Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm xã hội tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 33)

Trong thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội đƣợc nhiều ngƣời sử dụng đồng nghĩa với đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, về bản chất đây là hai khái niệm khác nhau song đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trách nhiệm xã hội là một biểu hiện của đạo đức kinh

doanh, là việc hiện thực hóa các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh thành những hành động thực tế, nhằm phát huy đƣợc nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá Đạo đức kinh doanh (ĐĐKD).

Đạo đức kinh doanh là cơ sở cho các quyết định, là “đầu vào” của quá trình lựa chọn hành động (hành vi xã hội) của doanh nghiệp; tác động xã hội mong muốn hàm chứa trong các trách nhiệm xã hội là mục tiêu của hành động, đó cũng chính là “đầu ra” của hoạt động. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vƣợt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định.

Có thể so sánh hai khái niệm này qua bảng sau:

Bàng 2.2: So sánh trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội

 Những quy định và các tiêu chuẩn chỉ dạo hành vi trong giới kinh doanh

 Các quy định phẩm chất đạo đức của tỏ chức kinh doanh, ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định của tổ chức.

 Liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức

 Mong muốn và kỳ vọng xuất phát từ bên trong

 Nghĩa vị doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đạt mặt tích cực và giảm tiêu cực  Xem nhƣ cam kết với xã hội

 Quan tâm đến hậu quả của các quyết định của tổ chức tới xã hội

 Mong muốn và kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài

Chƣơng 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan tài liệu

Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Cơ sở lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

- Các nội dung, các nhân tố ảnh hƣởng trong thực hiện TNXH của DN.

3.2. Điều tra khảo sát

3.2.1. Cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu nhận thức và tình hình thực hiện TNXH của Công ty ĐL Hải Dƣơng tình hình thực hiện TNXH của Công ty ĐL Hải Dƣơng

- Dựa trên các cơ sở lý thuyết về TNXH của DN và nội dung TNXH, mô hình yếu tố cấu thành TNXH.

- Để có cơ sở đƣa ra các giải pháp nâng cao nhận thức cũng nhƣ thực hiện TNXH của Công ty ĐL Hải Dƣơng , nghiên cứu này dựa vào lý thuyết các nhân tố ảnh hƣởng đến TNXH của DN.

3.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu

a. Bảng câu hỏi và quá trình thu thập thông tin

- Bƣớc 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trƣớc đây để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.

- Bƣớc 2: Bảng câu hỏi ban đầu đƣợc tham khảo ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn và một số đối tƣợng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

- Bƣớc 3: Bảng câu hỏi đƣợc hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức. Cuối cùng, dữ liệu thông tin thu thập đƣợc đƣợc lƣu vào tập tin và dùng phƣơng pháp phân tích, so sánh để xử lý và phân tích số liệu.

Phiếu khảo sát TNXH của công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng gồm 2 phần:

Phần 1: Thu thập thông tin mẫu khảo sát và đánh giá nhận thức về TNXH của Công ty.

Thu thập thông tin chung của mẫu khảo sát: trình độ học vấn, thâm niên công tác, bộ phận làm việc.

Thu thập thông tin về mức độ nhận thức về TNXH của DN dựa trên mô hình kim tự tháp của Caroll, những lợi ích và khó khăn khi thực hiện TNXH.

Phần 1 gồm 9 câu hỏi, mỗi câu hỏi khảo sát đƣa ra ít nhất hai phƣơng án trả lời để lựa chọn.

Phần 2: Đánh giá mức độ thực hiện TNXH của Công ty.

Sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá của Liên minh Châu âu để xây dựng phiếu khảo sát thực tiễn tại Công ty theo 26 vấn đề TNXH của DN phân thành 5 nhóm chủ đề (theo bảng 2.1). Đối tƣợng khảo sát đánh giá 26 vấn đề trong 5 nhóm câu hỏi cho biết mức độ thực hiện TNXHDN theo thang đo Likert 5 bậc cụ thể:

1 = chưa nhận thức được,

2 = đã nhận thức được nhưng chưa thực hiện, 3 = đã lên kế hoạch thực hiện,

4 = đã thực hiện một phần, 5 = đã thực hiện toàn bộ.

