1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Để thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả xác định thông tin phải tuân thủ các yêu cầu: Những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phải phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở đó, thông tin

đƣợc thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, việc xác định dữ liệu các loại cũng phải rõ ràng và xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.

Luận văn chủ yếu sử dụng và phân tích các số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do ngƣời khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử l . Ƣu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh. Đó là do dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Thời gian tập hợp dữ liệu thứ cấp chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày. Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thƣ viện, các nguồn dữ liệu từ Chính phủ thông qua các báo cáo, các dự án... Dữ liệu thứ cấp còn góp phần làm tăng giá trị của những dữ liệu sơ cấp hiện hữu. Tác dụng này chủ yếu đƣợc thể hiện ở chỗ việc thu thập dữ liệu thứ cấp ban đầu đã giúp cho việc định hƣớng và xác định mục tiêu thu thập dữ liệu sơ cấp của nhà nghiên cứu. Vì những ƣu điểm đó, tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp để tiến hành nghiên cứu đề tài.

Những số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn này bao gồm các công trình đã nghiên cứu trƣớc có liên quan, các nghiên cứu và báo cáo của các ban ngành hữu quan, văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã đƣợc xuất bản, các số liệu của quận Long Biên, số liệu thống kê về đất đai trên địa bàn từ năm 2010 đến năm 2015; các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Long Biên. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo ý kiến của những ngƣời trực tiếp tham ra quá trình quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn để có các nhận định chung. Sử dụng các số liệu đƣợc thu thập có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.

quyền nói chung, cấp quận nói riêng một cách có hệ thống làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng ở chƣơng 3. Ở chƣơng 3, tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm tập hợp các số liệu tại các phòng ban chức năng liên quan đến quá trình quản l đất công ích trên địa bàn quận Long Biên, sau đó phân tích, tổng hợp để có đƣợc các đánh giá, kết luận.

2.2.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học là phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị. Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong các quá trình và các hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu, tách ra những cái ổn định, điển hình trong các hiện tƣợng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Quá trình này cũng chính là quá trình từ nhận thức cảm tính nâng lên nhận thức lý tính, là quá trình lựa chọn, sàng lọc những tƣ liệu phong phú, nội dung này tới nội dung kia, từ ngoài vào trong để hình thành hệ thống khái niệm và lý luận.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện một vài khía cạnh liên quan đến thực tiễn có thể chƣa phản ánh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để giữ lại những yếu tố bản chất trong phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả của công tác quản l nhà nƣớc về đất công ích trên địa bàn quận Long Biên, từ đó mới có thể đánh giá đúng thực trạng, thấy đƣợc xu hƣớng, quá trình vận động, định hƣớng cho công tác quản l nhà nƣớc về đất công ích trên địa bàn quận.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phƣơng pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế. Dựa vào phƣơng pháp này, tác giả có đƣợc những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Việc thống kê đƣợc thực hiện dựa

trên những số liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Từ đó, quá trình mô tả đƣợc tiến hành để làm rõ những yếu tố tác động đến đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này sử dụng nhiều ở chƣơng 1, chƣơng 2 và chƣơng 3 của luận văn.

Trong chƣơng 1, luận văn thống kê mô tả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, cơ sở lý luận về quản lý đất công ích của chính quyền cấp quận.

Ở chƣơng 2, luận văn mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng cùng với nội dung phƣơng pháp, nghĩa của phƣơng pháp đối với việc đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu.

Đối với chƣơng 3, sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, mô tả và tổng hợp các số liệu, dữ liệu, luận văn đƣa ra những đánh giá về thực trạng quản l đất đai nói chung và đất công ích trên địa bàn quận Long Biên. Trên cơ sở thống kê mô tả các số liệu, các nội dung về công tác quản l nhà nƣớc về đất công ích đƣợc làm rõ, từ đó định hình đƣợc giải pháp cho công tác quản l nhà nƣớc về đất công ích. Luận văn sử dụng các bảng thống kê số liệu để mô tả hiện trạng về đất đai nói chung và đất công ích nói riêng trên địa bàn quận Long Biên qua các giai đoạn, đánh giá nhân tố ảnh hƣởng, từ đó có những nhận định trong những điều kiện, thời gian cụ thể.

2.2.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích, trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, từ đó phát hiện ra những thuộc tính bản chất của từng yếu tố đó. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc lại với quá trình phân tích, nhƣng nó lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung và cái khái quát. Từ những kết

quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận có nghĩa rất quan trọng. Trong tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận văn. Ở chƣơng 3, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản l nhà nƣớc về đất công ích trên địa bàn quận Long Biên tập trung vào các yếu tố: hiện trạng sử dụng, hồ sơ đối với công tác quản lý, việc thực hiện theo các quy định về quản lý và sử dụng đất công ích trong từng giai đoạn cụ thể. Thông qua phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phân tích thực trạng của công tác quản l nhà nƣớc về đất công ích của quận Long Biên, thấy đƣợc các tồn tại hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan. Trên cơ sở đó, ở chƣơng 4, tác giả có những đề xuất và dự báo xu hƣớng của việc quản lý sử dụng đất công ích trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.5. Phương pháp so sánh

Thông qua nguồn số liệu thứ cấp đã thu thập, tiến hành so sánh với các tiêu chí cụ thể để xem xét việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp công ích trên địa bàn. Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện trên cơ sở so sánh giữa các năm, so sánh tỷ lệ các loại đất… Từ đó, xác định rõ thực trạng việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp công ích trên địa bàn quận Long Biên. Tác giả áp dụng phƣơng pháp này chủ yếu ở chƣơng 3 khi đánh giá về thực trạng quản l đất công ích trên địa bàn quận Long Biên trong giai đoạn 2005 - 2015.

