Quyền hạn, nhiệm vụ:

Một phần của tài liệu TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP (Trang 26 - 28)

Ngày nay quyền hạn của Hội thẩm nhân dân đã được tăng lên rất nhiều. Trước kia quyền hạn của Phụ thẩm nhân dân rất bị hạn chế, điều này được thể hiện rõ trong Hiến pháp 1946, Điều 65: “Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình.” thì nay Hội thẩm nhân dân được xét xử tất cả các việc hình cũng như các việc hộ. Trước kia Phụ thẩm nhân dân không có quyền xem hồ sơ và ở Tòa án tỉnh họ chỉ được biểu quyết trong các vụ đại hình, về tiểu hình thì chỉ được phát biểu ý kiến, nay Hội thẩm nhân dân có quyền xem hồ sơ và biểu quyết như Thẩm phán (theo Điều 3 sắc lệnh 85 ngày 22/5/1950 ).

Từ trước đến nay, từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992 đều quy định rằng việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia và khi xét xử thì Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán (theo Điều 99 Hiến pháp 1959, Điều 130 Hiến pháp 1980, Điều 129 Hiến pháp 1992 ). Tại Khoảng 1 Điều 109 dự thảo sửa đổi Hiến pháo 2013 cũng đã quy định rằng: “Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp do luật định.” nhưng lại Không quy định “Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” trong Hiến pháp mà sẽ quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các luật tố tụng tư pháp .

Để thể hiện rõ hơn về vấn đề sự kế thừa và phát triển của quyền hạn, nhiệm vụ và chế độ của Hội thẩm tòa án nhân dân, ta có bảng sau:

Tuy nhiên kể từ năm 1950, Hội thẩm tòa án nhân dân đã được quan tâm, tuy những chế độ đó không là gì cả so với những chế độ hiện hành nhưng đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với chế định Tư pháp nói chung và đối với những Hội thẩm nhân dân nói riêng.

Một phần của tài liệu TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP (Trang 26 - 28)