái/tuần tăng lên 430,8 quả/mái/tuần ở tuổi đẻ cao nhất tuần thứ 36, năng suất trứng có xu hướng tăng nhanh dần khi bắt đầu đẻ trong tuần 23, sau đó tăng từ từ và đạt tỷ lệ cao nhất ở tuần thứ 36, sau khi đẻ đạt đỉnh cao năng suất trứng giảm nhẹ gần cho đến khi hết kỳ theo dõi. Qua đây ta thấy rõ năng suất trứng tỷ lệ thuận với tổng đàn gà đẻ.

4.3.3. Kết quả Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Ai Cập lai qua các tuần tuổi

Để đánh giá được giá trị gống nhất là đối với gà đẻ thì hai chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ đẻ và năng suất trứng. Chính vì vậy trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở tôi đã theo dõi chi tiết và thu được kết quả trình bày rất rõ qua các bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Ai Cập lai qua các tuần tuổi Tuần Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ thực tế (%) Năng suất trứng (quả/mái/tuần) % 21 5,10 0,36 22 12,40 0,12 23 28,63 0,29 24 39,22 0,55 25 54,44 0,74 26 77,43 0,77 27 85,74 0,85 28 86,98 0,87 29 87,16 0,86 30 85,68 0,87 31 87,82 0,86 32 86,29 0,87 33 87,74 0,98 34 89,26 0,98 35 90,21 0,90 36 90,70 0,91 37 91,12 0,91 38 91,37 0,91 39 91,21 0,91 40 90,13 0,90 41 86,44 0,86 42 86,16 0,86 TB 0,87

Qua bảng 4.5 cho thấy: sản lượng trứng ở tuần tuổi 21 là 0,36 quả/mái/tuần tăng lên 0,91 quả/mái/tuần ở tuổi đẻ đỉnh cao năng suất trứng có xu hướng tăng nhanh dần khi bắt đầu đẻ đến tuần thứ 26, sau đó tăng từ từ và đạt đỉnh cao ở tuần thứ 38. Sau khi đạt đỉnh cao năng suất trứng giảm chậm dần cho đến khi kết thúc giai đoạn theo dõi. Qua đây ta thấy năng suât trứng tỷ lệ thuận với tỷ lệ đẻ,ví dụ như khi gà đạt tỷ lệ cao nhất là 91,37 % ở tuần 38 thì năng suất trứng ở tuần 38 cũng là cao nhất với 7,29 quả/mái/tuần.

Đồ thị 4.4. Tỷ lệ đẻ của gà Ai Cập lai qua các tuần tuổi

Qua bảng 4.5 và đồ thị 4.4 ta thấy từ tuần 21- 26 tỷ lệ đẻ của gà tăng rất nhanh từ 5,10 - 77,43% chính vì thế tỷ lệ đẻ đi lên một đường thẳng đứng. Sau đó tỷ lệ đẻ cao từ tuần 27 và cao nhất là 91,37 % ở tuần 38. Giai đoạn 41- 42 tuần tuổi tỷ lệ đẻ giảm mạnh là do thời điểm này nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ trong chuồng tăng cao dẫn đến đàn gà bị stress.

Tỷ lệ đẻ đạt không được cao, lý do một phần do phẩm chất giống không tốt; do trong quá trình nuôi dưỡng, thụ tinh không loại thải những gà bị

tịt không đẻ được hoặc do thức ăn dùng cho gà không phù hợp nên gà không đạt được tỷ lệ đẻ tốt nhất.

4.4. Kết quả điều trị bệnh cho gà tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại tôi đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà cùng với kỹ thuật của trại. Qua đó tôi đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh Stt Tên bệnh Số gà điều trị

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà đẻ nuôi tại trại công ty giống gia cầm ngọc mừng huyện đông anh, hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)