.Tỷ lệ nuôi sống

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà đẻ nuôi tại trại công ty giống gia cầm ngọc mừng huyện đông anh, hà nội (Trang 38)

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khoẻ, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại

cảnh của gia cầm. Nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Mỗi giống khác nhau có sức sống và khả năng kháng bệnh khác nhau nên tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y.

Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà mái Ai Cập lai từ 19 - 42 tuần tuổi kết quả thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ai Cập lai từ 19- 42 tuần tuổi

Tuần tuổi Số gà đầu kỳ (con) Số gà cuối kỳ (con) Tỷ lệ nuôi sống theo kỳ (%) TLNS tiêu chuẩn (%) 19 500 500 100,00 100,00 20 500 499 99,79 99,80 21 499 499 100,00 100,00 22 499 493 99,17 98,79 23 493 493 100,00 100,00 24 493 492 99,78 99,40 25 492 492 100,00 100,00 26 492 492 100,00 100,00 27 492 491 99,79 99,20 28 491 491 100.00 100,00 29 491 491 100,00 100,00 30 491 490 99,79 98,90 31 490 490 100,00 100,00 32 490 490 100,00 100,00 33 490 485 98,95 98,97 34 485 480 98,36 98,60 35 480 475 99,93 98,95 36 475 475 100,00 100,00 37 475 471 99,35 99,15 38 471 470 99.78 98,30 39 470 470 100,00 100,00

40 470 469 99,78 98,10

41 469 468 99,78 97,00

42 468 467 99,78 97,90

Cả kỳ 94,2 95,1

Qua bảng 4.3. cho thấy:

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Ai Cập lai giai đoạn 19 - 42 tuần tuổi tương đối cao đạt 93,97%. Giai đoạn này điều kiện thời tiết chuyển mùa, khắc nghiệt, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gà. Tuy nhiên, gà Ai Cập lai có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết Việt Nam, khả năng chống chịu bệnh tốt, số con chết và loại thải không đáng kể.

Trong quá trình nuôi dưỡng, chúng tôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xuyên theo dõi những biểu hiện khác thường của đàn gà để kịp thời phát hiện và đưa ra phương pháp phòng và trị bệnh thích hợp. Ngoài ra, thường xuyên cho gà uống điện giải, bổ sung vitamin để giảm stress, tăng sức đề kháng cho gà.

Trong giai đoạn này, tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ở các tuần tuổi 33, 34, 35, 37, 38, 40, 41, 42 giảm chủ yếu là do chúng tôi tiến hành loại thải một số gà đẻ kém hoặc không đẻ, yếu ớt, lòi dom, mào tích nhợt nhạt...

Từ thực tế nuôi dưỡng và kết quả phân tích trên, chúng tôi đánh giá gà Ai Cập lai có tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam nói chung cũng như ở huyện Đông Anh - Hà Nội nói riêng. Đây là thuận lợi cơ bản cho việc phát triển chăn nuôi gà ở nông hộ.

4.3.2. Tỷ lệ đẻ qua các tuần tuổi

Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ theo tuần và năng suất trứng trên mái đầu kỳ của gà Ai Cập lai được ghi lại tại bảng 4.6.

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ qua các tuần tuổi Tuần tuổi Tổng số đàn gà Số trứng đẻ Tuần tuổi Tổng số đàn gà Số trứng đẻ trong 1 ngày 21 499 178,1 22 493 61,1 23 493 141,1 24 492 192,9 25 492 267,8 26 492 365,3 27 491 380,0 28 491 421,0 29 491 427,9 30 491 420,6 31 490 430,3 32 490 422,8 33 485 425,5 34 480 428,4 35 475 423,9 36 475 430,8 37 471 429,1 38 470 429,4 39 470 429,0 40 469 422,7 41 468 404,5 42 467 402,3

Qua bảng 4.4: cho thấy tổng số trứng trong 1 ngày của đàn gà ở tuần thứ 22 là 61,1 quả/mái/tuần tăng lên 430,8 quả/mái/tuần ở tuổi đẻ cao nhất tuần thứ 36, năng suất trứng có xu hướng tăng nhanh dần khi bắt đầu đẻ trong tuần 23, sau đó tăng từ từ và đạt tỷ lệ cao nhất ở tuần thứ 36, sau khi đẻ đạt đỉnh cao năng suất trứng giảm nhẹ gần cho đến khi hết kỳ theo dõi. Qua đây ta thấy rõ năng suất trứng tỷ lệ thuận với tổng đàn gà đẻ.

