Hình 2.6. Điều dưỡng Tư vấn-Giáo dục sức khỏe cho NB Ngày thứ tư sau phẫu thuật
Dấu hiệu sinh tồn ổn định, NB đau nhiều vết mổ, không nôn, đại tiện một lần phân vàng.Người bệnh tự đi tiểu được nước tiểu vàng nhạt.Vị trí rút dẫn lưu không
chảy dịch,không sưng nề tấy đỏ. Người bệnh được ra viện dùng thuốc theođơn và hẹn khám lại sau 4 tuần để rút sonde JJ.
Chương 3 BÀN LUẬN BÀN LUẬN 3.1. Các ưu, nhược điểm
3.1.1.Ưu điểm
Trong quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đã đạt được kết quả:
- Người điều dưỡng chăm sóc đúng quy trình như kỹ thuật rút sonde niệu đạo,rút dẫn lưu, thay băng vết mổ, quy trình tiêm an toàn...v.v.v.
- Bệnh viện được trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác chăm sóc người bệnh.
- Các điều dưỡng viên đã áp dụng được quy trình thay băng theo chuẩn năng lực trong quá trình chăm sóc người bệnh, thực hiện chăm sóc vết mổ một cách hiệu quả được người bệnh đánh giá cao.
- Việc giao tiếp với người bệnh và người nhà luôn được trú trọng và nâng cao, người bệnh và người nhà được giải thích cặn kẽ về các thủ thuật sắp làm, các hướng dẫn về chế độ ăn và sinh hoạt khi nằm viện
- Việc sử dụng găng tay vệ sinh trong thay băng đã được tiệt trùng là một bước tiến mới trong công tác thay băng,vẫn đảm bảo được nguyên tắc vô khuẩn mà làm giảm hao phí khoa phòng.
Hình 2.6. Găng tay vệ sinh được tiệt trùng bằng khí EO đảm bảo vô khuẩn - Khay thay băng được áp dụng tại khoa đem lại rất nhiều thuận tiện và đảm
bảo vô khuẩn.
Hình 2.7. Khay thay băng 3.1.2. Nhược điểm
Tuy nhiên còn một số nhược điểm trong chăm sóc:
- Dấu hiệu sinh tồn của người bệnh thực sự chưa được theo dõi đúng quy định,các điều dưỡng viên chủ yếu vẫn chỉ cặp nhiệt độ và đo huyết áp còn lại nhịp thở và mạch không được chú trọng, phần lớn là bịa trong hồ sơ chăm sóc.
- Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về vận động...chủ yếu là do người nhà người bệnh đảm nhiệm.
- Việc tư vấn về chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và hẹn tái khám cho người bệnh sau khi người bệnh ra viện vẫn chưa được chú trọng.
- Kỹ năng tư vấn sức khỏe của người điều dưỡng cho người bệnh còn hạn chế, thiếu về tranh ảnh minh họa nên việc tư vấn cho người bệnh chưa hiệu quả.
- Nhân lực còn ít mà lượng người bệnh đông thường xuyên trong tình trạng quá tải.
3.2. Nguyên nhân của việc đã làm và chưa làm được
- Trình độ đầu vào còn chưa đồng đều chủ yếu là trình độ điều dưỡng trung học, nhân lực điều dưỡng còn thiếu, chưa đáp ứng được nhiệm vụ của từng vị trị được giao.
- Số lượng người bệnh mỗi ngày một đông, người bệnh chưa được tư vấn đầy đủ, chưa có phòng tuyên truyền giáo dục sức khỏe riêng để người bệnh tiếp cận với nhân viên y tế để hiểu về bệnh và chia sẻ những thắc mắc của mình, chưa chú trọng về các tranh ảnh poster để tư vấn cho người bệnh đạt hiệu quản
- Việc tư vấn cho người bệnh sau khi người bệnh ra viện còn bị bỏ ngỏ do thói quen của ĐD chỉ chú trọng đến người bệnh nằm viện tại khoa,do số lượng người bệnh nằm viện đông mà số lượng điều dưỡng còn hạn chế.
- Sự hiểu biết của người bệnh và người nhà về chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi niệu quản còn hạn chế, do vậy người bệnh cần được cung cấp kiến thức về tự chăm sóc sau mổ đề phòng các biến chứng.
- Đội ngũ điều dưỡng chăm sóc người bệnh còn quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Qua chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản tại khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ; tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
- Bệnh viện đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác chăm sóc người bệnh.
