.Nhu cầu của thị trường

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn MARKETING QUỐC tế đề tài kế HOẠCH MARKETING QUỐC tế CHO đồ nội THẤT, GIA DỤNG IKEA vào THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 25 - 30)

Năm 2018, Việt Nam chi gần 500 triệu USD để nhập khẩu hàng nội thất, dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Theo số liệu của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), chỉ riêng với đồ gỗ, nhu cầu tiêu thụ bình quân ở Việt Nam là 21 USD/người/năm. Tính ra, quy mô tiêu thụ đồ gỗ nội thất trong nước năm 2018 lên đến 4 tỷ

USD.

21

Môn: Marketing quốc tế GVHD: Phạm ThịChâu Quyên

Tỉ lệ mặt hàng nội thất được tiêu thụ tại Việt Nam năm 2019

Theo báo cáo của Dongsuh, nhu cầu về tủ quần áo chiếm tỉ trọng cao nhất (21.5%) và các nhu cầu về mặt hàng nội thất khác như tủ sách, giường, bàn trang điểm,... vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể.

Biểu đồ thể hiện thời gian chi tiêu cho mặt hàng nội thất mới của người Việt Nam

22

Theo khảo sát của Đinh Thị Phương Lan “Tiềm năng của các công ty nội thất Thụy Điển tại Việt Nam”, một số lượng lớn người được khảo sát đã chi tiêu cho mặt hàng nội thất mới trong vòng sáu tháng trở lại (41%). Người từ 24 tuổi đến 35 dường như có nhu cầu thường xuyên nhất, trong khi những người ở độ tuổi 19-23 và 55+ lại ít chi tiêu thường xuyên trong mặt hàng nội thất và trang trí nhà cửa. Theo thống kê Statista về lượng tiêu thụ mặt hàng nội thất và gia dụng tại Việt Nam, lượng nhu cầu tiêu thụ cho ngành hàng này là 9,1 triệu người trong năm 2020 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng và đạt 14,1 triệu người năm 2025.

Biểu đồ thể hiện số lượng người tiêu thụ cho mặt hàng nội thất và gia dụng.

Theo Công ty ERNST & Young Vietnam Limited, trong vòng 5 năm qua, có khoảng

400.000 - 500.000 căn hộ nhà phố, chung cư cao cấp ra đời tại Việt Nam. Trung bình mỗi căn hộ sử dụng ít nhất từ 1-2 trăm triệu đồng cho phần nội thất, như vậy, có trên dưới 100.000 tỷ đồng cho nhu cầu này.

Theo Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - khẳng định, dung lượng thị trường vẫn đang tăng lên theo từng năm, khả năng tiêu thụ đồ nội thất của Việt Nam còn rất lớn và sẽ tiếp tục tăng hơn so với mức dự báo như hiện nay.

23

Môn: Marketing quốc tế GVHD: Phạm ThịChâu Quyên

Về nguyên nhân thị trường tiêu dùng đồ gỗ nội địa gia tăng, Việt Nam là thị trường rất lớn với dân số lên tới trên 96 triệu người và là quốc gia đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, kiến thiết các công trình nhà ở, khách sạn… đang ngày một phát triển. Ngoài ra, sự hình thành của giới trung lưu ở Việt Nam cùng gu thẩm mỹ cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành hàng. Xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay không nghĩ tới giá rẻ mà họ yêu cầu sản phẩm phải phù hợp với phong cách, kiến trúc của ngôi nhà. Đây cũng là điều dễ hiểu khi những thương hiệu nội thất có thiết kế độc đáo, cao cấp rất ăn khách vì khách hàng không chọn đồ nội thất như những vật dụng thông thường mà thể hiện phong cách sống, gu thẩm mỹ tinh tế.

Mặc dù thu nhập bình quân đầu người không cao, nhưng nhu cầu về nội thất cao cấp ở Việt Nam không thua kém gì ở Hồng Kông, Singapore hay là những nước có thu nhập rất cao. Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp đang gia tăng nhanh chóng.

Theo nghiên cứu, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng thay đổi bài trí trong ngôi nhà khá thường xuyên. Các khách hàng trong lứa tuổi 25-35 tuổi sắp xếp lại nội thất trong vòng 6 đến 12 tháng. Đây là nhóm đặc biệt quan tâm đến các trải nghiệm mua sắm hiện đại và tiện lợi. Chính vì vậy, nhiều công ty tại Việt Nam đã tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả mua sắm của khách hàng. Nổi bật là áp dụng hình thức mua sắm online, đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng và giúp việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn.

Các chuyên gia trong ngành nghiên cứu thị trường và lĩnh vực trang trí nội thất cho hay trong vòng 2 năm trở lại đây, bộ phận khách hàng sử dụng sản phẩm nội thất cao cấp có xu hướng ưa chuộng nhưng thiết kế hiện đại, tiện nghi cũng như việc sử dụng và phối hợp các gam màu trung tính tạo sự thanh lịch và gần gũi thiên nhiên. Theo giới trong ngành, “hiện đại - tiện nghi” là hai yếu tố được khách hàng ưu tiên hàng đầu trong việc đưa ra quyết định lựa chọn thiết kế nội thất. Sức hút của hai yếu tố này có thể được thấy rõ qua hành vi của người tiêu dùng hướng đến sản phẩm.

24

3. Đối thủ cạnh tranh

Thương Phân khúc Sản phẩm

hiệu khách

hàng

Nội thất Phân khúc Nội thất cho gia đình, đồ cao cấp cao cấp trang trí nội thất và phụ kiện

Chilai cho không gian tổ ấm.

Nội thất Phố xinh JYSK Nội thất Baya (Uma cũ) 25 download by : skknchat@gmail.com Xây dựng và phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Với ChiLai tất cả đều có khả năng trở thành hiện thực. Đưa khách hàng đến gần hơn nữa các sản phẩm nội thất cao cấp cùng những trải nghiệm mua sắm tiện lợi.

Đem lại những sản phẩm chất lượng và giá cả tốt nhất cho những khách hàng trung lưu.

Baya kiến tạo không gian sống cho mọi tổ ấm Việt.

Định vị thương hiệu

Môn: Marketing quốc tế GVHD: Phạm ThịChâu Quyên

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn MARKETING QUỐC tế đề tài kế HOẠCH MARKETING QUỐC tế CHO đồ nội THẤT, GIA DỤNG IKEA vào THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w