Chủ đề 1: Các chính sách tại nơi làm việc

+ Khuyến khích phát triển kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp. + Giảm thiểu sự phân biệt đối xử.

+ Tham khảo ý kiến lao động trong vấn đề quan trọng. + Cân bằng công việc và cuộc sống riêng tƣ.

Chủ đề 2: Các chính sách môi trƣờng + Giảm thiểu tác động đến môi trƣờng.

+ Tiết kiệm chi phí bằng cách giảm tác động đến môi trƣờng . + Giảm tác động môi trƣờng khi phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. + Cung cấp thông tin minh bạch liên quan yếu tố môi trƣờng trên sản phẩm

+ Sử dụng sản phẩm bền vững nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh

Chủ đề 3: Các chính sách thị trƣờng

+ Đảm bảo công bằng, trung thực trong mọi hợp đồng giao dịch.

+ Cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ rõ ràng, chính xác, hậu mãi tốt. + Thanh toán kịp thời hoá đơn cho nhà cung cấp.

+ Đảm bảo thông tin phản hồi hiệu quả với khách hàng, đối tác liên quan

+ Tiếp nhận, giải quyết mọi khiếu nại

+ phối hợp các đơn vị khác giải quyết mọi khiếu nại, tranh chấp liên đới

Chủ đề 4: Các chính sách cộng đồng

+ Tập huấn cho ngƣời dân địa phƣơng trong lĩnh vực hoạt động của mình.

+ Cuộc đối thoại mở với cộng đồng địa phƣơng về các vấn đề đối lập, tranh cãi, các vấn đề nhạy cảm có liên quan.

+ Ƣu tiên sử dụng, mua sắm hàng hoá địa phƣơng.

+ Khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động cộng đồng địa phƣơng

+ Thƣờng xuyên cung cấp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động cộng đồng

+ Giá trị, quy tắc ứng xử đƣợc định nghĩa rõ ràng.

+ Giá trị cốt lõi đƣợc truyền tải tới khách hàng, đối tác, các bên liên quan.

+ Khách hàng nhận thức các giá trị và quy tắc ứng xử. + Ngƣời lao động nhận thức các giá trị và quy tắc ứng xử

+ Đào tạo nhân viên về tầm quan trọng giá trị cốt lõi và quy tắc ứng xử

c. Chọn mẫu.

Đối tƣợng nghiên cứu là cán bộ công nhân viên Công ty ĐL Hải Dƣơng làm việc ở các phòng ban, phân xƣởng, các Điện lực cấp huyện.

Bảng câu hỏi đƣợc in trên giấy và phát trực tiếp đến đối tƣợng khảo sát. Số lƣợng bản câu hỏi phát ra là 60 bảng; số lƣợng bản câu hỏi thu về 58 bản.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG

4.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng 4.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Công ty 4.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng

4.1.1.1. Lịch sử hình thành

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tiền thân là Công ty Điện lực 1 đƣợc thành lập theo: Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 05/2/2010 của Bộ Công thƣơng về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 1 và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc của tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các công ty TNHH MTC Điện lực Hải Phòng, Hải Dƣơng, Ninh Bình, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con.

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng đƣợc thành lập từ ngày 08/4/1969. Thuộc tổng công ty điện lực miền Bắc. Cho tới thời điểm hiện nay Công ty đã trải qua 5 thời kỳ với tên gọi là:

- 08/04/69 – 30/06/79 : Sở quản lý phân phối điện Hải Hƣng; - 01/07/79 - 07/03/96 : Sở điện lực Hải Hƣng;

- 08/03/96 - 31/03/97 : Điện lực Hải Hƣng; - 01/04/97 - 31/12/04 : Điện lực Hải Dƣơng;

- 01/01/05 đến nay : Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng. (Từ 08/04/1969-07/03/1996: Đơn vị hoạt động có chức năng quản lý nhà nƣớc về điện. Kể từ 08/03/1996 đến nay: Công ty là một doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động theo Luật Doanh nghiệp)

Tên viết tắt: Công ty Điện lực Hải Dƣơng

Vốn điều lệ, tài sản:

- Vốn điều lệ của Công ty: 175 tỷ đồng.