- Người bệnh sau phẫu thuật được chăm sóc theo đúng quy trình của Bộ Y tế như: quy trình thay băng vết mổ, chăm sóc dẫn lưu vết mổ, quy trình tiêm an toàn. Điều dưỡng thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh. Người bệnh hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng viên.
- Người bệnh sau phẫu thuật được chăm sóc tốt các nội dung: theo dõi sát tri giác, hô hấp, tim mạch, thân nhiệt .thực hiện thuốc theo y lệnh đảm bảo đúng thời gian, theo dõi phát hiện dấu hiệu các biến chứng ngay sau phẫu thuật và đề phòng tái phát. Không để sảy ra tình trạng nhiễm trùng sau mổ..
- Tuy nhiên còn một số hạn chế như:
- Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên. Một số điều dưỡng chưa chủ động trong công việc còn phụ thuộc nhiều vào y lệnh điều trị. Điều dưỡng chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật: kỹ thuật lấy dấu hiệu sinh tồn, tuân thủ 5 thời điểm rửa tay.
- Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về vận động, chăm sóc về vệ sinh cá nhân...chủ yếu do người nhà người bệnh đảm nhiệm.
- Người bệnh chưa được tư vấn kỹ càng về chế độ ăn và chế độ sinh hoạt sau khi ra viện dẫn đến còn chưa hiểu biết đúng về bệnh và cách phòng tránh.
ĐỀ XUẤT
1. Đối với bệnh viện
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng. Cập nhật kiến thức mới cho điều dưỡng trong công tác chăm sóc, tư vấn cho người bệnh.
- Thường xuyên tập huấn kỹ năng giao tiếp, tư vấn sức khỏe cho điều dưỡng. 2. Đối với khoa/ Trung tâm
- Điều dưỡng trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình theo dõi dấu hiệu sinh tồn của điều dưỡng viên, việc ghi chép vào bảng phiếu theo dõi và thường xuyên họp điều dưỡng rút kinh nghiệm cho các điều dưỡng viên.
- Điều dưỡng trưởng phải tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình của điều dưỡng viên.
- Thường xuyên lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
3. Đối với điều dưỡng viên
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt việc theo dõi đầy đủ các dấu hiệu sinh tồn theo y lệnh của bác sỹ, ghi chép hồ sơ bệnh án
- Phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh, không giao phó cho người nhà người bệnh, phải tự mình kiểm tra số lượng dịch/ chất thải, màu sắc ghi vào hồ sơ, bảng theo dõi trước khi hướng dẫn người nhà người bệnh đổ chất thải đi.
- Cần tuân thủ 5 thời điểm rửa tay và thực hiện thành thạo quy trình rửa tay, tạo thói quen vệ sinh bàn tay trong chăm sóc người bệnh.
- Cần phải trực tiếp hỗ trợ vận động cho người bệnh, có thể khuyến khích sự giúp đỡ của người nhà người bệnh nhưng cần hướng dẫn cẩn thận và có sự giám sát. - Cần hướng dẫn và hỗ trợ (khi cần thiết) người nhà người bệnh và có sự giám sát trong chăm sóc vệ sinh cho người bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra do
người nhà người bệnh thiếu kiến thức như tụt ống dẫn lưu hố thận, tắc hoặc gập sonde foley...
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt
1. Trần Quán Anh (2003), “ Thăm khám điện quang và siêu âm”, Bệnh học niệu
khoa.NXB Y học, tr. 95-115.
2. Trần Quán Anh (2001), “ Sỏi niệu quản” Bệnh học ngoại khoa, NXB Y học, tr. 140-145.
3. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Lê Linh Phương (2006), “ Phẫu thuật ít xâm hại trong tiết niệu”. NXB Y học, tr. 72-94.
4. Phan trường Bảo, Nguyễn Tuấn Vinh, Vũ Lê Chuyên (2009), “Sử dụng Holmium Laser trong nội soi tán sỏi niệu quản đoạn lưng tại bệnh viện Bình Dân
2009" Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh số 4 năm 2009, tr 488-490.
5. Đàm Văn Cương (2002), “ Nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp nội soi niệu quản”, Luận án tiến sỹ y học, Hà nội
6. Đàm Văn Cương “Góp phần nghiên cứu nguyên nhân thất bại của tán sỏiniệu quản qua nội soi” Tạp chí y học thực hành số 1/2002, Tr 54-55
7. Vũ Lê Chuyên, Vũ Văn Ty, Nguyễn Minh Quang, Đỗ Anh Toàn .(2006) “Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng xung hơi sỏi niệu quản lưng: kết quả từ 49 trường hợp sỏi niệu quản đoạn lưng được tán sỏi nội soi ngược dòng tại khoa niệu Bệnh viện Bình dân”.Y học Việt nam, tập 319, 2/2006,tr 254‐ 261
8. Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Tân Cương (2008) “ Nghiên cứu rút ngắn thời gian nằm viện sau tán sỏi niệu quản đoạn lưng bằng Holmium Laser với ống soi
cứng.” Y học thành phố Hồ Chí Minh tập 12. phụ bản số 4 năm 2008.tr 197-200.
