Hành vi mua sắm của người Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn MARKETING QUỐC tế đề tài kế HOẠCH MARKETING QUỐC tế CHO đồ nội THẤT, GIA DỤNG IKEA vào THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG IV : THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

1. Phân tích khách hàng mục tiêu

1.1. Hành vi tiêu dùng

1.1.1 Hành vi mua sắm của người Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam có cái nhìn khá lạc quan về triển vọng kinh tế của nước nhà trong tương lai gần. Mức độ tin cậy trung bình của người tiêu dùng về tổng quan nền kinh tế là 7.5 trên 10. Không những thế, mức này còn tăng lên qua từng năm. Một xu hướng tương tự cũng có thể thấy ở mức độ tin cậy trong việc cải thiện mức thu nhập hộ gia đình.

Mức độ tin cậy của người tiêu dùng về tổng quan nền kinh tế và thu nhập hộ gia đình

Kể từ hậu Covid – 19 và giãn cách xã hội, lối sống và quản lý tài chính của người Việt đã có thay đổi theo hướng tăng ý thức phòng ngừa những rủi ro trong tương lai. Theo số liệu khảo sát của Kantar, nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi và hướng đến lối sống bền ổn, có lợi cho sức khỏe nên họ sẵn sàng ưu tiên chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu, nhanh và an toàn. Lối sống tại nhà gia tăng, thói quen “tự làm mọi việc” và nhu cầu trải nghiệm thương hiệu tại nhà vẫn tồn tại ngay cả khi kết thúc hạn chế xã hội và các cửa hàng mở cửa lại tại nhiều thị trường Đông Nam Á. Tại Việt Nam, 82% người tiêu dùng cho biết sẽ giảm tiêu thụ bên ngoài, dẫn đến doanh thu tăng cao của

26

các ngành hàng như sản phẩm sợi ăn liền, xúc xích tiệt trùng, thực phẩm chế biến món ăn và mayonnaise. Các FMCG như: thức uống có cồn và nước giải khát đã chứng kiến sự sụt giảm doanh số so với cùng kỳ năm ngoái (tính đến cuối tháng 6/2020).

Sự tăng giảm của mặt hàngFMCG

Người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ hiện đang dần ưa thích sự tiện lợi trong mua sắm và tiêu dùng, cùng với sự am hiểu và tiếp xúc với công nghệ, thương mại điện tử Việt Nam cũng đang phát triển rất mạnh mẽ.

Thống kê về tình trạng sử dụng di động, Internet và mạng xã hội

27

Môn: Marketing quốc tế GVHD: Phạm ThịChâu Quyên

Trong đó, mặt hàng được mua bán trực tuyến phổ biến nhất là thực phẩm, đồ uống (24%), tiếp sau đó lần lượt là các mặt hàng Mẹ và bé (20%); 3) Nhà cửa và đời sống (19%); 4) Thời trang và làm đẹp (17%); 5) Trò chơi trực tuyến (14%); 6) Đồ điện tử (13%); 7) Du lịch (đặt phòng trực tuyến) (12%); 8) Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến (9,2%).

Bảng thống kê thường niên của We are Social và Hootsuite về 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất

Có thể thấy dù ở kênh mua hàng trực tuyến hay truyền thống, mặt hàng thiết yếu (thực phẩm, đồ uống) vẫn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. Nhu cầu về đời

sống, sức khỏe tiếp theo sau như trang trí nhà cửa, nội thất, thời trang và làm đẹp, … Một xu hướng khác có thể thấy được, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm

tới hàng nội địa. Theo nghiên cứu gần đây của Nielsen - một công ty đo lường và phân

tích dữ liệu toàn cầu, có 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng hậu Covid-19 trên toàn thế giới bao gồm: Chất lượng & hiệu quả; sản phẩm

có nguồn gốc địa phương và công nghệ.

28

Kết quả khảo sát cho thấy, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, vì người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.

Tuy vậy, người tiêu dùng lại ít trung thành hơn với sản phẩm. Những thay đổi về công nghệ cũng dẫn tới sự chuyển hướng trong hành vi người tiêu dùng. Trước đây, nếu mua một sản phẩm sẽ có khoảng 80% cơ hội khách hàng sẽ mua lại sản phẩm đó nhưng hiện nay tỉ lệ đó chỉ còn 50%. Nguyên nhân là do họ cần sự thuận tiện, nếu sản phẩm tốt nhưng việc mua sắm khó khăn, phải đi xa để mua, hơn nữa nếu đó lại là các sản phẩm không khó để thay thế thì họ sẵn sàng rời bỏ.