- Tổng tài sản: Tính đến ngày 31/12/2012 tổng tài sản của Công ty là 1.608 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán)

Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty:

Công ty hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV, cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại nhƣ sau:

- Chủ tịch Công ty kiêm Giám đốc; - 04 Phó giám đốc;

- Kế toán trƣởng; - Kiểm soát viên;

- Văn phòng và 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ - 12 Điện lực.

- 04 Phân xƣởng.

- 01 Xƣởng Tƣ vấn thiết kế.

Các tổ chức đoàn thể:

Tổ chức Đảng: Đảng bộ Công ty Điện lực Hải Dƣơng trực thuộc Đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh Hải Dƣơng (Chi bộ của các Điện lực: Chí Linh, Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang, Cẩm Giàng trực thuộc Đảng bộ Thị xã, Huyện). Đảng uỷ Công ty có 15 đồng chí; Bí thƣ Đảng uỷ hoạt động bán chuyên trách.

Tổ chức Công đoàn: Công đoàn Công ty Điện lực Hải Dƣơng trực thuộc Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Ban chấp hành Công đoàn Công ty có 15 đồng chí, Chủ tịch Công đoàn Công ty hoạt động chuyên trách.

Tổ chức Đoàn TNCSHCM: Đoàn TNCSHCM Công ty Điện lực Hải Dƣơng trực thuộc Đoàn khối doanh nghiệp tỉnh Hải Dƣơng, Ban chấp hành

đoàn thanh niên CSHCM Công ty có 15 đồng chí, Bí thƣ Đoàn Công ty hoạt động kiêm nhiệm

4.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ

Sản xuất, kinh doanh điện năng.

Hoạt động kinh doanh đến cấp điện áp 110 kV: Xây dựng, cải tạo lƣới điện; Sửa chữa, đại tu thiết bị điện; Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình lƣới điện; Gia công, chế tạo phụ tùng, phụ kiện, thiết bị lƣới điện; Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tƣ, thiết bị điện; Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện.

Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. Kinh doanh vật tƣ thiết bị điện.

Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của Công ty, nhu cầu của thị trƣờng và đƣợc pháp luật cho phép..

4.1.2. Tình hình tổ chức hoạt động của Công ty Điện lực Hải Dƣơng 4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Việc xây dựng mô hình quản lý trên phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo tính linh hoạt, quyền lãnh đạo và tạo quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc . Thiết lập mối quan hệ hữu cơ giữa các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc với nhau nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty , việc xây dựng các nội quy, quy chế làm việc đảm bảo tính kỷ luật, tăng sức mạnh và hiệu quả trong công tác quản lý. Sơ đồ tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên điện lực Hải Dƣơng nhƣ sau:

(Nguồn: Phòng Tổ chức & Nhân sự)

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức công ty Điện lực Hải Dƣơng CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC

KIỂM SOÁT VIÊN

PGĐ KINH DOANH PGĐ ĐẦU TƢ XD PGĐ KỸ THUẬT PGĐ VT&CNTT VĂN PHÒNG PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QL.XÂY DƢ̣NG PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG ĐIỀU ĐỘ PHÒNG AN TOÀN LĐ PHÒNG VT&XNK PHÒNG VT&CNTT PHÒNG KIỂM TRA ĐIỆN

PHÒNG TC&NS

PHÒNG

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH PHÒNG KT PHÒNG THANH TRA&PC PHÂN X Ƣ ỞNG C Ơ Đ IỆN PHÂN X Ƣ ỞNG 1 1 0 KV PHÂN X Ƣ ỞNG T N Đ O LƢ ỜNG Đ IỆN L ỰC T P. H ẢI D ƢƠ NG Đ IỆN L ỰC CH Í L INH Đ IỆN L ỰC C ẨM GI ÀNG X Ƣ ỞNG T V T HI ẾT K Ế Đ IỆN L ỰC B ÌNH GI ANG Đ IỆN L ỰC GI A LỘC Đ IỆN L ỰC TỨ K Ỳ Đ IỆN L ỰC NI NH GI ANG Đ IỆN L ỰC T HANH MI ỆN Đ IỆN L ỰC NAM S ÁC H Đ IỆN L ỰC T HANH H À Đ IỆN L ỰC KI NH M Ô N Đ IỆN L ỰC KI M T H ÀNH

