Cơ hội và thách thức trong quản lý tài chính của ViệnVật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ tại viện vật lý, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 62 - 67)

2.4.2 .Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng tới hoạt động quản lý tài chính của ViệnVật lý

3.1.3. Cơ hội và thách thức trong quản lý tài chính của ViệnVật lý

3.1.3.1. Những cơ hội

Nghị định số về phát triển khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2011- 2020 có những tác động tích cực đến các tổ chức khoa học và công nghệ. Những chiến lược đó đã định hướng cho sự phát triển của hoc học và công nghệ trong thời gian tới. Căn cứ vào đó, các tổ chức khoa học và công nghệ đã có những kế hoạch cho đơn vị mình bằng cách bám sát các yêu cầu nhiệm vụ định kỳ để có những đầu tư nhất định trong ngắn hạn và dài hạn.[4]

Sự phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới cùng với quá trình hội nhập sâu rộng giúp cho các nước dễ dàng tiếp cân hơn với các công nghệ mới đồng thời các sản phẩm khoa học công nghệ cũng dễ dàng phổ biến hơn. Từ những cơ hội này, các tổ chức khoa học và công nghệ sẽ có những thuận lợi nhất định khi chuyển sang cơ chế tự chủ hoạt động như một doanh nghiệp độc lập.

Khi chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm, quản lý tài chính sẽ được tổ chức một cách chuyên nghiệp hơn, khi đó, hiệu quả trong công tác quản lý sẽ được tăng lên rõ rệt.[1]

59

3.1.3.2. Những thách thức

Thách thức từ sự phát triển của nên kinh tế Việt Nam

Sự chững lại của kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam đã khiến cho GDP giảm. Điều này tác động trực tiếp đến nguồn ngân sách quốc gia và các quỹ đầu tư cho hoạt động KH&CN.

Có không ít các tổ chức, đơn vị sau khi chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm gặp khó khăn trong việc hội nhập với nền kinh tế thị trường. Các tổ chức không còn giữ được các sản phẩm truyền thống, phải chuyển đổi sang lĩnh vực khác thậm chí là giải thể.

Tiềm lực KH&CN quốc gia, năng lực KH&CN của đất nước ta vẫn còn ở trình độ thấp, hiệu quả hoạt động nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình đổi mới và hội nhập quốc tế, vẫn còn hàm chứa một số tồn tại, hạn chế:

Thách thức từ cơ chế hiện hành

Trong thời gian qua , Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng của KH &CN đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân . Điều 62 của Hiến pháp năm 2013 quy định “Phát triển KH &CNlà quốc sách hàng đầu , giữ vai trò the chốt trong sự nghiê ̣p phát triển kinh tế - xã hội đất nước” . Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI (năm 2011) đã bổ sung Cương lĩnh, đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, trong đó đã xác định đường lối, chủ trương cơ bản để phát triển KH&CNphục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.

Qua gần 10 năm thực hiện Nghị định 115, khó khăn lớn nhất là nhận thức và ý chí hành động từ người đứng đầu các tổ chức KHCN đến lãnh đạo một số Bộ ngành, địa phương chưa đúng đắn, đầy đủ, thiếu quyết liệt, nghiêm túc trong triển khai Nghị định. Việc đánh giá sự tự chủ trong KHCN mới chỉ

60

tương đối tốt về vấn đề chuyên môn còn lĩnh vực tài chính, nhân lực, liên kết hợp tác có chuyển biến nhưng vẫn chậm.

- Cơ chế quản lý cán bộ và tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường. Các tổ chức KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo khoa học;[1]

- Cơ chế hoạt động KH&CN chậm được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính, chưa phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế;

- Việc xác định nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự xuất phát yêu cầu của thực tiễn, nhiều nhiệm vụ KH&CN được thực hiện chỉ theo năng lực của tổ chức, cá nhân nhà khoa học đăng ký. Chính vậy, nhiều kết quả chỉ dừng lại ở nghiên cứu, không ứng dụng vào thực tiễn được;[13]

- Thiếu cơ chế hữu hiệu khắc phục tình trạng trùng lặp các nhiệm vụ KH&CN giữa các cấp, các ngành, các địa phương. Công tác đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế, nên chất lượng không cao;[12]

- Việc ứng dụng, nhân rộng kết quả KH&CN vào thực tiễn chưa được chú trọng đúng mức;

- Thiếu cơ chế khai thác sử dụng kết quả KH&CN tại các cấp, các ngành, các địa phương, tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia và Thư viện Quốc gia thông qua mạng thông tin điện tử. Các kết quả KH&CN- tài sản trí tuệ Quốc gia hầu như đang bị đóng băng, gây lãng phí vô tận;

- Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN còn nhiều bất cập, mang nặng tính hành chính, không phù hợp với đặc thù lao động KH&CN sáng tạo. Thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính, chứng từ thanh quyết toán tài chính chiếm không ít hơn thời gian nghiên cứu thực sự;

61

- Thị trường KH&CN mới hình thành sơ khai, chậm phát triển. Hoạt động KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, tỷ lệ thương mại hoá kết quả KH&CN còn rất thấp;

- Thiếu sự liên kết hữu cơ theo hướng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển bền vững giữa tổ chức khoa học, trường đại học và doanh nghiệp;

- Tiến độ chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự trang trải kinh phí theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CPvà hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CPcòn chậm;[3]

- Hợp tác quốc tế về KH&CN còn dàn trải, thiếu tính chiến lược, trọng tâm, trọng điểm và đột phá;

Thách thức từ chức năng và nhiệm vụ của Viện Vật lý

Với đặc thù của Viện Vật lý, trong viện có cả những phòng nghiên cứu thuần túy lý thuyết và một số phòng nghiên cứu có sản phẩm và dịch vụ có thể thương mại hóa được. Về vấn đề tự chủ tự chịu trách nhiệm Viện đã có công văn hướng dẫn và quy trình chuyển đổi sang cơ chế mới nhưng trong quá trình chuyển đổi cơ chế mới còn gặp một số khó khăn sau:

- Sự không đồng thuận theo cơ chế tự chủ từ các phòng nghiên cứu cơ bản trực thuộc Viện Vật lý: Đây chính là tư duy lạc hậu của những người có thâm niên cao trong ngành vốn đã quá quen với kiểu làm việc bao cấp. Những người này hiện đang nắm giữ các chức vụ lãnh đạo của Viện. Xuất thân từ các phòng nghiên cứu cơ bản, không muốn chuyển sang cơ chế tự chủ vì thời gian công tác của họ không còn nhiều. Việc chuyển sang cơ chế mới đồng nghĩa với việc mất đi nhiều quyền lợi của Nhà nước có từ cơ chế cũ, phải hy sinh cho các thế hệ sau. Những phòng nghiên cứu cơ bản chắc chắn sẽ thấy được khó khăn của họ khi sản phẩm nghiên cứu của họ không có thị trường ứng dụng.

62

Việc chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm là bắt buộc. Phải giải quyết hài hòa giữa sự tự chủ như một doanh nghiệp tư nhân nhưng lại phải hoàn thành đúng chức trách của Viện Vật lý là nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý. Đây thực sự là một thách thức, bởi hầu hết lĩnh vực này thị trường KH&CN rất hẹp, thậm chí có các lĩnh vực không tìm được nơi áp dụng các kết quả nghiên cứu.

- Quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm chậm: Mặc dù hiện tại chúng ta vẫn đang sử dụng cụm từ hội nhập kinh tế nhưng thực chất quá trình hội nhập đã diễn ra cả chục năm chưa kể nền kinh tế Việt Nam hội nhập muộn hơn rất nhiều so với các nền kinh tế thế giới. NĐ số 115/2005/NĐ-CP ngày 5.9.2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CNnhưng đến nay Viện Vật lý vẫn chưa chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm. Vì vậy có thể nói, hiện tại việc chuyển sang cơ chế mới là đã rất muộn. Các doanh nghiệp tư nhân đã thâm nhập thị trường trước đó rất lâu chưa kể các doanh nghiệp nước ngoài đã vào Việt Nam trong hầu hết mọi lĩnh vực. Do đó, việc chuyển sang cơ chế mới như một doanh nghiệp KH&CNvới Viện Vật lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn về tìm kiếm thị trường, khó khăn để phát triển một sản phẩm chiến lược cũng như khó khăn về sự cạnh tranh...

- Tư duy lạc hậu: Tất cả các yếu tố về con người cũng như cơ sơ vật chất ban đầu không thay đổi. Việc thay đổi sang một cơ chế mới cần thiết phải thay đổi hoàn toàn tư duy cũ, lạc hậu, mới có thể theo kịp được sự phát triển của nền kinh tế. Đây là một thách thức thực sự đối với Viện Vật lý vốn đã quen với tư duy được bao cấp từ nhà nước. Khi chuyển sang cơ chế mới, giai đoạn ban đầu gặp rất nhiều khó khăn là điều không tránh khỏi. Những vấn đề về lương bổng, chức vụ, cách thức quản lý, hoạt động không thỏa đáng

63

sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như bỏ việc, nhảy việc hoặc sức ỳ trong tác phong làm việc sẽ khiến cho hiệu quả thấp trong quá trình vận hành tổ chức...

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho Viện Vật lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ tại viện vật lý, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 62 - 67)