9. Lưu Huy Hoàng (2003), “Nghiên cứu kĩ thuật, chỉ định và kết quả điều trị sỏi
niệu quản bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ
chuyên khoa cấp II, trường đại học Y Hà nội.
10. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Vũ Lê Chuyên và cs. (2006) “ Tán sỏi ngoài cơ thể(ESWL) sỏi niệu quản đoạn trên” kinh nghiệm qua 110 trường hợp tại bệnh viện Bình dân (11/2000 đến 10/2001),
11. Nguyễn Duy Huề (2001). “ Ứ nước thận”, Tài liệu lớp đào tạo siêu âm tổng
quát, khoa chẩn đoán hình ảnh, phòng chỉ đạo tuyếnbệnh viện Bạch mai, tr. 26-29.
12. Ngô Gia Hy (1980), “ Sỏi cơ quan tiết niệu” Niệu học tập I, NXB Y học, tr. 50- 146.
13. Ngô Gia Hy (1985) “ Sinh lý và sinh lý bệnh niệu quản” Niệu học tập II, NXB Y học, tr. 14-82.
14. Ngô Gia Hy (1985), “ Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản” Niệu học tập V, NXB Y học, tr. 65- 74.
15. Ngô Gia Hy (1984), “ Thủ thuật niệu khoa”, Niệu học tập IV, NXB Y học, tr. 208-228.
16. Nguyễn Tế Kha (2004), “ Phẫu thuật lấy sỏi niệu quản đoạn lưng qua nội soi
hông lưng ngoài phúc mạc”, Luận văn thạc sỹ y học, trường ĐH Y dược TP Hồ Chí
Minh.
17. Nguyễn Kỳ và cs. (1994), “ Tình hình điều trị phẫu thuật sỏi tiết niệu tại bệnh viện Việt Đức trong 10 năm (1982-1991)”. Tập san ngoại khoa, tập 1, tr. 10-13. 18. Nguyễn Kỳ (2003), “ Phương pháp điều trị ngoại khoa hiện nay về sỏi đường tiết niệu”, Bệnh học tiết niệu, NXB Y học, tr. 225- 268.
19. Hoàng Công Lâm (2001), “Nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hẹp niệu quản sau mổ lấy sỏi niệu quản” . Luận văn thạc sỹ y học Hà Nội. 20. Võ Thị Hồng Liên (1998), “Suy thận dưới thận do sỏi”, Luận văn thạc sỹ, trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh.
21. Đỗ Thị Liệu (2001), “ Sỏi thận tiết niệu”,Tài liệu đào tạo chuyên đềthận học, Bệnh viện Bạch mai, tr. 245-252.
22. Lương Văn Luân, Trần Đức Hòe (1996), “ Một số nhận xét về dịch tễ học bệnh sỏi tiết niệu”, Tạp chí y học quân sự, tập 1,tr. 23-24.
23. Nguyễn Mễ (1995), “ Sỏi niệu quản”,Bệnh học tiết niệu, NXB Y học, Hà nội, tr 214-218.
24. Nguyễn Quang (2009), “ Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản đoạn trên bằng phương pháp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc”, Luận án tiến sỹ y học, học viện quân y, tr. 63-65.
25. Nguyễn Quang, Vũ Nguyễn Khải Ca và cs.(2004), “ Một số nhận xét về tình hình điều trị sỏi niệu quản ngược dòng và tán sỏi bằng máy lithoclast tại khoa tiết niệu bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí y học Việt Nam T4/2004, tr. 501-503.
26. Nguyễn Minh Quang (2003), “ Rút kinh nghiệm qua 204 trường hợp tán sỏi
niệu quản qua nội soi bằng laser và xung hơi”, Luận án chuyên khoa cấp II, trường
ĐH Y dược TP Hồ chí Minh.
27. Trần Văn Sáng (1996), “ Sỏi niệu” Bài giảng bệnh học niệu khoa. NXB mũi cà mau, tr. 83-130.
28. Dương Minh Sơn (2000), “Tác dụng của cao thuốc thạch kim thang trong điều
trị sỏi niệu quản” Luận văn tiến sỹ y học, trường ĐH Y Hà nội.