4.1.2.2. Cơ cấu lao động

Bảng 4.1. Cơ cấu lao động công ty Điện lực Hải Dƣơng

Cơ cấu lao động Năm 2009 2010 2011 2012 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Nam 607 74,75 697 77,88 746 76,04 851 74,65 Nữ 205 25,25 198 22,12 235 23,96 289 23,35 Sau Đại học 3 0,37 3 0,34 13 1,33 13 1,14 Đại học 266 32,76 339 37,88 391 39,86 499 43,77 Cao đẳng 75 9,24 83 9,27 93 9,48 126 11,05 Trung cấp, CNKT 468 57,64 470 52,51 484 49,34 502 44,04 Tổng số 812 895 981 1140

(Nguồn: Báo cáo sử dụng lao động, tiền lương, thu nhập năm 2012)

Hình 4.2. Cơ cấu lao động theo giới tính (%)

4.1.2.3. Một số kết quả hoạt động SXKD năm 2009-2012 Bảng 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2012

TT Năm

ĐVT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 Điện thƣơng

phẩm tr.kWh 1.660 2.153 2.472 2.687

2 Doanh thu tiền

điện Tỷ VNĐ 1.404 2.021 2.767 3.352 3 Tỷ lệ tổn thất điện năng % 6,67 7,1 6,54 6,14 4 Nộp ngân sách Nhà nƣớc Tỷ VNĐ 6,40 7,00 9,56 9,17 5 Lợi nhuận Tỷ VNĐ 6,20 5,50 -82,10 39,33 6 Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng 1000 đ 7,132 9,098 9,192 10,320

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD Công ty Điện lực Hải Dương năm 2009- 2012)

4.2. Mô tả tổng quan mẫu khảo sát

Tổng số có 60 bản khảo sát đƣợc phát ra, thu về 58 bản (tỷ lệ phản hồi 96,7%).

Tỷ lệ tham gia khảo sát ở khu Văn phòng, khối phụ trợ (các phân xƣởng, xƣởng), khối Điện lực lần lƣợt là 57%, 14%, 29%. Kết quả này phù hợp với trình độ ngƣời đƣợc khảo sát Đại học (77,6%), trung cấp & cao đẳng (17,2%), sau Đại học (5,2%). Vì các đơn vị khối phòng ban làm việc gián tiếp nên trình độ chủ yếu là Đại học, khu vực khối Điện lực và khối phụ trợ là các đơn vị làm việc trực tiếp nên trình độ học vấn chủ yếu là Cao đẳng, trung cấp. Đặc điểm thâm niên công tác trong cuộc khảo sát đƣợc thể hiện qua kết quả trả lời câu 3. Tỷ lệ ngƣời có thâm niên trên 15 năm tham gia khảo sát 3%, tỷ lệ thâm niên công tác dƣới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, thứ hai là 5-10

năm, chiếm 38%, thâm niên công tác từ 10-15 năm là 10%, đứng thứ ba. Điều này đƣợc giải thích do có sự biến động mạnh về lao động từ năm 2009 đến năm 2012. Năm 2009, số lao động là 812 ngƣời, đến năm 2012, số lao động là 1140 ngƣời, tăng 328 ngƣời tƣơng đƣơng 28,77%.

4.3. Kết quả nghiên cứu

4.3.1. Nhận thức TNXH của CBCNV Công ty Điện lực Hải Dƣơng

Để đánh giá sự nhận thức của CBCNV ĐL Hải Dƣơng vê TNXH của DN, tác giả đƣa ra 7 câu hỏi khảo sát (từ câu 4 đến câu 10 trong bản khảo sát). Hình 4.3 cung cấp câu trả lời cho câu hỏi 4, phần 1 bản khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm xã hội tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)