Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ tại viện vật lý, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 67)

2.4.2 .Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho Viện

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý tài chính

Công tác quản lý tài chính hiện nay được nhận định là khá rờm rà, rắc rối gây ra những bất cập không nhỏ cho các nhà khoa học. Những bất cập này suy cho cùng là do cơ chế quản lý tài chính Nhà nước đặt ra. Vì thế, giải pháp làm tăng hiệu quả quản lý tài chính ở đây thực chất là một số giải pháp đóng góp cho cơ chế quản lý tài chính hay cách thức quản lý và vận hành nguồn tài chính tại Viện Vật lý trong hoạt động khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh lộ trình chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm

Tự chủ tự chịu trách nhiệm là giải pháp đang được thực thi hiện nay. Hiệu quả của giải pháp này chưa được chứng thực, cần phải có thời gian kiểm nghiệm. Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng đây là một giải pháp bắt buộc vì cơ chế quản lý tài chính mà chúng ta vẫn áp dụng từ trước đến nay chưa phát huy được hiệu quả. Xét trên góc độ quản lý, các nhà quản lý bao giờ cũng muốn kiểm soát được chặt chẽ nhất nguồn vốn đầu tư.

Cần thiết phải chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm vì các lý do sau:

- Viện Vật lý có nhiều điểm mạnh trong các lĩnh vực điện tử y sinh, vật lý trị liệu (laser), quang học, trắc địa, vật lý hạt nhân, tự động hóa...các lĩnh vực này đều có thể cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tiềm năng như: thiết bị y tế, vật lý trị liệu, các sản phẩm cơ-điện tử, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý hạt nhân...

- Viện Vật lý hiện nay đang sở hữu khu đất rộng ha trên mặt đường Đào Tấn. Việc đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất vừa làm văn phòng làm

64

việc, vừa cho thuê sẽ đem lại nhiều lợi ích cho viện cũng như cho các cơ quan khác có nhu cầu vì quỹ đất ở trung tâm không còn nhiều. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được giải pháp này cần phải có một quỹ vốn tương đối lớn đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất ban đầu.

Tuy nhiên, dù có áp dụng giải pháp nào cho việc chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm thì nhà nước đều phải có chính sách hỗ trợ về nguồn kinh phí dưới các hình thức khác nhau như cho vay hoặc chuyển đổi dần dần trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vì, Giải pháp này nếu áp dụng cho các đơn vị nghiên cứu cơ bản thì thị trường cho các kết quả nghiên cứu là không có. Nếu thực thi tự chủ hoàn toàn cho các đơn vị này thì nhất thiết phải có những ưu tiên nhất định.

3.2.1.1. Giải pháp đổi mới huy động nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN của Viện Vật lý

Như đã nêu ở phần trên, hiện nay nguồn thu tài chính ngoài NSNN của Viện Vật lý rất khiêm tốn (chỉ chiếm 10%). Việc chuyển sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đang trong lộ trình nhưng còn khá chậm và gặp những khó khăn nhất định.Trước mắt, Viện Vật lý vẫn cần một khoản kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của bộ máy. Đồng thời các trung tâm thuộc viện cần nỗ lực khai thác, tìm kiếm các nguồn thu mới để nâng dần tỷ trọng nguồn thu ngoài NSNN cho đơn vị. Quan điểm về phát triển hoạt động dịch vụ của các trung tâm cần thay đổi theo hướng chủ động, tích cực phát triển nguồn thu, phải coi đây là kênh tạo ra nguồn thu quan trọng, giúp cho đơn vị tự cân bằng dần cán cân thu chi của đơn vị, xóa bỏ tư tưởng tăng thu chỉ để tăng thu nhập cho người lao động. Do đó, ngay từ bây giờ Viện Vật lý phải có một chính sách phù hợp thúc đẩy các hoạt động hướng tới thị trường bên ngoài. Cụ thể:

65

- Đa dạng hoá nguồn lực đầu tư KH&CNlà thực hiện các chính sách tăng cường đầu tư từ khu vực tư nhân cho hoạt động KH&CN, sản phẩm cũng như dịch vụ liên quan.

- Tích cực mở rộng nghiên cứu, thiết kế chế tạo các sản phẩm truyền thống có tính thương mại.

- Nghiên cứu mở ra các dịch vụ dựa trên các thế mạnh của Viện như vật lý ứng dụng, vật lý y sinh, tự động hóa, vật lý quang học....

- Tăng cường hợp tác , liên kết với địa phương , doanh nghiê ̣p, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN dưới dạng hợp đồng kinh tế, thuê khoán chuyên môn...

- Tăng cường liên kết giữa tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ.

- Tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là một thế mạnh của Viện Vật lý vì viện có rất nhiều các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực vật lý và hiện đang đào tạo sđh các chuyên ngành:

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong nghiên cứu khoa học: Viện Vật lý trong nhiều năm đã có kinh nghiệm hợp tác với nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Khuyến khích và hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện các dự án nghiên cứu dưới hình thức hợp tác nghiên cứu KH&CN theo Nghị định thư với các nước, hợp tác song phương, đa phương, tham gia các chương trình, đề tài dự án của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, JB, JICA, UNDP,...

Xây dựng những quy định thống kê, báo cáo từ cơ sở về việc khai thác nguồn tài chính từ các tổ chức và cá nhân quốc tế.

66

3.2.1.2. Giải pháp đổi mới cách sử dụng nguồn tài chính

Đẩy mạnh cơ chế đặt hàng thực hiện các nhiê ̣m vụ KH&CN

Chuyển toàn bộ việc xây dựng danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo cơ chế đặt hàng . Thay vì cấp kinh phí trực tiếp thì việc đặt hàng nghiên cứu KH&CN cần được xem xét can nhắc ban hành qui đi ̣nh cu ̣ thể, bởi nó không chỉ giải quyết khâu tìm đề tài phù hợp cho các nhà khoa học mà còn bảo đảm kinh phí đầu tư có hiệu quả cho nghiên cứu khoa học, giảm thiểu lãng phí.

Giá thành đặt mua phụ thuộc vào chính mức đánh giá nghiệm thu đề tài . Cụ thể:

Đề tài nghiê ̣m thu đa ̣t tốt : mua bằng 100% kinh phí đề xuất. Đề tài nghiê ̣m thu đa ̣t khá : mua bằng 75% kinh phí đề xuất. Đề tài nghiê ̣m thu đa ̣t TB : mua bằng 50% kinh phí đề xuất.

Đề tài nghiê ̣m thu không đa ̣t : không mua , hoàn trả lại t iền cho nhà nước.

3.2.1.3. Giải pháp đổi mới thủ tục thanh, quyết toán các đề tài, nhiệm vụ KH&CN.

Theo đó, các đề tài, nhiệm vụ KH&CN đã được phê duyệt kinh phí thực hiện (cần có cơ chế tuyển chọn nghiêm túc, chất lượng các đề tài, nhiệm vụ KH&CN), nên để cho chủ nhiệm đề tài được toàn quyền sử dụng kinh phí. Sau khi hoàn thành nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài giao nộp đầy đủ sản phẩm theo thuyết minh đề tài cho hội đồng nghiệm thu thì kinh phí thực hiện đề tài coi như được quyết toán. Nói cách khác, nên thực hiện áp dụng cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm KH&CN cuối cùng, giao quyền chủ động tối đa cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN trong sử dụng kinh phí. Nhà nước chủ động mua kết quả nghiên cứu KH&CN.

67

3.2.2. Nhóm giải pháp về con ngƣời và tiềm lực

3.2.2.1. Giải pháp về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý tài chính

Cán bộ làm việc trong công tác quản lý đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả của công tác quản lý. Trực tiếp làm công việc quản lý tài chính, người cán bộ hiểu rõ nhất những quy trình, thủ tục và các giấy tờ liên quan. Nhà khoa học chỉ thực hiện các thủ tục theo sự hướng dẫn của các cán bộ quản lý tài chính. Vì vậy, năng lực của cán bộ quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý tài chính. Sự hướng dẫn càng chính xác, càng cụ thể sẽ giúp làm giảm rất nhiều những sai sót liên quan đến quy định cũng như lỗi thông thường, giúp các nhà khoa học giảm bớt thời gian cũng như sức lực vào những thủ tục để tăng hiệu quả nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, sử dụng những cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi sẽ giúp cho chính phòng kế hoạch tổng hợp của Viện Vật lý thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính cũng như giúp cho các đơn vị nghiên cứu của viện hoàn thiện những giấy tờ liên quan đến thủ tục một cách đúng quy định và nhanh chóng. Trên cơ sở đó, Viện Vật lý cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tuyển dụng các cá nhân có chuyên môn giỏi về quản lý tài chính. Đây là việc hoàn toàn nằm trong khả năng của Viện Vật lý do trực tiếp viện trưởng quyết định.

- Hằng năm, Viện Vật lý cần tổ chức các khóa đào tạo hay nâng cao về năng lực quản lý tài chính để các cán bộ ngày càng hoàn thiện về chuyên môn, tăng hiệu quả trong công tác quản lý tài chính.

