Khẩu phần thức ăn cho gà đẻ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà đẻ nuôi tại trại công ty giống gia cầm ngọc mừng huyện đông anh, hà nội (Trang 34 - 37)

Tuần Thức ăn Liều lượng cho ăn

( gram/con/ngày)

19 - 25 Cám gà đẻ 524 công ty CP 100 – 110 25- 35 Cám gà đẻ 524 công ty CP 110 – 120 35 - 42 Cám gà đẻ 524 công ty CP 110 - 130 * Chú ý:

Không được giảm khẩu phần thức ăn khi tỷ lệ đẻ của đàn gà còn cao, chỉ giảm khi tỷ lệ đẻ tụt xuống. Tránh để dư thừa thức ăn sẽ gây bệnh cũng như chi phí thức ăn cao.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ CHUYÊN ĐỀ

4.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho đàn gà

4.1.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

- Chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà Ai Cập lai tại Công ty cổ phần giống gia cầm Ngọc Mừng, xã Liên Hà, huyện Đông Anh - Hà Nội, đàn gà được bắt đầu nuôi từ ngày 15/04/2018

- Kiểu chuồng: chuồng lồng kích thước 70 x 9 m gồm 1800 ô lồng kích thước 40 x 60 x 45 cm

- Máng ăn: máng dài (đổ tay) - Máng uống: máng dài

- Thức ăn: hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà sinh sản giai đoạn từ 19 tuần tuổi - loại thải.

- Thời gian chiếu sáng : 16h/ngày

* Nước uống:

- Nước uống với gà đẻ là không thể thiếu dù trong bất kỳ trường hợp nào. Vì vậy trong quá trình thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chúng tôi luôn đảm bảo gà có nước sạch và mát. Chúng tôi kiểm tra nước 2 lần một ngày. Làm vệ sinh máng uống 1 lần/1 ngày.

Vì vậy, buổi sáng từ 5- 6h chúng tôi bật điện và đảo thức ăn còn trong máng, kiểm tra máng uống nước.

Nếu phải cho gà uống thuốc, chúng tôi chia làm 2 lần: 8 - 10 giờ cho uống thuốc, 14 -16 giờ, cho uống vitamin. Trước khi dùng thuốc, cắt nước khoảng 30 phút, pha thuốc vào xô sau đó mới đổ vào bình, nếu dùng vitamin không phải cắt nước.

4.1.2. Công tác vệ sinh, phòng bệnh

* Công tác vệ sinh

Bên cạnh việc nuôi dưỡng thì công tác thú y cũng là vấn đề rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả chăn nuôi. Hiểu rõ điều này, tại các trang trại luôn có kế hoạch chủ động trong việc phòng bệnh cho đàn gà.

- Hàng ngàyquét dọn máng ăn, cám thừa còn lại trước khi cho gà ăn. - Tẩy và thông sạch đường ống nước uống của gà 1 tuần 1 lần.

- Thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi. - Thường xuyên diệt chuột và côn trùng ở khu vực chăn nuôi. - Cắt cỏ và phát quang cây cối xung quanh khu vực chuồng nuôi. - Rắc vôi lối đi, các khu vực xung quanh chuồng nuôi và cổng.

- Phun sát trùng định kỳ xung quang trại 2 tuần 1 lần và bên trong chuồng nuôi 1 tuần 1 lần.

- Rắc men vi sinh định kỳ 2 tuần 1 lần đối với chuồng lồng và 7 ngày với chuồng nền. Dọn và thay chất độn chuồng định kỳ 3 tháng 1 lần chuồng nền và 4 tháng với chuồng lồng.

- Chất độn chuồng được thu dọn vào bao tải sau đó được vận chuyển ra một khu vực riêng.

- Xác gà chết được mổ khám để chẩn đoán bệnh. Gà bị bệnh nguy hiểm

Trong chăn nuôi, khâu phòng bệnh cho gà là vô cùng quan trọng và cần thiết, cần định kỳ trộn phòng các loại thuốc phòng bệnh. Đặc biệt đối với gà tiêm phòng vắc xin Newcasle, Gumboro, cúm, Viêm thanh khí quản truyền nhiễm là một trong những bệnh thường mắc trên gà nên tiêm phòng.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà đẻ nuôi tại trại công ty giống gia cầm ngọc mừng huyện đông anh, hà nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)