Khái quát tình hình kinh tế Lâm Đồng từ năm 2006-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 44)

2.2. Tình hình thực hiện chính sách Tín dụng đầu tư của Nhà nước tạ

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế Lâm Đồng từ năm 2006-2011

2.2.1.1. Khái quát cơ bản về Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía nam Tây nguyên, có độ cao trung bình từ 800-1000m so với mực nước biển. Với diện tích tự nhiên 9.765km2, là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn. Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 Thành Phố (Đà Lạt và Bảo Lộc) và 10 huyện. Dân số hơn 1,2 triệu người, có hơn 40 dân tộc sinh sống, trong đó đa số là người kinh chiếm khoảng 77%, người K’ho chiếm 12%, mạ chiếm 5,5%, còn lại là các dân tộc tiểu số khác.Vị trí địa lý phía động giáp với các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận; phía tây giáp với tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp với tỉnh Đắc Lắc. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết ôn hòa, lượng mưa trung bình từ 1.750-3.150mml/năm thuận lợi cho sự phát triển trồng các loại cây trồng ôn đới, cây công nghiệp dài ngày.

2.2.1.2. Khái quát tình hình kinh tế Lâm Đồng từ năm 2006-2011

 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như sau

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 6 năm đạt 14%/năm. - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 6 năm đạt 32.328 tỉ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với thời kỳ trước.

- Kim ngạch XK tăng bình quân 20,2%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 năm đạt 1.200 triệu USD.

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 năm đạt 11.283 tỉ đồng; riêng năm 2011 đạt 3.050 tỉ đồng, tỉ lệ huy động vào ngân sách đạt 13,4% GDP, trong đó thuế và phí đạt 8,1% GDP.

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2009.

- Giải quyết việc làm mới hàng năm cho trên 24.000 lao động...

 Phát triển công nghiệp xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 17,5%; các ngành công nghiệp điện, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng có bước phát triển mới. Đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 14 cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố với diện tích 713,8 ha; đồng thời tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án, nhất là các dự án thủy điện, khai thác và chế biến quặng bauxite, sản xuất phân bón, chế biến chè, cà phê…, các ngành công nghiệp mũi nhọn như chế biến nông sản thực phẩm tăng 13,9%, khai thác mỏ tăng 30,1%, sản xuất phân phối điện, nước tăng 53,9%.

 Phát triển các ngành dịch vụ

- Đã tập trung phát triển các khu, tuyến du lịch, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch- thương mại- đầu tư; kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu vui chơi, các loại hình du lịch có lợi thế, mở rộng cơ sở lưu trú, nâng cao chất lượng du lịch, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Số lượt khách du lịch tăng bình quân hàng năm 15- 16%, số ngày lưu trú bình quân tăng từ 2,1 ngày năm 2006 lên 2,5 ngày năm 2011.

- Khai thác các nguồn lực đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại ở một số huyện, thành phố; khuyến khích phát triển hệ thống chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, mở rộng giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ giai đoạn 2006- 2011 tăng bình quân hàng năm 27,1%. Hoạt động vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng và quỹ tín dụng, bảo hiểm, tư vấn… tiếp tục phát triển, phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

 Phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế nông thôn

- Do được tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và triển khai chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, đưa giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và chuyển giao cho nông dân nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, chè, cà phê, nuôi cá nước lạnh… nên nông nghiệp đã tiếp tục phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao; một số lĩnh vực có bước phát triển vượt bậc.

- Sản xuất lâm nghiệp phát triển theo hướng giảm khai thác, tăng cường quản lí bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng kinh tế. Các cơ sở sản xuất lâm nghiệp được sắp xếp lại và từng bước chuyển sang hoạt động theo mô hình lâm nghiệp

- Kinh tế nông thôn được đầu tư phát triển theo hướng sản xuất tập trung, ứng dụng các thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến vào sản xuất; gắn xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông sản, phát triển ngành nghề, dịch vụ tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lâm Đồng

2.2.2.1. Khái quát về Chi nhánh Lâm Đồng

Chi nhánh NHPT Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ- NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám Đốc NHPT Việt Nam. Cùng với hệ thống NHPT trong cả nước, Chi nhánh NHPT Lâm Đồng ra đời là sự tiếp thu kế thừa nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ Phát triển trước đây nhưng với diệm mạo mới, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sự ra đời của Chi nhánh NHPT Lâm đồng cũng có những thuận lợi và khó khăn, tuy nhiên do biết tranh thủ nắm bắt những thuận lợi và khắc phụ khó khăn nên Chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn khẳng định rõ vai trò của một đơn vị thực hiện chủ trương của Chính phủ trong lĩnh vực

Tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Với nguồn vốn cho vay Tín dụng đầu tư trên địa bàn lớn đã tạo điều kiện cho các DN đầu tư vào các ngành nghề cần khuyến khích của Chính phủ, tạo điều kiện việc làm và tăng ngân thu ngân sách cho tỉnh nhà.