29. Hoàng Tạo (1994), “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản qua 112 trường hợp tại Viện quân y 103”, Luận văn tốt nghiệp cao học. Học viện quân Y.
30. Dương văn Thanh (1994), “ Kết quả điều trị phẫu thuật sỏi niệu quản 1/3 dưới
ở bệnh viện Thanh Hóa”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà nội
31. Nguyễn Văn Trọng (2006), “ So sánh phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể với tán sỏi qua nội soi niệu quản trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới”, Luận văn thạc sỹ y học, trường ĐH Y Hà nội.
32. Nguyễn Bửu Triều và cs. (2002), “ Nghiên cứu ứng dụng máy tán sỏi ngoài cơ thể Modulith SLX để điều trị sỏithận và sỏi niệu quản tại bệnh viện Việt Đức (từ tháng 6/1996 đến tháng 8/2000), Đề tài cấp bộ y tế.
33. Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Mễ (2003),’ Sỏi thận”, NXB Y học, tr. 233-243. 34. Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Quang (2003), “ Tán sỏi niệu quản qua nội soi”,
Nội soi tiết niệu, NXB Y học, Hà nội, tr 91-110.
35. Dương Văn Trung, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều (2004),“Kết quả tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng cho 1519 bệnh nhân tại bệnh viện Bưu điện I hà nội”.
Công trình nghiên cứu khoa học hội nghị ngoại khoa toàn quốc, Tạp chí Y học thực hành, tập 491, tr. 497-500.
36. Dương Văn Trung, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều (2007), “ Kết quả tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser tại bệnh viện Bưu điện I - Hà nội”, Tạp chí
ngoại khoa, tập 2, tr. 37-42.
37. Dương Văn Trung (2009), “ Nghiên cứu kết quả và tai biến, biến chứng trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng”, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y. 38. Cao Văn Trí (2001), “Một số tai biến, biến chứng của phẫu thuật sỏi đường
tiết niệu trên”, Luận văn thạc sỹ y khoa, trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh.
39. Bùi Anh Tuấn (2005), “ Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp nội soi tại bệnh viện Việt – Đức Hà Nội” Luận văn thạc sỹY học, học viện quân y 103
40. Lê ngọc Từ ( 1993), “ Sỏi tiết niệu”, Bệnh học tiết niệu, NXB Y học, tr. 82- 100 41. Đỗ gia Tuyển ( 2012),” Suy thận cấp”, Bệnh học nội khoa tập 1, NXB Y học, tr. 395
42. Vũ văn Ty (2000),” Điều trị sỏi niệu bằng những phương pháp ít xâm lấn”,
Tóm lược những công trình trong tổng kết NCKH và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại bệnh viện Bình Dân (1990- 1999 ), tr. 151
43. Lê văn Vệ (1995), “ Góp phần nghiên cứu điều trị sỏi niệu quản bằng phẫu thuật” Luận văn thạc sỹ y học, Hà nội.
44. Nguyễn Văn Xang (1998), “ Sỏi thận_ tiết niệu”, Bài giảng bệnh học nộikhoa,
NXB Y học, Hà nội, tr. 127-132 * Tiếng Anh
45.Ahmed E.F., Hazem A.F., Arm M.A. (2007). “Laparoscopic transperitoneal
ureterolithotomy”, J Urol. 21(1), pp.50-54.
46.Coptcoat M.J., Webb D.R., Kellett MJ. (1987). “The treatment of 100 Consecutive painten whit ureteral calculi in a British stone center”. Journal urologie, British (6).
47.Gill I.S., Grune M.T., Munch L.C. (1996). “Access Technique for
Retroperitoneoscopy”, J Urol. 156(3), pp.1120-24.
48.Harewood L.M, Webb D.R., et al (2008), “Laparoscopic ureterolithotomy: the results of an initial series, and an evaluation of its role in the management of ureteric calculi”, Br J Urol. 74(2), pp.170-76.
49.Keoghane S.R., Keeley F.X. (2004). “Laparoscopic management of calculi
diseases”, Glenn’s Urologic surgery 6th Ed. 11(122), pp.955-957.
50.Menon M., Resnick M.I. (2002) “Urinary lithiasis: Etiology, diagnosis, and
medical management”, Campbell’s Urology 8th, Saunders Company; 4(99),
pp.3229-3292.
51.Michel M.S., Kohr Mann Ku, Alken P. (1995). “Update on contact
Lithotripsy” Current open urologie university hospital manheim, Germany, pp.6-10.