2022.
4.2 GIẢIPHÁP QUẢN LÝ NỢXẤU TẠI AGRIBANK
4.2.2 Giảipháp xửlý nợxấu
4.2.2.1 Áp dụng linh hoạt các giải pháp xử lý nợ theo Nghị quyết số 42.
- Đối với các trƣờng hợp xử lý nợ xấu liên quan đến các bản án, các vụ việc, sự vụ Agribank phải chủ động phối hợp với Bộ Tƣ Pháp, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và chính quyền địa phƣơng các cấp trong việc triển khai các biện pháp hỗ trợ, xử lý, thu hồi nợ theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg và Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 19/7/2017.
- Chủ động làm việc với các cơ quan tổ tụng để nhận lại TSĐB đã đƣợc thu giữ, kê biên trong các vụ án hình sự sau khi hoàn tất các thủ tục xác định chứng cứ; từng chi nhánh xây dựng phƣơng án, lộ trình cụ thể xử lý các khoản vay, TSBĐ và gắn trách nhiệm với từng bộ phận, cá nhân.
- Tổ chức rà soát tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, phối hợp với Công an, chính quyền địa phƣơng các cấp áp dụng thu giữ tài sản đảm bảo theo Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14.
- Làm việc với Tòa án nhân dân các cấp để đề nghị hỗ trợ giải quyết nhanh gọn các khách hàng/khoản nợ đáp ứng đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14.
- Phối hợp làm việc với cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan Thi hành án các cấp triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các biện pháp xử lý theo Nghị quyết số 42 và các văn bản quy định của pháp luật.
- Tiếp tục đẩy mạnh, tăng cƣờng tính hiệu quả trong việc sử dụng dịch vụ của AMC để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
- Tiếp tục áp dụng đồng bộ các chính sách của Nghị quyết 42 trong công tác xử lý nợ xấu để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng dƣới 2%, phấn đấu đến cuối năm 2019 giảm ít nhất 25% tổng số nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ so với cuối năm 2018
Đối với những khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan, Ngân hàng phân tích đánh giá khách hàng có khả năng cơ cấu lại hoạt động, tổ chức để phát triển bình thƣờng thì việc xem xét cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng là cần thiết để khách hàng có đƣợc cơ hội tiếp tục phát triển sản xuất đồng thời có nguồn để trả nợ cho Ngân hàng.
Agribank là Ngân hàng tiên phong trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo đó các khoản cấp tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro bất khả kháng nhƣ thiên tai, dịch bệnh ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất vì vậy việc cơ cấu lại những khoản nợ đó là rất cần thiết để ổn định cả nền kinh tế.
Việc cơ cấu lại nợ phải thực hiện đúng quy định, đánh giá đúng khách hàng để kịp thời giải quyết, tránh khách hàng trây ỳ, không còn khả năng trả nợ.
4.2.2.3 Miễn giảm lãi.
Miễn giảm lãi là biện pháp nhƣ là đột phá tạo điều kiện hết sức cho khách hàng để giảm một phần nghĩa vụ trả nợ của mình đối với Ngân hàng.Agribank đã ra 2 cơ chế miễn giảm lãi, trong đó có 1 cơ chế có hiệu lực trong 1 năm đã tạo điều kiện cho khách hàng để trả nợ và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Hiện tại còn một cơ chế miễn giảm lãi nhƣng vẫn còn những khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện nghị quyết 42, Agribank tiếp tục ban hành cơ chế miễn giảm lãi mới với thủ tục đơn giản, thông hành hơn; đánh giá đúng đối tƣợng trong quá trình miễn giảm lãi để tạo điều kiện cho khách hàng có động lực trả nợ.
4.2.2.4 Thu giữ, xử lý bán đấu giá tài sản bảo đảm.
Việc thu giữ, xử lý tài sản bán đấu giá phải đƣợc thực hiện một cách bảo đảm. Agribank thực hiện rà soát lại toàn bộ hồ sơ bảo đảm, thủ tục tiền vay của các khoản nợ xấu. Đối với những bộ hồ sơ còn thiếu tính pháp lý, Ngân hàng có gắng hoàn thiện nhất các giấy tờ để bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp để việc xử lý đƣợc diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Ngân hàng thực hiện rà soát lại toàn bộ khách hàng vay từ thái độ hợp tác của bên vay; thái độ bên bảo đảm; thực trạng giá trị của bên bảo đảm từ đó có phƣơng pháp phân loại từng khách hàng để đề ra biện pháp xử lý nợ thích hợp nhƣ:
hàng tự xử lý tài sản để trả nợ dƣới sự giám sát của Ngân hàng. Biện pháp này đƣợc áp dụng khi khách hàng có thiện chí trả nợ nhằm đơn giản hoá thủ tục, giải quyết nhanh, giảm thấp chi phí nhƣng giá bán cao…làm giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng và Ngân hàng.
- Đối với những khách hàng, bên bảo đảm không hợp tác, không để cho Ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm: Ngâng hàng có thể tiến hành thu giữ tài sản theo Nghị quyết 42 để tiến hành xử lý dứt điểm nhƣng biện pháp này cần có sự phối hợp của các ban ngành.
4.2.2.5 Bán nợ theo giá thị trường, cho VAMC, DATC.
Trƣớc khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng đã có hƣớng dẫn bán nợ theo giá thị trƣờng. Tuy nhiên, lúc đó việc bán nợ tại Agribank vẫn chỉ tập chung vào bán nợ cho DATC.