4.3.3. Kết quả Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Ai Cập lai qua các tuần tuổi

Để đánh giá được giá trị gống nhất là đối với gà đẻ thì hai chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ đẻ và năng suất trứng. Chính vì vậy trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở tôi đã theo dõi chi tiết và thu được kết quả trình bày rất rõ qua các bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Ai Cập lai qua các tuần tuổi Tuần Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ thực tế (%) Năng suất trứng (quả/mái/tuần) % 21 5,10 0,36 22 12,40 0,12 23 28,63 0,29 24 39,22 0,55 25 54,44 0,74 26 77,43 0,77 27 85,74 0,85 28 86,98 0,87 29 87,16 0,86 30 85,68 0,87 31 87,82 0,86 32 86,29 0,87 33 87,74 0,98 34 89,26 0,98 35 90,21 0,90 36 90,70 0,91 37 91,12 0,91 38 91,37 0,91 39 91,21 0,91 40 90,13 0,90 41 86,44 0,86 42 86,16 0,86 TB 0,87

Qua bảng 4.5 cho thấy: sản lượng trứng ở tuần tuổi 21 là 0,36 quả/mái/tuần tăng lên 0,91 quả/mái/tuần ở tuổi đẻ đỉnh cao năng suất trứng có xu hướng tăng nhanh dần khi bắt đầu đẻ đến tuần thứ 26, sau đó tăng từ từ và đạt đỉnh cao ở tuần thứ 38. Sau khi đạt đỉnh cao năng suất trứng giảm chậm dần cho đến khi kết thúc giai đoạn theo dõi. Qua đây ta thấy năng suât trứng tỷ lệ thuận với tỷ lệ đẻ,ví dụ như khi gà đạt tỷ lệ cao nhất là 91,37 % ở tuần 38 thì năng suất trứng ở tuần 38 cũng là cao nhất với 7,29 quả/mái/tuần.

Đồ thị 4.4. Tỷ lệ đẻ của gà Ai Cập lai qua các tuần tuổi

Qua bảng 4.5 và đồ thị 4.4 ta thấy từ tuần 21- 26 tỷ lệ đẻ của gà tăng rất nhanh từ 5,10 - 77,43% chính vì thế tỷ lệ đẻ đi lên một đường thẳng đứng. Sau đó tỷ lệ đẻ cao từ tuần 27 và cao nhất là 91,37 % ở tuần 38. Giai đoạn 41- 42 tuần tuổi tỷ lệ đẻ giảm mạnh là do thời điểm này nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ trong chuồng tăng cao dẫn đến đàn gà bị stress.

Tỷ lệ đẻ đạt không được cao, lý do một phần do phẩm chất giống không tốt; do trong quá trình nuôi dưỡng, thụ tinh không loại thải những gà bị

tịt không đẻ được hoặc do thức ăn dùng cho gà không phù hợp nên gà không đạt được tỷ lệ đẻ tốt nhất.

4.4. Kết quả điều trị bệnh cho gà tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại tôi đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà cùng với kỹ thuật của trại. Qua đó tôi đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh Stt Tên bệnh Số gà điều trị Stt Tên bệnh Số gà điều trị ( con ) Số gà khỏi bệnh ( con ) Tỷ lệ khỏi ( % ) 1 Bệnh chết do nóng 500 485 97 2 CRD 485 475 97,93 3 E.coli 475 462 97,26

Qua bảng 4.8 cho thấy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà Ai Cập lai mắc một số bệnh như CRD, E.coli, bệnh chết do E.coli có tỷ lệ chết cao hơn so với các bệnh còn lại do công tác điều trị theo dõi chưa được tốt. Bệnh chết do nóng là 10 gà, bệnh chết do CRD là 10 gà, bênh chết do E.coli

là 13 gà, tổng số con chết do bệnh là 33 con.

4.5. Công tác khác

Trong khoảng thời gian thực tập tại trại ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà phục vụ cho chuyên đề ra, tôi còn tham gia rất nhiều công việc khác của trại như:

* Phối giống nhân tạo cho gà mái

- Lấy ống dẫn tinh trong thùng bảo quản ra, lắp vào súng bắn tinh. Nâng súng lên để bọt khí nổi lên trên đầu ống dẫn tinh, bóp cò súng đẩy hết bọt khí ra ngoài.

- Bắt gà mái nhẹ nhàng lên, tay trái cầm 2 chân dốc đầu gà xuống dưới, tay phải đẩy lưng gà mái vào 2 khe đùi. Sau đó dùng hai tay bộc lộ lỗ huyệt của gà mái ra bằng cách dùng 2 ngón cái và 2 ngón trỏ ấn nhẹ xung quanh lỗ huyệt xuống, đồng thời dùng hai đùi kẹp sẽ tạo ra áp lực cho âm đạo lộn ra. - Khi âm đạo lộn ra hết sẽ xuất hiện một lỗ tròn nhỏ, đây chính là vòng cơ giáp ranh giữa âm đạo và tử cung, lúc này một người cầm súng bắn tinh nhẹ nhàng đưa đầu ống dẫn tinh vào tử cung và khi có cảm giác hẫng tay tức là ống dẫn tinh đã qua được cơ vòng âm đạo, nhanh chóng bóp cò súng để đẩy một lượng tinh dịch đã định sắn vào tử cung của gà mái. Sau đó nhẹ nhàng rút súng ra, sau khi rút súng ra người bắt gà dùng 2 ngón tay cái và 2 ngón tay trỏ kéo nhẹ hậu môn lên, mở hai đùi ra để trả tử cung về vị trí cũ và thả gà.