3.2.2.2. Giải pháp ƣ́ng du ̣ng công nghê ̣ thông tin trong thƣ̣c hiê ̣n Khoa học và Công nghệ

Hiện nay công nghệ thông tin đã có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơ quan ứng dụng. Do tính chất của hoạt động khoa học công nghệ liên quan đến rất nhiều giấy tờ và thủ tục, do đo, nếu ứng dụng

68

công nghệ thông tin vào thực hiện các thủ tục sẽ làm giảm rất nhiều thời gian và kinh phí thay vì phải làm việc trực tiếp.

Việc sử dụng chữ ký điện tử mang lại nhiều lợi ích to lớn như: - Ứng dụng chữ ký điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí hành chính. Hoạt động giao dịch điện tử cũng được nâng tầm đẩy mạnh.

- Không mất thời gian đi lại, chờ đợi. - Không phải in ấn các hồ sơ.

- Công tác ký kết các văn bản ký điện tử có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào.

- Công tác chuyển tài liệu, hồ sơ đã ký cho đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… diễn ra tiện lợi và nhanh chóng.

Cơ sở pháp lý trong việc sử dụng chữ ký số và chứng thư số đã được nhà nước quan tâm hoàn thiện thông qua các nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007, 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011, 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 và các hướng dẫn cụ thể theo chuyên ngành của các cơ quan chức năng cấp Bộ.

Như vậy việc quyết định phạm vi, mức độ sử dụng chữ ký số là tuỳ thuộc vào các điều kiện, năng lực, cơ sở hạ tầng của các tổ chức nhằm tận dụng tối đa lợi ích mà chữ ký số mang lại.

69

KẾT LUẬN

Cơ chế tài chính là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại đối với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) của mỗi quốc gia. Cơ chế này quyết định các hoạt động KH&CN sẽ được đầu tư bao nhiêu, từ những nguồn nào và được đầu tư như thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế. Trên cơ sở đó, quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN của các tổ chức nghiên cứu đóng vai trò quan trọng có tác động trực tiếp đến hiệu quả nghiên cứu của tổ chức.

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nền KH&CN của Việt Nam đã nhận được những khoản đầu tư ngày càng lớn. Các thành tựu về KH&CN cũng như quy mô, phạm vi ứng dụng các thành tựu này, vì thế, cũng ngày càng gia tăng. Mặc dù vậy, so với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, trình độ KH&CN của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặt ra. KH&CN chưa trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa xây dựng được một cơ chế tài chính hoàn chỉnh, đồng bộ cho các hoạt động KH&CN, do đó chưa thu hút được đủ những nguồn lực tài chính cần thiết. Đồng thời, các nguồn lực tài chính hiện có cũng chưa được phân bổ và sử dụng hiệu quả như mong muốn. Luận văn đã phân tích một số hạn chế của cơ chế tài chính hiện hành đối với hoạt động KH&CN, cũng như công tác quản lý tài chính của Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý tài chính của Viện Vật lý cũng như gợi mở một số giải pháp chung cho cơ chế tài chính hiện nay.

70

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Hà Nội.

2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định 117/2005/NĐ-CP ngày về Quỹ Phát triển KH&CNcủa các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định 80/2007/NĐ-CP

về việc hình thành các doanh nghiệp KH&CN.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định 418/2012/NĐ- CP về việc phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.

5. Bộ tài chính và Bộ KH&CN (2006), Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT- BTC- BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. 6. Bộ tài chính và Bộ KH&CN (2007), Thông tư liên tịch số 129/2007/TTLT/BTC-BKHCNvềhướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

7. Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007về định mức xây dựng và phân bổ kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.

8. Bộ tài chính và Bộ KH&CN (2009),Thông tư liên tịch số 145/2009/TTLT- BTC-BKHCNvề hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật

71

9. Bộ tài chính và Bộ KH&CN (2012), Thông tư liên tịch số 219/2012/TTLT- BTC-BKHCNquy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

10. Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Thông tư liên tịch số 19/2013/TT- BKHCN ngày 15 tháng 8 năm 2013 về hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

11. Trần Ngọc Hoa (2012), "Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức KH&CNnghiên cứu trường hợp tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D) có sử dụng ngân sách nhà nước, tạp chí Chính sách Quản lý Khoa học và Công nghệ, số 3, tr20.

12. Đinh Thị Nga (2013), “Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, số 14, tr30.

13. Bùi Thiên Sơn và Hà Đức Huy (2009), ”Vai trò của cấp phát tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ trong nền kinh tế hiện nay”, tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 16, tr26.

14. Bùi Thiên Sơn, Tổng quan về định hướng chi tiêu nguồn tài chính cho quá trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020 và một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ tại viện vật lý, viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 67)