3.1 .TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÀNH CNPT ÔTÔ CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Triển vọng ngành công nghiệp phụ trợ ôtô
Suốt một thời gian dài (từ 1991 trở đi), các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi thuế nhưng ngành công nghiệp ôtô phát triển không như mong đợi, các doanh nghiệp không chú trọng
đầu tư nội địa hóa như đã cam kết và đang có sự chuyển dịch sang lắp ráp đơn giản, nhập khẩu kinh doanh thương mại.
Báo cáo Đề tài Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Viện Nghiên cứu chiến lược - chính sách công nghiệp vừa trình Hội đồng Nghiệm thu của Bộ Công thương cho biết, xét bao quát trên góc độ tiện dụng, độc lập và chi phí sử dụng, xe hơi vẫn
Năm 2010, với dân số ở mức 86,7 triệu người và thu nhập bình quân
đầu người còn khá khiêm tốn là 1.150 USD, Việt Nam vẫn được Ngân hàng Thế giới xem là quốc gia có nhu cầu tiêu dùng lớn trong khối ASEAN.
Theo cách tính thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua đạt khoảng 2.785 USD, thì tỷ lệ 18,7 xe ô tô/1.000 dân ở Việt Nam hiện nay được xem là thấp hơn nhiều so với trung bình các nước có trình độ tương đương. Dĩ
nhiên, giá xe cao, thiếu chỗ đỗ xe, chi phí sử dụng xe lớn… cũng là những lý do cản trở sự gia tăng của tỷ lệ sở hữu ô tô trong dân cư.
Các chuyên gia thực hiện Đề tài cũng dự báo, năm 2015, tỷ lệ sở hữu xe hơi tại Việt Nam sẽ là 26 xe/1.000 dân; còn năm 2020 là khoảng 40 xe/1.000 dân và năm 2025 là khoảng 60 xe/1.000 dân. Như vậy, thời kỳ ôtô hoá của Việt Nam ( motorization -chỉ số sở hữu xe đạt 50 xe/1.000 dân) của Việt Nam sẽ diễn ra vào khoảng năm 2020-2025.
Theo dự báo được đưa ra bởi Hãng Frost & Sullivan, nhu cầu ô tô của thị trường ô tô khu vực ASEAN vào năm 2018 là 3,962 triệu chiếc; trong đó, Việt Nam sẽ tham gia 10-12% vào thị trường này, tức khoảng 400.000 - 500.000 xe. Đóng góp vào số lượng này của Việt Nam, dòng xe sedan sẽ
chiếm 28%, xe đa dụng và xe hai cầu sẽ chiếm 25%, xe tải, xe khách khoảng 40%, còn lại là các loại xe khác.