Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách và các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 104 - 106)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc cho Chƣơng

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách và các

quy định liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo

- Ban hành tiêu chí, định mức xây dựng kế hoạch, phân bổ dự toán vốn Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo đảm bảo phù hợp với từng địa phƣơng, từng vùng miền theo đề án đƣợc phê duyệt của từng địa phƣơng để làm căn cứ thực hiện. Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở qui mô và nhu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn, xác định rõ mục tiêu ƣu tiên. Không xây dựng dự toán quá cao, thiếu tính khả thi. Đầu tƣ kinh phí để hoàn thành dứt điểm, không để công trình dở dang.

- Có quy định, hƣớng dẫn cụ thể đối với các cơ quan thực hiện chƣơng trình trong việc phân bổ nguồn kinh phí ngân sách đƣợc giao để quản lý chặt chẽ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc từ khâu phân bổ vốn nhằm đảm bảo kinh phí đƣợc bố trí đúng đối tƣợng, sử dụng đúng mục đích. Theo đó nguồn vốn

ngân sách nhà nƣớc phân bổ cho các Bộ, ngành và địa phƣơng để thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo phải đƣợc sử dụng có hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí và theo đúng quy định của pháp luật; phải căn cứ trên kết quả thực hiện các Chƣơng trình MTQG giai đoạn 2006-2010, các chế độ chi tiêu tài chính, khả năng triển khai thực hiện Chƣơng trình và giải ngân vốn. Phƣơng án phân bổ chi ngân sách Trung ƣơng thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo phải đƣợc thực hiện công khai, minh bạch và phải căn cứ trên cơ sở nguyên tắc tiêu chí, định mức đƣợc xây dựng của mỗi Chƣơng trình; đƣợc tập trung để thực hiện tại các địa phƣơng, đồng thời ƣu tiên phân bổ cho những địa phƣơng có điều kiện khó khăn, những nơi cần tập trung nguồn lực để giải quyết nhiệm vụ cấp bách và các vấn đề bức xúc.

(i) Đối với nguồn vốn đầu tƣ phát triển: Tập trung ƣu tiên cho những dự án đầu tƣ để giải quyết những mục tiêu cấp bách nhất; cho các dự án chuyển tiếp, dự kiến hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Hạn chế việc bố trí vốn cho các dự án khởi công mới; không bố trí cho các dự án chƣa có quyết định phê duyệt, đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tƣ xây dựng cơ bản. Chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án khi đã xác định đƣợc rõ nguồn và khả năng cân đối ngân sách của từng cấp. Ngoài ra, phải đảm bảo gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của Chƣơng trình.

(i) Đối với nguồn kinh phí sự nghiệp: Ƣu tiên bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chi xây dựng các chỉ tiêu theo dõi giám sát, theo dõi đánh giá hiệu quả thực hiện của Chƣơng trình. Phƣơng án phân bổ dự toán chi thực hiện các Chƣơng trình theo hƣớng tập trung, không chồng chéo, hạn chế tối đa bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, chi tham quan, học tập….

- Quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Sở KH&ĐT, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính trong khâu phân bổ dự toán và điều hành kế hoạch vốn Chƣơng trình MTQG giáo dục và đào tạo. Phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp và từng cơ quan.

Xuyên suốt cơ chế phân công trách nhiệm là cấp trên có trách nhiệm giám sát, đồng thời hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý cho cấp dƣới. Ngƣời đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nhiệm vụ đƣợc giao cho cơ quan. Cần có chế tài cụ thể trong trƣờng hợp các bên không hoàn thành vai trò và trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)