1.1.2 Hành vi mua sắm đồ nội thất của người Việt Nam

Người tiêu dùng Việt sử dụng nhiều loại sản phẩm nội thất làm từ nhiều chất liệu khác nhau, từ gỗ, kim loại, mây cho đến nhựa. Trong đó, sản phẩm nội thất làm từ gỗ làthông dụng nhất. Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng đồ nội thất thay đổi qua thời gian và nếu nhà buôn bán nội thất nhắm đến thị trường các thành phố lớn thì hành vi của người tiêu dùng khác nhiều so với những người sống ở nông thôn. Có rất nhiều nhà và khu chung cư được xây dựng khi mà quá trình đô thị hóa ở Việt Nam khiến cho thị trường nội thất ngày càng mở rộng.

Mức sống của người Việt ngày càng cao kéo theo nhu cầu về các đồ dùng gia dụng cũng tăng lên. Tuy nhiên, nguồn cung lại không đáp ứng nổi nhu cầu và người Việt cũng không có nhiều lựa chọn trên thị trường nội thất hiện nay, đặc biệt là tầng lớp trung lưu trẻ tuổi có thu nhập cao và yêu thích phong cách châu Âu. Bên cạnh đó, người Việt bắt đầu tìm kiếm những sản phẩm với nhiều công dụng hơn, chất lượng tốt hơn và có thiết kế nổi bật.

29

Môn: Marketing quốc tế GVHD: Phạm ThịChâu Quyên

Ngoài ra, dựa trên số liệu phía dưới, sản phẩm nội thất nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm phần lớn thị trường nội thất Việt Nam. Các sản phẩm này được làm từ vật liệu có chất lượng kém nên có thể gây ra những vấn đề về an toàn và sức khỏe cho người sử dụng. Đây là hồi chuông cảnh báo cho những người Việt chú ý hơn về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng. Ngày nay, độ bền, chất lượng cao, tính bền vững với giá cả phải chăng là điều mà người tiêu dùng tìm kiếm. Bên cạnh đó, tại các thành phố lớn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có lượng dân nhập cư từ các thành phố lân cận, nhỏ lẻ đến sinh sống, làm việc rất lớn. Họ là tầng lớp trung lưu trẻ, thường lựa chọn các căn hộ chung cư. Vì thế, yêu cầu của họ là những món đồ nội thất tiết kiệm không gian, có nhiều công dụng và dễ dàng tháo lắp.

Chất lượng cao, giá cả phải chăng và thiết kế nghệ thuật là những yếu tố quan trọng khi

người tiêu dùng nội thất Việt đưa ra quyết định mua hàng. Hơn một nửa người tiêu dùng đi thăm quan các xưởng sản xuất thay vì đến các cửa hàng và phòng trưng bày để có nội thất theo yêu cầu với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, đồ nội thất có nhiều họa tiết và chạm khắc từ các làng nghề mỹ nghệ nổi tiếng thì sẽ đắt hơn so với đồ nội thất bản sao của nội thất cổ. Bên cạnh đó, sự thiếu chặt chẽ và không rõ ràng của luật bảo vệ người tiêu dùng khiến người Việt chú trọng tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Ví dụ như, người tiêu dùng khá am hiểu chất lượng của nhiều vật liệu làm nội thất khác nhau, bởi vì họ cần phải lựa chọn đúng một lần duy nhất khi mua hàng do giới hạn trong việc đổi trả.

30

Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua sản phẩm nội thất của người Việt

Không giống như sinh viên và người thất nghiệp, những người lao động có việc làm hay đã nghỉ hưu đều chú trọng về chức năng và chất lượng hơn là giá cả. Những người tiêu dùng Việt với các địa vị xã hội khác nhau sẽ yêu cầu khác nhau với ba yếu tố ban đầu đặt ra. Tuy nhiên có một ngoại lệ cho những gia đình có con trẻ là họ luôn đặt yếu tố giá cả

sau cùng.