* Các công việc khác

Thường xuyên kiểm tra gà, phát hiện, đánh dấu và xử lý những gà có vấn đề khác thường để tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thời.

- Kiểm tra và sửa chữa lại máng nước bị hỏng, thay rèm che, bóng điệnhỏng. - Quét dọn kho để trấu và thức ăn, đi đóng trấu, đóng vôi, vận chuyển thức ăn. - Kiểm tra cá thể để loại bỏ những gà không còn khả năng sinh sản. - Kiểm tra, vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại gà của công ty cổ phần giống gia cầm Ngọc Mừng xã Liên Hà - Đông Anh -Hà Nội , em có một số kết luận về trại như sau :

- Về hiệu quả chăn nuôi của trại: + Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt

+ Gà đẻ trứng đều và năng suất trứng cao. Chất lượng trứng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y.

+ Tỷ lệ nuôi sống gà đẻ tại trại cao đạt tỷ lệ trên 86,56%

+ Tỷ lệ gà được chữa khỏi khi mắc bệnh cao, công tác điều trị bệnh tốt. - Về công tác thú y của trại:

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Tỷ lệ phòng vắc xin cho đàn gà đạt 100%.

- Những chuyên môn đã được học tại trại :

+ Tiêm vắc xin

+ Chuẩn đoán và điều trị bệnh cho gà

+ Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà sinh sản tại trại. + Cách thức quản lý, tổ chức của trại.

5.2. Đề nghị

+ Trại gà cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc để giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

+ Cải tiến chế độ dinh dưỡng để gà cho sản lượng trứng cao và chất lượng trứng tốt nhất.

+ Trại nên loại bỏ những con gà không sinh sản, gà yếu ra để không tốn thức ăn, để đàn gà đạt tỷ lệ đẻ cao hơn.

+ Khâu vệ sinh, sát trùng, điều trị bệnh phải thực hiện một cách sát sao và nghiêm ngặt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn, Lương Thị Hồng, Nguyễn Đăng Vang (2001), “Nghiên cứu một số đặc điểm về ngoại hình và tính năng sản xuất của gà Mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung”, Báo cáo Khoa học Chăn nuôi thú y, thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2001, tr. 244-253. 2. Nguyễn Huy Đạt, Lê Thị Ân, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thành Đồng, Phạm

Bích Hường (2002), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng hoa dòng M1, M2 nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh”, Báo cáo khoa học năm 2001, phần nghiên cứu giống gia cầm, Viện Chăn nuôi Quốc gia, Hà Nội tháng 8/ 2002, tr. 120-131.

3. Bùi Hữu Đoàn (2010), “Đánh giá khả năng sản xuất trứng của gà F1 (Lerghorn x Ai Cập)”, Tạp trí chăn nuôi số 6-2010, tr. 20-21

4. Trần Long (1994), Xác định đặc điểm di truyền 1 số tính trạng sản xuất và lựa chọn giống thích hợp với các dòng gà thịt Hybro HV85, Luận án Phó tiến sĩ KHNN, Viện KHKT Việt Nam, tr. 36, 95 - 110.

5. Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thanh Sơn (1996), "Nghiên cứu các tổ hợp lai giữa hai dòng gà thịt HV85 và Plymouth Rock", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm (1986 -1996), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26 - 30.

6. Lê Thị Nga (2004), "Nghiên cứu khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà Kabir với gà Tam Hoàng Jiangcun", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi gà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 180. 7. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình (1985), “Một số chỉ tiêu về tính năng sản

xuất và chất lượng trứng - thịt gà Ri”, Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969-1984, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 100-107.

8. Hồ Xuân Tùng (2009), Khả năng sản xuất của một số công thức lai giữa gà Lương Phượng và gà Ri để phục vụ chăn nuôi nông hộ, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, tr. 67-70.

9. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

10. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Lê Thu Hiền, Nguyễn Quý Khiêm, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Liên Hương (2004), "Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng hoa Trung Quốc", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 39.

II. Tài liệu nước ngoài

11. Chen B. J., Noll S. L., Waibel f. E. (1994), "Dietary biotin and Turker breeder perfomance", Poultry Science USA, May vol,73 (5), pp. 682-686, 12. Morris T. P. (1967), "Light requirements of the fowl, In: Carter, T, C:

Environment control in poultry production, Oliver and Boys, Edinburgh 15.

III.Tài liệu tham khảo từ internet

13. http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=3004

http://timtailieu.vn/tai-lieu/de-tai-nang-suat-va-chat-luong-trung- cua-ga-mai-lai-3-4-ai-cap-7523/

ẢNH TRONG QUÁ TRINH THỰC TẬP

* cho gà ăn * phun thuốc dệt ấu trùng

* Tẩy đường nước * Cắt lông gà trống

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà đẻ nuôi tại trại công ty giống gia cầm ngọc mừng huyện đông anh, hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)