Hệ thống nước tuần hoàn trong Công ty

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TRƯỞNG CA TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI DÂY CHUYỀN 1 (Trang 38 - 41)

Hệ thống nước tuần hoàn của Công ty nhiệt điện Phả Lại sử dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn kiểu trực lưu. Nguồn nước là sông Thái Bình, có mực nước cao nhất và thấp nhất tính theo độ cao tuyệt đối là 7,5m và 0,5 m.

Nước sông Thái Bình chảy vào mương đầu hút của trạm bơm và được các bơm tuần hoàn bơm vào các tuyến ống tuần hoàn. Các hộ tiêu thụ chính của nước tuần hoàn: bình ngưng, bình mát khí máy phát, bình mát dầu tuabin, bơm nước cấp, máy nghiền, các bình làm mát khí máy kích thích....

Trạm bơm tuần hoàn được lắp 4 bơm tuần hoàn kiểu dọc trục, đặt đứng kiểu 0B10-145 với động cơ điện không đồng bộ kiểu AB-17/69-16KT-3.( Thường 2 bơm làm việc 2 bơm dự phòng )

Thông số bơm tuần hoàn kiểu OB - 10 - 145 - Năng suất : 9m3/s.

-áp lực đẩy toàn phần : 17mH2O. -áp lực đầu hút tối thiểu : 4mH2O. - Tốc độ quay : 365v/p. - Công suất động cơ : 2000kW.

- Điện áp : 6kV.

Nước được các bơm tuần hoàn bơm vào 2 tuyến ống tuần hoàn bằng thép, từ đó nối vào bình ngưng và các hộ tiêu thụ. Mỗi bơm tuần hoàn đều được nối với cả 2 tuyến ống bằng 2 đường ống. Việc cung cấp nước làm mát bình ngưng và các hộ tiêu thụ khác được lấy từ 2 đường ống. Giữa 2 đường ống tuần hoàn này có đường liên thông ngang cho phép tuabin làm việc bình thường khi chỉ có một tuyến ống làm việc. Sau khi qua bình ngưng, nước làm mát được xả theo 2 đường nước tuần hoàn ra kênh thải hở. Nước của các hộ tiêu thụ khác được xả riêng theo mỗi ống ra kênh thải.

Phần 4: Phần điện

I.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện TB- 120 - 2T3

1. Khái niệm :

Máy phát điện đồng bộ kiểu TBΦ - 120 - 3T, dùng để phát điện lâu dài trong những chế độ làm việc bình thường khi nối trực tiếp với tuabin và được đặt trong nhà có mái che. Máy phát đã được nhiệt đới hoá ( T) và làm việc theo các điều kiện sau đây :

Lắp ở độ cao không lớn hơn 1000m so với mặt biển Nhiệt độ môi trưòng trong giới hạn : +50Cữ 45 0C Trong khu vực không có chất gây nổ

a - Stator:

Vỏ Stator : Được chế tạo liền khối không thấm khí, có độ bền cơ học đủ để stator có thể không bị hỏng bởi biến dạng khi H2 nổ, vỏ được đặt trực tiếp lên bệ máy bắt bu lông.

Lõi thép Stator : Lõi được cấu tạo từ các lá thép kĩ thuật có độ dày 0,5mm. Trên bề mặt các lá thép này được quét một lớp sơn cách điện và dọc theo trục có các rãnh thông gió. Lõi thép của stato được ép bằng các vòng ép bằng thép khong từ tính, vòng răng của những lá thép ngoài được ép chặt bằng những tấm ép có từ tính đặt ở giữa lõi thép và vòng ép.

Cuộn dây của stator kiểu 3 pha 2 lớp, cách điện giữa các cuộn dây dùng cách điện loại B sơ đồ đấu nối sao kép gồm 9 đầu ra.

b - Rotor : Rèn liền khối bằng thép đặc biệt để đảm bảo rotor có độ bềncơ học trong mọi chế độ làm việc của máy phát. Cuộn dây của rotor có cách điện cơ học trong mọi chế độ làm việc của máy phát. Cuộn dây của rotor có cách điện loại B. Lõi được khoan xuyên tâm để đặt các dây nối các cuộn rotor đến các chổi than. Các vòng dây rotor quấn trên các gờ rãnh, các rãnh này tạo nên các khe thông gió.

c- Bộ chèn trục: Để giữ Hiđrô không thoát ra ngoài theo dọc trục, cókết cấu đảm bảo nén chặt bạc và babít vào gờ chặn của trục rôto nhờ áp lực dầu kết cấu đảm bảo nén chặt bạc và babít vào gờ chặn của trục rôto nhờ áp lực dầu nén đã được điều chỉnh và đảm bảo tự động dịch chuyển dọc theo trục khi có sự

á

đưa vào hộp áp lực và từ đây qua các lỗ ở vòng bạc sẽ đi qua các rãnh vào babít và tản ra 2 phía. ởnhững rãnh tròn này khi máy quay sẽ quay theo và tạo ra một màn dày đặc ngăn chặn sự dò khí H2 từ trong vỏ máy phát điện ra ngoài. áp lực dầu chèn định mức là 2,5 kg/cm2.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TRƯỞNG CA TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI DÂY CHUYỀN 1 (Trang 38 - 41)