31

Môn: Marketing quốc tế GVHD: Phạm ThịChâu Quyên

Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua sản phẩm nội thất của người Việt theo độ tuổi

Người trẻ tuổi và trung niên có thói quen thường xuyên cập nhật và trang bị nội thất cho gia đình họ. Khi dân số tăng lên một cách nhanh chóng, thế hệ mới của các gia đình cũng dành nhiều tiền hơn để trang trí nội thất cho gia đình mới của họ. Theo khảo sát của Đinh Thị Phương Lan trong bản báo cáo “The potential of Swedish furniture companies in Vietnam” năm 2012, 41% người tham gia nói rằng họ tân trang nhà cửa với những đồ nội thất và trang trí mới trong vòng 6 tháng vừa qua và 26% là trong vòng 1 năm. Những người tham gia từ 24-35 tuổi thường tân trang nhà cửa thường xuyên hơn so với những người ở độ tuổi 19-23 và trên 55.

Thời gian gần đây nhất bạn tân trang nhà cửa với sản phẩm nội thất mới Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn ngày càng nghiêm khắc trong việc trang trí nội thất. Năm năm trước, người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận sử dụng một chiếc giường ngủ Trung Quốc thông thường với giá thấp và chất lượng không cao. Tuy nhiên, ngày nay với xu hướng tiêu dùng mới, họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để mua một chiếc giường gỗ sang trọng. Đặc biệt, họ còn cân nhắc đến các yếu tố như an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường.

32

Người Việt thường bị ảnh hưởng bởi danh tiếng của danh tiếng và nguồn gốc các thương hiệu. Khảo sát trên cũng cho thấy người tiêu dùng Việt biết đến nhiều thương hiệu nổi tiếng cả trong và ngoài nước như Nhà Xinh, IKEA, Pico, Hoàng Anh Gia Lai, UMA, Mê Linh, Dafuco. Rất nhiều sản phẩm nội thất được yêu thích đến từ các đất nước như là Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, và Đài Loan. Người Việt dường như thích sử dụng nội thất nhập khẩu hơn là do Việt Nam sản xuất. Một phần ba người tiêu dùng thích các hãng Việt Nam, một phần ba khác thì ưa chuộng hàng nhập khẩu hơn và còn lại thì không quyết định được.

Thẩm mỹ của người tiêu dùng Việt khá là đa dạng. Đa phần đều yêu thích sản phẩm nội thất tiết kiệm không gian, sau đó là những người yêu thích phong cách tối giản và hiện đại.

Ngày nay, người tiêu dùng chú trọng những thiết kế tạo điểm nhấn cho phong cách

nội thất. Theo Vietnam Association of Architects, không giống với thị hiếu trước đây, chủ gia đình cũng như chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào những yếu tố xây dựng cần thiết của một ngôi nhà hay một tòa nhà cao tầng với các vật liệu quen thuộc như gỗ, sắt, gạch,...

Ngày nay, họ còn quan tâm đến sự thuận tiện và điểm nhấn trang trí với màu sắc hài hòa cho tòa nhà của họ. Màu sắc không chỉ dừng lại ở sơn tường, trần nhà hay sàn mà nhà thiết kế còn sử dụng các đồ nội thất như thảm, ghế sopha hay giường,... để làm nổi bật phong cách, cá tính của chủ nhân.

33

Môn: Marketing quốc tế GVHD: Phạm ThịChâu Quyên

Theo độ tuổi, các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua sản phẩm nội thất của người Việt

Có thể kết luận rằng, người tiêu dùng Việt Nam có thị hiếu “hiện đại” hơn về xu hướng và thiết kế khi lựa chọn sản phẩm nội thất so với tiêu chuẩn phát triển của thị trường Đông Nam Á. Trong khi đó, họ vẫn luôn chú trọng chất lượng và giá cả. Ngoài ra, một số lượng lớn người dùng mọi độ tuổi, nghề nghiệp và địa vị xã hội cũng chú trọng về chức năng và giá trị thẩm mỹ ngang bằng với những điều kiện trên.

Những người tiêu dùng trẻ tuổi có một thái độ tích cực với các đặc điểm điển hình của sản phẩm phương Tây như thiết kế tối giản, hiện đại, khả năng sử dụng và khả năng chi trả sẽ còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai. Khi mà thị trường nội thất Việt ngày càng phát triển, một thế hệ gia đình mới sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc tân trang nhà cửa, điều này càng khẳng định chắc chắn rằng cơ hội dành cho các công ty nội thất và trang trí đứng vững chân trên thị trường Việt Nam.

1.2. Đối tượng khách hàng mục tiêu

Kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam của IKEA sẽ nhắm vào người tiêu dùng với:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn MARKETING QUỐC tế đề tài kế HOẠCH MARKETING QUỐC tế CHO đồ nội THẤT, GIA DỤNG IKEA vào THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w