Chi nhánh NHPT Lâm Đồng có trụ sở chính tại số 2A Đường Lê Hồng Phong, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Hoạt động theo quy chế tổ chức và do Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam quy định.

 Chức năng, nhiệm vụ

Chi nhánh NHPT Lâm Đồng có các chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT và TDXK của Nhà Nước theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách TDĐT, gồm: cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT.

- Thực hiện chính sách TDXK bao gồm: Cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước

- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT và TDXK.

 Bộ máy nhân sự và cơ cấu tổ chức

Hiện nay, bộ máy nhân sự của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng có 36 người, trong đó 02 người có trình độ thạc sỹ, 24 người có trình độ đại học và còn lại là trình độ dưới đại học. Cơ cấu tổ chức gồm:

- Ban Giám đốc, gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

- 05 Phòng trực thuộc Chi nhánh, gồm: Phòng Tổng hợp, Phòng Tín dụng, Phòng Kiểm tra, Phòng Tài chính - Kế toán kho quỹ và Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự.

Bộ máy của Chi nhánh hoạt động theo chế độ một thủ trưởng và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính công khai. Mô hình tổ chức gồm các phòng ban được hoạt động từ trên xuống, chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh. Giám đốc là đại diện của pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.

 Chức năng của các phòng trong Chi nhánh như sau

- Phòng Tổng hợp: Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Giám

đốc và tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh; Huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn; thẩm định cho vay, bảo lãnh đối với các dự án đầu tư. Công tác tổng hợp, báo cáo thống kê.

- Phòng Tín dụng: Phòng Tín dụng có chức năng tham mưu cho Giám

đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh TDĐT; cho vay TDXK; bảo lãnh TDXK; cho vay xúc tiến việc làm; Bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các NHTM; quản lý, cấp phát và cho vay vốn đầu tư nhận uỷ thác; xử lý RRTD, các công tác báo cáo theo quy định của Hội sở chính.

- Phòng Kiểm tra: Phòng Kiểm tra có chức năng trong việc tham mưu

cho Giám đốc Chi nhánh trong việc: Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh; Tổ chức thực hiện công tác pháp chế; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế tại Chi nhánh; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng, chống tham

nhũng; phòng, chống rửa tiền theo quy định của NHPT.

- Phòng Tài chính -Kế toán kho quỹ: Phòng Tài chính kế toán-Kho quỹ

có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức và quản lý công tác tài chính kế toán của Chi nhánh; tổ chức công tác hạch toán kế toán các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động thu chi tài chính, công tác thanh toán, tiền lương, kho quỹ của Chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHPT việt Nam.

- Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự: Phòng Hành chính và quản lý

nhân sự có chức năng tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính - quản trị; đào tạo; Theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh.

 Cơ cấu quản lý nhằm hạn chế rủi ro tại Chi nhánh

Hình 2.1. Cơ cấu quản lý nhằm hạn chế rủi ro tại Chi nhánh

PHÒNG KIỂM TRA BAN LÃNH ĐẠO CHI

NHÁNH

PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG TỔNG HỢP

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

- Tổ chức hoạt động quản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh được thực hiện chủ yếu thông qua các Phòng Tín dụng, Phòng Tổng hợp và Phòng Kiểm tra.

- Về công tác tiếp xúc, khai thác thẩm định các dự án chủ yếu được giao cho Phòng thẩm định đánh giá chức năng về các mặt mang tính kỹ thuật, hiệu quả hoạt động của dự án, thẩm tra các số liệu về mức đầu tư, công suất, …của dự án, Phòng Tín dụng có chức năng hoàn thiện các hồ sơ pháp lý theo yêu cầu của Hội sở chính để ký hợp đồng, giải ngân, theo dõi và quản lý hồ sơ dự án, đôn đốc thu nợ, thanh lý HĐTD.