Sau Khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, với việc quy định khá rõ ràng về việc bán nợ và với quy định cho phép các Tổ chức, cá nhân bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ (đặc biệt là VAMC) đƣợc tham gia vào thị trƣờng mua bán nợ đã thúc đẩy đƣợc việc mua bán và xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu, bƣớc đầu tạo lập đƣợc một thị trƣờng mua bán nợ tập trung.
Với thị trƣờng mua bán nợ, Ngân hàng có thể đƣa các khoản nợ xấu bán cho các Công ty mua bán nợ hoặc các chủ thể kinh tế có chức năng mua bán nợ... từ đó việc xử lý nợ đƣợc hoạt động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, trong khi đó Ngân hàng không phải bận tâm đến các khoản nợ xấu nữa mà tập trung vào việc kinh doanh của mình, thực hiện các biện pháp nhận diện và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh hiệu quả mà không chịu ảnh hƣởng từ những khoản nợ xấu cũ tồn động. Đặc biệt với chức năng mua bán nợ của mình các công ty tiến hành xử lý độc lập mà không chịu tác động từ những mối quan hệ nhƣ Ngân hàng, làm cho việc xử lý nợ đƣợc công khai, minh bạch.
Để thực hiện tốt biện pháp này (giải phóng đƣợc nợ, thu hồi nguồn vốn ở mức tối đa), ngoài điều kiện khách quan là thị trƣờng mua bán nợ xấu phải phát triển thì bản thân Ngân hàng cũng phải hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ của các khoản nợ đặc biệt là các giấy tờ của tài sản đảm bảo nợ vay; thực hiện các bƣớc chuyển giao tài sản cần thiết (nếu có), để biến khoản nợ thực sự trở thành hàng hoá có tính thị trƣờng.
Hiện tại có 2 công ty VAMC và DATC đang hỗ trợ rất tốt Agribank trong việc bán khoản nợ theo giá thị trƣờng. Bên cạnh đó, Agribank cũng đã từng bƣớc tham gia vào thị trƣờng mua bán nợ xấu bên ngoài. Việc mua bán nợ này đẩy nhanh đƣợc quá trình xử lý nợ sau xử lý nên cần tiếp tục thực hiện giải pháp này
4.2.2.6 Khởi kiện.
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra nghị quyết 03/2018/NQ- HĐTP về hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại tòa án nhân dân. Đây là cơ hội để Agribank đẩy nhanh tốc độ xử lý những khoản nợ xấu mà khách hàng trây ỳ không hợp tác trả nợ hoặc xử lý tài sản. Agribank cần hoàn thiện hồ sơ, đƣa ra khởi kiện đảm bảo quyền và lợi ích của Agribank.
4.2.2.7 Đẩy mạnh công tác xử lý nợ của Công ty TNHH MTV Quản lý và
khai thác tài sản AMC; Hai chi nhánh đầu mối xử lý nợ xấu khu vực Phía Bắc và Phía Nam tiến tới là các Chi nhánh đầu mối xử lý nợ xấu các khu vực khác.
Nhằm đẩy mạnh cũng nhƣ nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc xử lý nợ xấu Agribank đã thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác tài sản AMC tuy nhiên còn gặp phải một số vấn đề khó khăn về pháp lý vì AMC chỉ là công ty con nên chỉ thực hiện đƣợc hoạt động dịch vụ đối với việc xử lý nợ. Chi nhánh xử lý nợ thông qua việc ký hợp đồng dịch vụ xử lý nợ với Agribank AMC để hỗ trợ bán tài sản thu hồi nợ; bên cạnh đó Agribank AMC còn hỗ trợ các chi nhánh thu hồi nợ từ việc cho thuê TSBĐ.
Agribank tiếp tục thành lập Hai chi nhánh đầu mối xử lý nợ xấu khu vực Phía Bắc và Phía Nam để tập trung các khoản nợ xấu trên địa bàn Hà Nội về hai chi nhánh nhằm tập trung đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu tiến tới cổ phần hóa xử lý tập trung.
4.2.2.8 Đưa ra các cơ quan pháp luật.
Cùng với sự phồi hợp của các Ban ngành, Agribank đã ký thỏa thuận hợp tác với một số ban ngành nhƣ Công an, Thi hành án,... Tận dụng sự hỗ trợ của các Ban ngành, Agribank đánh giá, phân loại đối với các đối tƣợng khách hàng không chịu hợp tác, có ý định chống đối, lừa đảo tiến hành hoàn tiện hồ sơ để chuyển sang cơ quan pháp luật để hỗ trợ thu hồi nợ xấu.
quan điều tra. Tuy nhiên, đây là một giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu mà khách hàng có dấu hiệu không hợp tác hoặc có hành vi lừa đảo Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc chuyển Cơ quan điều tra sẽ tác động trong việc hỗ trợ truy tìm dòng tiền, xác định những tài sản hình thành từ nguồn vốn vay ngân hàng, phong tỏa, kê biên tài sản; làm việc với khách hàng tạo sức ép trả nợ nên Agribank vẫn phải tiếp tục áp dụng giải pháp xử lý nợ này.
Một vài khó khăn vƣớng mắc trong việc áp dụng giải pháp này là:
+ Việc xử lý của Cơ quan điều tra kéo dài, tài sản bảo đảm cho khoản vay liên quan đến vụ án Agribank không đƣợc chủ động xử lý để thu hồi nợ.
+ Một số khoản vay không còn tài sản bảo đảm, chủ doanh nghiệp không hợp tác; một số khoản vay chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, liên quan đến vụ án khác đã bị khởi tố.