Sự hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân:

Một phần của tài liệu TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP (Trang 28 - 30)

Với nhiệm vụ duy trì và bảo vệ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng với Tòa án nhân dân thì Viện kiểm sát nhân dân được hình thành từ rất sớm. Từ khi giải phóng đất nước, Viện kiểm sát nhân dân đã thực hiện nhiệm vụ cách mạng của mình theo từng thời kì, chống mọi hành vi phạm tội nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích dân tộc, chế độ xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Tuy nhiên, từ ngày đầu lập hiến Việt Nam thì HP năm 1946 chưa qui định vks là hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước mà thuộc cơ quan tư pháp. Đầu tiên là Sắc lệnh số 33-A được ban hành ngày 03/09/1945 do Chủ tịch Chính Phủ ban hành:” Mỗi khi bắt người phải thông báo ngay cho ông Biện lí biết”; đã xuất hiện chức danh biện lí(thẩm phán buộc tội) trong cơ quan công tố. Tiếp theo đó trong Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã dành mục C quy định nhiệm vụ của biện lí; như quyền khởi tố trạng( Điều 23), quyền kháng cáo( điều 24), quyền đảm nhận công việc quản trị tòa án, điều khiển và kiểm soát công việc của tất cả các nhân viên trong tòa từ các vị thẩm phán xét xử(điều 31); ta thấy tầm quan trọng của biện lí ngày càng được nâng cao và chú trọng phát triển. Năm 1950, khi mà cuộc cải cách tư pháp được tiến hành, cùng với sự xuất hiện của tand các cấp thì tổ chức và hoạt động của viện công tố cũng có sự thay đổi cơ bản. Trong thời kì này thì viện công tố chịu sự chỉ huy của Ủy ban kháng chiến hành chính địa phương theo thông tư số 21/TTG của thủ tướng Chính phủ và thông tư liên bộ số 18/BKT-TT ngày 8/6/1950 :” Ủy ban các cấp điều khiển viện công tố trong địa hạt mình, Ủy ban kháng chiến hành chính có thể ra mệnh lệnh cho Viện công tố. Đại diện Viện công tố phải tuân theo mệnh lệnh của Ủy ban.”; qua đó ta thấy chức năng nhiệm vụ của viện công tố thay đổi theo từng thời kì, phục vụ công cuộc cách mạng của Tổ quốc.

Năm 1959 đánh dấu một bước phát triển lớn của viện công tố khi theo Nghị quyết ngày 29/09/1958 của Quốc hội khóa I, nghị định số 256/TTg ngày 01/07/1959 và nghị định số 321/TTg ngày 2/7/1959 của chính phủ, các viện công tố được tổ chức thành hệ thống gồm: Viện công tố trung ương, viện công tố địa phương(tỉnh, huyện, quân sự) trong đó viện công tố trung ương có quyền hạn ngang như 1 bộ. Tiếp đó ngày 31/12/1959, Quốc hội khóa I thông qua HP 1959. Và trong HP 1959 đã dành 1 chương VIII(điều 105 đến 108) quy định về viện kiểm sát nhân dân- 1 hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước. Từ đây viện công tố đã chính thức đổi tên thành viện kiểm sát nhân dân với hệ thống tổ chức và quyền hạn, nhiệm vụ được quy định trong HP.

Kể từ đó đến nay, Viện kiểm sát nhân dân trở thành một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được quy định trong HP 1980,1992. Tại kì họp thứ 11, Quốc hội khóa X tháng 4 năm 2002 đã thông qua Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân. Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân trong công cuộc cải tổ và xây dựng bộ máy nhà nước, cũng như bảo vệ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các thời kỳ.

II) Chức năng:

So với hiến pháp năm 1959, 1980 thì chức năng của viện kiểm sát nhân dân hiện nay được quy định lại cho phù hợp với quan điểm “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. (Điều 2, hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001).

1) Công tố:

- Chức năng công tố hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định bắt nguồn từ quy định của sắc lệnh 33-A/1945.

- Thực hành quyền công tố là việc đưa vụ án ra toad án với quyền truy tố và buộc tội đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Đây là chức năng đặc thù của VIệN KIểM SÁT NHÂN DÂN được hiến pháp trao cho mà các cơ quan khác không thể thay thế nhằm đảm bảo cho pháp luật về tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

2) Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp:

- Theo hiến pháp năm 1992, chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VIệN KIểM SÁT NHÂN DÂN so với các bản Hiến pháp trước đó có sự thay đổi theo xu hướng thu hẹp phạm vi chức năng được quy định tai Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi bổ sung năm 2001) :

- Điều 137: “VKSND tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các VKSND địa phương, các VKS quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.

- Theo quy định của điều 1, điều 3 luật tổ chức VKSND 2002 quy định VKSND thực hiển chức năng, nhiệm vụ của mình trong các hoạt động tư pháp bao gồm:

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra.

+ Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.

+Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và các việc khác theo quy định của Pháp luật.

+Kiểm sát được việc thi hành án.

+Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lí và giáo giục người chấp hành án phạt tù.

- Chức năng kiểm sát của VKSND khác với các hoạt động kiểm tra, giám sát của một số cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở những điểm cơ bản sau:

+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tư pháp là 1 trong 2 chức năng của VKSND được quy định trong hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001), khi thực hiện chức năng này VKSND chỉ chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

+VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp, trong khi đó phạm vi đối tượng kiểm tra và giám sát của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội rộng hơn.

+Khi thực hiện chức năng của mình VKSND chủ yếu chỉ xem xét khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, VKSND không có thẩm quyên trực tiếp xử lí về hành chính mà chỉ dừng lại ở quyền yêu cầu, kháng nghị, kiến nghị để các cơ quan quản lí xử lí về hành chính theo thẩm quyền.

Một phần của tài liệu TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w