Tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 35 - 38)

1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho Chƣơng trình mục tiêu quốc

1.2.1. Tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia

1.2.1.1. Khái niệm về Chương trình mục tiêu quốc gia

- Khái niệm về Chương trình MTQG: Chƣơng trình MTQG là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trƣờng, cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu ƣu tiên đã đƣợc xác định trong chiến lƣợc 10 năm và kế hoạch 5 năm phát triển KT-XH của đất nƣớc trong thời gian nhất định. [36]

- Các khái niệm liên quan:

+ Một chƣơng trình MTQG gồm các dự án có liên quan với nhau để thực hiện các mục tiêu cụ thể của chƣơng trình. Đối tƣợng quản lý và kế hoạch hóa thực hiện theo chƣơng trình, việc đầu tƣ đƣợc thực hiện theo dự án. [36]

+ Dự án thuộc chƣơng trình MTQG là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của chƣơng trình, đƣợc thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và dựa và dựa trên những nguồn lực đã xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tƣ, dự án sự nghiệp công cộng hoặc dự án hỗn hợp. [36]

+ Dự án đầu tƣ là dự án tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hoặc dịch vụ, đƣợc thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian xác định [36]. Dự án gồm 2 loại:

. Dự án đầu tƣ xây dựng công trình là dự án đầu tƣ liên quan đến việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ;

. Dự án đầu tƣ khác là dự án đầu tƣu tạo mới, nâng cấp cơ sở vật chất nhất định, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, nhƣng không thuộc loại Dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

+ Dự án sự nghiệp công cộng là dự án có mục tiêu hỗ trợ cung cấp dịch vụ, các hoạt động sự nghiệp văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục trực tiếp phục vụ con ngƣời. [36]

+ Dự án hỗn hợp là dự án, trong vừa có nội dung đầu tƣ xây dựng công trình, vừa có nội dung hoạt động sự nghiệp công cộng. [36]

+ Danh mục chƣơng trình MTQG là danh sách các chƣơng trình MTQG do các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất, đƣợc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất tổng hợp thành danh mục các chƣơng trình MTQG trình Thủ tƣớng chính phủ để trình Quốc hội thông qua. [36]

+ Cơ quan quản lý chƣơng trình MTQG là các bộ, cơ quan ngang bộ đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý thực hiện chƣơng trình MTQG trong giai đoạn; Cơ quan quản lý dự án của chƣơng trình MTQG là cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện một hoặc một số dự án thành phần của chƣơng trình MTQG; Cơ quan thực hiện chƣơng trình MTQG là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trung ƣơng, các tổ chức chính trị-xã hội và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đƣợc giao vốn, kinh phí để thực hiện chƣơng trình MTQG. [36]

1.2.1.2. Vai trò của Chương trình mục tiêu quốc gia

Chƣơng trình MTQG đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; đã huy động đƣợc sức mạnh, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội (các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…), tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của nhà nƣớc thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chƣơng trình MTQG đã nâng cao vai trò của Việt Nam trên trƣờng quốc tế thông qua việc thể hiện các cam kết mạnh mẽ về biến đổi khí hậu, y tế, ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS, đảm bảo bền vững môi trƣờng…

Trong giai đoạn 2006- 2010 đã có 12 chƣơng trình MTQG đƣợc thực hiện; năm 2011 có 15 Chƣơng trình MQQG; giai đoạn 2011-2015 có 15 Chƣơng trình MTQG. Các Chƣơng trình MQG đƣợc Chính phủ trình Quốc hội thông qua triển khai thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách nhất của từng ngành, lĩnh vực hoặc những vấn đề bức xúc nhất của đời sống xã hội. Việc triển khai các Chƣơng trình MTQG, đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc, đồng thời góp phần đảm bảo thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với quốc tế, bảo đảm công bằng xã hội, tiếp tục phát triển nền văn hóa tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và cải thiện các dịch vụ về giáo dục – đào tạo, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, y tế, cải thiện đáng kể các chỉ số sức khỏe, tăng cƣờng thể lực và trí lực cho ngƣời dân. Những thành tựu các chƣơng trình mang lại trong giai đoạn vừa qua rất đáng ghi nhận. [9,22]

- Các chƣơng trình MTQG, đặc biệt là chƣơng trình MTQG Xây dựng nông thôn mới đã tạo dựng đƣợc phong trào thi đua sâu rộng “chung tay xây dựng nông thôn mới”, rộng khắp trên mọi vùng miền của cả nƣớc, đã huy

động đƣợc sức mạnh và sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội (các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cƣ…) vào sự nghiệp chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn và ý thức của ngƣời dân.[23]

- Thông qua thực hiện các Chƣơng trình MTQG đã góp phần thu hút đƣợc nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và sự đóng góp của cộng đồng để thực hiện các mục tiêu của Chƣơng trình. Trong giai đoạn 2011 - 2013, nguồn vốn nƣớc ngoài tài trợ cho các Chƣơng trình MTQG đạt khoảng 4.300 tỷ đồng.[23]

- Các hoạt động của Chƣơng trình MTQG chủ yếu trên địa bàn cấp xã, do cán bộ thôn, xã quản lý và điều hành thực hiện. Nhờ có hoạt động thực tiễn qua chỉ đạo, điều hành này nên trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị của cán bộ đã đƣợc nâng lên đáng kể, rõ rệt nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. [23]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)