- Phòng Kiểm tra có chức năng kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, theo dõi, kết quả thẩm định của phòng Thẩm định các khoản giải ngân khoản vay của Phòng Tín dụng, trên cơ sở đó có trách nhiệm yêu cầu các Phòng chấn chỉnh lại các sai sót, đề xuất kiến nghị với Lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp xử lý, khắc phục những tồn tại.

2.2.2.2. Tình hình thực hiện cho vay đầu tư giai đoạn 2006-2011

 Nguồn vốn cho vay đầu tư

Do công tác huy động vốn tại Chi nhánh căn cứ theo thông báo hàng quý trước đây (nay là hàng tháng) của NHPT Việt Nam, trên cơ sở đó để huy động nguồn vốn. Tuy nhiên do quy định lãi suất huy động thấp hơn nhiều so với các NHTM nên Chi nhánh NHPT Lâm Đồng chỉ huy động được nguồn vốn từ bảo hành công trình, 5% chờ quyết toán của các dự án mà chủ đầu tư đang có quan hệ vay vốn và một phần từ các DN, không huy động từ các hộ cá thể, gia đình. Phần lớn doanh số huy động vốn thấp và chủ yếu là các khoản huy động có kỳ hạn thường từ một năm trở xuống. Nguồn huy động vốn này chỉ đáp ứng một phần cho hoạt động vay vốn ngắn hạn TDXK. Toàn bộ hoạt động CVĐT của Nhà nước đều phụ thuộc

vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính. Căn cứ vào kế hoạch hàng quý theo nhu cầu của Chủ đầu tư đăng ký giải ngân với Chi nhánh. Trên cơ sở này Chi nhánh NHPT Lâm Đồng rà soát và lập kế hoạch giải ngân theo hàng quý và gửi Hội sở chính xem xét duyệt.

 Doanh số cho vay tín dụng

Do đặc thù của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng nằm khu vực tây nguyên các dự án cho vay cũng mang tính đặc thù, phần lớn là các dự án trồng rừng, cà phê, sản xuất phân, cho vay kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn, các dự án thuỷ điện trên địa bàn.

Trong 6 năm qua, Chi nhánh NHPT Lâm Đồng đã từng bước chủ động, tìm kiếm các dự án thuộc đối tượng được vay vốn Tín dụng Đầu tư của Nhà nước để thẩm định (ngoài các dự án nhóm A đã được NHPT Việt Nam thẩm định) và cho vay. Nhìn chung doanh số cho vay tăng trưởng qua các năm, thể hiện theo biểu đồ dưới đây:

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay từ năm 2006 – 2011

* Dựa vào biểu đồ 2.1 cho thấy, doanh số cho vay của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng tăng trưởng qua các năm. Các dự án cho vay chủ yếu là trồng trà, cà phê, trồng rừng, xây dựng công trình thuỷ điện, dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Doanh số cho vay từ 38,7 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 224,6 tỷ đồng vào năm 2007 (tăng 5,8 lần), năm 2008 doanh số cho vay giảm chỉ còn 217,6 tỷ đồng. Đến năm 2009 doanh số cho vay đạt 577 tỷ đồng, qua năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.149 tỷ đồng. Tuy nhiên qua năm 2011 doanh số cho vay lại giảm, chỉ đạt 691,4 tỷ đồng. Nguyên nhân cho vay giảm là trong năm 2011 Chính phủ chỉ đạo cho ngân hàng thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát.

- Doanh số cho vay Tín dụng Đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng tăng nhanh qua các năm, nhất là trong năm 2010 đạt 1.148,5 tỷ đồng là do thực hiện cho vay các dự án Thủy điện đã được Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 V/v phê duyệt quy hoạch phát triển lưới điện quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025. Tập trung chủ yếu 05 dự án Thủy điện trọng điểm được đầu tư trên địa bàn Lâm Đồng có tổng mức đầu tư và công suất lắp máy lớn (Dự án Thủy điện Đồng Nai 2, Thủy điện Đồng Nai 3, Thủy điện Đồng Nai 4, Thủy điện ĐrạmBi, Nhà máy Thủy điện Đạ Kai).

- Trong doanh số cho vay nói trên bao gồm cả cho vay các chương trình mục tiêu của Chính phủ như cho vay kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn (lãi suất 0%/năm), trong năm 2006 chỉ cho vay 10 tỷ đồng, tuy nhiên từ năm 2007 đến 2011 cho vay bình quân là 80 tỷ đồng/năm, cho vay chương trình này không thông qua thẩm định của NHPT nên cho vay đầu tư của Nhà nước theo chương trình này còn mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)