CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phƣơng pháp luận duy vật biện chứng. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu mà ngƣời nghiên cứu không phải trực tiếp đi ra hiện trƣờng mà chỉ cần nghiên cứu qua việc đọc, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố, các tài liệu nhƣ báo cáo quyết toán, số liệu thống kê, sách báo, tạp chí và các nguồn tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Dựa vào phƣơng pháp này, các nội dung thu NSNN của quận Bắc Từ Liêm đƣợc xem nhƣ một hệ thống luôn vận động và biến đổi, do đó cần đƣợc quan tâm đổi mới. Để tăng tính thuyết phục của đề tài nghiên cứu, tác giả còn sử dụng kinh nghiệm rút ra từ các công trình nghiên cứu của tác giả trong nƣớc về những vấn đề nghiên cứu có liên quan cũng nhƣ thu thập và tập hợp các số liệu do các cơ quan hữu quan cung cấp.
Ngoài ta, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Đối tƣợng của phƣơng pháp này là những số liệu, tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet; giáo trình của các trƣờng Đại học; các luận văn, luận án của các tác giả đi trƣớc có cùng nội dung nghiên cứu về quản lý NSNN nói chung và quản lý thu NSNN nói riêng để có thêm thông tin và nhận xét giúp luận văn đƣợc chính xác và đa dạng hơn. Các nguồn tài liệu ở phƣơng pháp này rất phong phú, dễ dàng tiếp cận và chi phí thực hiện thấp.
- Phƣơng pháp thống kê - so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3: Thực trạng quản lý thu NSNN của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tác giả sử dụng số liệu đƣợc thống kê từ các báo cáo về dự toán và theo quyết toán hàng năm đƣợc thể hiện trong Niên giám thống kê
thƣờng niên của quận Bắc Từ Liêm, lƣu trữ tại Văn phòng HĐND-UBND Quận và các nguồn số liệu thống kê chính thức khác để so sánh sự biến động của các nội dung thu NSNN theo thời gian, đánh giá mức độ quản lý thu NSNN.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp này dựa trên ba nguyên tắc sau:
+ Lựa chọn gốc để so sánh: là số liệu của các năm trƣớc, các mục tiêu dự kiến đề ra.
+ Không gian và thời gian so sánh: để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu so sánh phải đƣợc tính trong cùng một khoảng thời gian, thống nhất, phải cùng phản ánh nội dung kinh tế, sử dụng cùng một phƣơng pháp phân tích và kết quả phải cùng đơn vị đo lƣờng.
+ Kỹ thuật so sánh: để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối – là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ báo cáo với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật so sánh bằng số tƣơng đối – là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ báo cáo so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Dựa trên những số liệu và tình hình thực tế thu thập đƣợc, tác giả sẽ đối chiếu với tình hình kinh tế - xã hội thực tế tại quận Bắc Từ Liêm hiện nay, từ đó rút ra những ƣu điểm và những điểm còn hạn chế trong quản lý thu NSNN của quận.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp: Phƣơng pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây, qua quá trình tƣ duy logic để nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận, chứng minh cho các giả thuyết, qua đó vận dụng vào điều kiện thực tiễn công tác quản lý thu NSNN của quận Bắc Từ Liêm. Tổng hợp là quá trình đi ngƣợc với phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho phân tích để tìm ra điểm chung khái quát. Từ những kết quả phân tích từng khía cạnh, phải qua trình tổng hợp lại để rút ra đƣợc
nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu NSNN.
Phƣơng pháp phân tích thực chứng đƣợc sử dụng trong cả chƣơng 1 và chƣơng 3 nhằm làm nổi bật công tác quản lý thu NSNN của các địa phƣơng đƣợc lựa chọn để nghiên cứu kinh nghiệm và công tác quản lý thu NSNN của quận Bắc Từ Liêm.
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích:
+ Tổng thu NSNN quận Bắc Từ Liêm: phản ánh mức độ các nguồn thu vào ngân sách quận, bao gồm các khoản thu nội địa; thu từ khu vực công thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh; thu từ các sắc thuế nhƣ thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thu tiền sử dụng đất; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nƣớc; phí và lệ phí; thu khác ngân sách...
+ Số dự toán thu NSNN: bao gồm nhiều nội dung thu NS, phản ánh việc lập dự toán đã bám sát theo từng nội dung thu và tình hình kinh tế - xã hội của quận hay chƣa.
+ Số quyết toán thu NSNN: phản ánh quá trình chấp hành thu ngân sách và quá trình thực hiện việc quyết toán thu NSNN.
+ % thực hiện đƣợc so với dự toán: phản ánh kết quả thực hiện thu NSNN so với dự toán thu, đƣợc tính bằng số thu NSNN quyết toán/số thu NSNN dự toán x 100%.
+ % tăng thu NSNN giữa các năm: phản ánh mức độ tăng thu NSNN giữa các năm, đƣợc tính bằng số thu NSNN năm nay/số thu NSNN năm trƣớc x 100%.
- Bảng thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về
mặt số lƣợng của các hiện tƣợng nghiên cứu. Các số liệu đã thu thập đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau. Bảng thống kê đƣợc sử dụng trong luận văn này nhằm giúp cho việc thống kê so sánh đƣợc rõ ràng hơn.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA QUẬN BẮC TỪ LIÊM