2022.
4.3 KIẾN NGHỊ ĐỐIVỚICÁC BAN NGÀNH
Kiến nghị với các Bộ, Ngành, UBND các tỉnh sớm có văn bản hƣớng dẫn và chung tay triển khai thực hiện Nghị quyết 42 không để tình trạng Ngân hàng tiếp tục đơn độc trong xử lý nợ xấu, cụ thể:
a) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý TSBĐ của khách hàng trƣớc khi thực hiện thu hồi nợ vay theo đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 42/2017/QH14.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhƣợng TSBĐ của khoản nợ xấu của TCTD theo quy định tại NQ42.
c) Bộ Tƣ Pháp sớm trình Chính phủ ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
d) Bộ Công An cần công khai chỉ đạo cơ quan Công an các cấp tích cực phối hợp với Ngân hàng trong việc giữ gìn trật tự an ninh khi thu giữ TSBĐ.
đ) Cơ quan Thi hành án tập trung và quyết liệt hơn nữa để giải quyết dứt điểm các vụ việc đang thi hành án.
e) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công An, cơ quan Thi hành án sớm có văn bản chỉ đạo về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42.
f) UBND tỉnh, thành phố cần: (i) tiếp tục rà soát, có các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo tới các cấp chính quyền cơ sở (phƣờng xã) để hƣớng dẫn thực hiện theo NQ 42 và phân công trách nhiệm hỗ trợ quá trình thực hiện phƣơng án thu giữ TSBĐ; (ii) quy định cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội của chính quyền địa phƣơng các cấp và cơ quan công an nơi tiến hành t hu giữ TSBĐ hỗ trợ tốt nhất quá trình Agribank tiến hành thu giữ TSBĐ tại địa phƣơng.
g) Ngân hàng Nhà nƣớc: Agribank thực hiện chính sách cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 là thực hiện chính sách của Ngân hàng nhà nƣớc, Chính phủ. Vì vậy đề nghị Ngân hàng nhà nƣớc có chính sách ƣu đãi đối với Agribank nhƣ: Cho phép Agribank khi tính hệ số vốn an toàn tối thiểu (CAR) được tính dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 vào nhóm tài sản có rủi ro hệ số 50% thay vì 100%như quy định hiện tại.
h) Ngân hàng Nhà nƣớc trình thủ tƣớng chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phƣơng các cấp chung tay, tích cực phối hợp, không để tình trạng Ngân hàng tiếp tục đơn độc trong việc xử lý nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chƣơng 4, bên cạnh những định hƣớng hoạt động kinh doanh và mục tiêu quản lý nợ xấu của Agribank trong thời gian tới, Luận văn đã đƣa ra đƣợc giải pháp quản lý nợ xấu tại Agribank gồm 2 nội dung chính: giải pháp phòng ngừa và hạn chế nợ xấu phát sinh; giải pháp xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất những kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và Agribank để tạo điều kiện cho các giải pháp đƣợc thực hiện tốt hơn.
KẾT LUẬN
Còn hoạt động tín dụng là còn nợ xấu, đó là 2 yếu tố luôn song hành với nhau.Tuy nhiên, khi nợ xấu ở mức cao sẽ gây nên những tác động tiêu cực đối với các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ đối với nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động quản lý nợ xấu đối với ngân hàng thƣơng mại nói chung và Agribank nói riêng là vấn đề cấp bách và không kém phần phức tạp.
Qua nghiên cứu đề tài về quản lý nợ xấu đối với Agribank, luận án đã đạt đƣợc các kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, luân văn đã làm rõ hơn các nội dung về nợ xấu nhƣ: hoạt động tín dụng, nợ xấu và quản lý nợ xấu. Luận văn xác định quản lý nợ xấu bao gồm các vấn đề: Nhận diện, phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Từ đó có cở sở để phân tích làm rõ luận văn.
Thứ hai, luận văn đã tham khảo kinh nghiệm về xử lý nợ xấu của một số nƣớc trên thế giới từ đó rút ra bài học quý báu cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng có những giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh xử lý nợ xấu.
Thứ ba, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động của Agribank trong giai đoạn 2016-2018 cụ thể thực trạng nhận diện, phòng ngừa và xử lý tại Agribank từ đó nêu ra những khó khăn, vƣớng mắc còn gặp phải trong việc quản lý nợ xấu tại Agribank.
Thứ tƣ, luận án đã đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu của Agribank trong giai đoạn 2019-2022, bao gồm: giải pháp phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu và giải pháp tăng cƣờng nâng cao xử lý nợ xấu.
Với những quan điểm trên, luận văn muốn làm rõ hơn việc quản lý nợ xấu và đề ra các phƣơng pháp cụ thể về quản lý nợ xấu trong giai đoạn tiếp theo nhằm tận dụng sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ và các Ban ngành. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót mong đƣợc sự đóng góp của các Thầy cô để hoàn thiện hơn luận văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 01 năm 2013.
2. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 03 năm 2014.
3. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2010. Luật Ngân hàng nhà nước Viê ̣t Nam số 46/2010/QH12. Hà Nội, tháng 06 năm 2010.
4. Quốc hô ̣i , 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội , tháng 06 năm 2010.
5. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 04 năm 2005
6. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2016. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hà Nội.
7. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2017. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hà Nội.
8. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2018. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hà Nội.
9. Lê Thị Hoài Diễm, 2012. Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. Trƣờng Đại học Đà Nẵng.
10.Nguyễn Lan Khanh, 2010. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – Thực trang và giải pháp. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng.
11.Nguyễn Trọng Chƣơng, 2015. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế. Trƣờng đại học kinh tế.