2.2.6. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử

Phƣơng pháp kết hợp logic với lịch sử là phƣơng pháp xem xét sự vật, hiện tƣợng theo đúng trật tự thời gian nhƣ nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tƣợng khác. Phƣơng pháp này hƣớng đến mục tiêu tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tƣợng thể hiện ở mô tả đầy đủ, cụ thể tính chất quanh co, phức tạp, bao gồm những cái ngẫu nhiên, cái tất yếu và tính đa dạng. Yêu cầu đối với phƣơng pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự việc xung quanh. Phƣơng pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tƣợng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ với nhiều sự vật hiện tƣợng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng. Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu, vì khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tƣợng phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật, hiện tƣợng tƣơng đồng đã xảy ra trƣớc đó.

Lịch sử bắt đầu từ đâu, tƣ duy bắt đầu từ đó, nhƣng lịch sử thƣờng xuất hiện những bƣớc nhảy hoặc quanh co khúc khuỷu nên cần phải có phƣơng pháp logic. Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dƣới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Theo đó, phƣơng pháp logic có thể thoát khỏi hình thức lịch sử trực quan và tính ngẫu nhiên phức tạp, tiến hành suy lý

quá trình lịch sử, ngƣợc lại, suy lý logic cần phải kết hợp với sự phát triển từ thấp đến cao của lịch sử, thông qua suy l tƣ duy, bằng hình thức lý luận khái quát, từ khái niệm đơn giản đến khái niệm phức tạp, tái hiện lại độ chân thực của lịch sử. Phƣơng pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhƣng phản ánh dƣới hình thức trừu tƣợng và khách quan bằng lý luận, có nghĩa là phƣơng pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Chính vì vậy, phƣơng pháp logic phải thống nhất hữu cơ với phƣơng pháp lịch sử. Theo Ăngghen, phƣơng pháp logic không phải là cái gì khác phƣơng pháp lịch sử, chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên, pha trộn.

Theo đó, luận văn đã vận dụng phƣơng pháp kết hợp logic với lịch sử để nghiên cứu quá trình quản lý và sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn quận Long Biên, giai đoạn 2005 – 2015, gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Trên cơ sở đó, đƣa ra những giải pháp góp phần quản lý hiệu quả hơn quỹ đất công ích trên địa bàn trong giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn tới 2030. Quá trình xem xét việc quản lý và sử dụng đất công ích trên địa bàn đƣợc nghiên cứu theo một trình tự liên tục, đƣợc xem xét trên nhiều mặt. Từ đó, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trƣơng, nhân tố… tác động đến quá trình quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn. Đồng thời, đặt vấn đề quản lý và sử dụng nó nhƣ thế nào trong quá trình phát triển về kinh tế và xã hội của quận theo các mục tiêu đƣợc đề ra. Qua đó, luận văn có thể cung cấp một cái nhìn toàn diện về việc quản lý và sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn quận Long Biên, phần nào đƣa ra những nhận định, xu hƣớng trong công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn quận.

2.2.7. ác phương pháp khác

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp diễn dịch,

phƣơng pháp hệ thống… để hệ thống những vấn đề lý luận, những nhân tố tác động đến công tác quản l nhà nƣớc về đất đai. Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng thủ pháp nhận thức quy nạp, diễn dịch để phân tích thực trạng, xu hƣớng về quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới, ...

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 3.1. hái quát tình hình quản lý, sử dụng đất của quận Long Biên

Từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai năm 2013, công tác quản l đất đai trên địa bàn quận Long Biên có nhiều chuyển biến rõ rệt và ngày càng đi vào nền nếp. Hệ thống văn bản pháp quy về đất đai khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng phù hợp với văn bản pháp luật cấp trên, đồng thời sát với tình hình thực tế của thành phố Hà Nội tạo thuận lợi cho công tác quản l nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn quận. Chủ tịch UBND các cấp đã thể hiện trách nhiệm quản lý, sử dụng hồ sơ - bản đồ - mốc địa giới hành chính theo đúng các quy định hiện hành của Chính phủ và của các bộ, ngành hữu quan; việc quản l lƣu trữ hồ sơ - bản đồ ĐGHC các cấp của thành phố đƣợc thực hiện đúng quy định tại điều 4 và điều 6 của Nghị định 119/CP của Chính phủ, bảo quản, bảo đảm an toàn sử dụng lâu dài.

Công tác đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đƣợc thực hiện cùng lúc với việc lập quy hoạch sử dụng đất cũng là một lợi thế cho việc phân bổ, bố trí việc sử dụng đất đƣợc hợp lý và bền vững. Hồ sơ bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đƣợc lập và sử dụng đúng các quy phạm, thể hiện tính chính xác và thống nhất trong toàn ngành; cũng nhƣ việc chia sẻ thông tin giữa các ngành đƣợc thuận lợi.

Công tác quy hoạch sử dụng đất của quận Long Biên đến năm 2020 đã dần đi vào nề nếp và trở thành công cụ quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai; đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đất đai đã đƣợc sử dụng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Trang 56)