Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 107 - 125)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc cho Chƣơng

3.2.3. Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho

Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN qua KBNN là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN. Chính vì vậy, cần phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, quy chế phối hợp phân định rõ phạm vị, mức độ kiểm soát giữa KBNN với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác quản lý chi NSNN cũng nhƣ vấn đề trách nhiệm giải trình, trách nhiệm hậu quả, các chế tài cụ thể để điều hành NS theo dự toán. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi NSNN theo hƣớng thống nhất quy trình đảm bảo đơn giản rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ; hiện đại hóa công nghệ thông tin, thực hiện kiểm soát chi một cửa và xây dựng chuẩn ISO để áp dụng trong hoạt động. Để làm tốt đƣợc công tác kiểm soát chi các hoạt động của Chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo KBNN các tỉnh cần phải: Quán triệt thực hiện tốt các quy định tại Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN; Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 về việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống KBNN; Thông tƣ 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 Hƣớng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc; Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc.

Ngành tài chính phối hợp với các ngành chức năng tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình tại các đơn vị Kho bạc nhà nƣớc các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc, qua đó kịp thời phát hiện các vƣớng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền để sửa đổi cơ chế cho phù hợp với thực tế.

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo

Nghiên cứu ban hành Quy chế quản lý, điều hành các Chƣơng trình MTQG thay thế Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ theo hƣớng: (i) Thay đổi cơ chế lập và giao kế hoạch, chuyển từ cơ chế giao kế hoạch hàng năm sang giao trong trung hạn; (ii) Quy định rõ hơn về cơ chế lồng ghép, sử dụng nguồn vốn để địa phƣơng lồng ghép nguồn vốn, đầu tƣ tập trung dứt điểm theo từng năm. Việc quy định nhƣ trên sẽ tạo điều kiện cho địa phƣơng chủ động trong việc điều hòa nguồn vốn giữa các Chƣơng trình. Đồng thời giảm tình trạng đầu tƣ dàn trải, kéo dài thời gian thực hiện và đảm bảo đầu tƣ có hiệu quả; tạo điều kiện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện Chƣơng trình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lồng ghép các nguồn vốn.

Quy định rõ cơ chế, trách nhiệm phối kết hợp giữa Bộ, ngành Trung ƣơng với các địa phƣơng trong việc xác định mục tiêu, phân bổ kinh phí, quản lý các mục tiêu và xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tham gia Chƣơng trình; trách nhiệm và cam kết của các địa phƣơng trong việc huy động và bố trí vốn thực hiện các Chƣơng trình MTQG để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của chƣơng trình. Xác định rõ vốn hỗ trợ từ NSTW của chƣơng trình chỉ hỗ trợ thực hiện những nhiệm vụ, công việc có tính then chốt, cấp bách nhất của toàn ngành tạo điều kiện ban đầu để địa phƣơng có cơ sở thực hiện. Vì vậy, địa phƣơng phải bố trí ngân sách địa phƣơng và có biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá thu hút các nguồn lực khác để thực hiện.

Nghiên cứu, lồng ghép các nội dung hoạt động của Chƣơng trình MTQG giáo dục và đào tạo với các Chƣơng trình MTQG khác nhằm vừa huy động

nguồn lực, vừa tránh chồng chéo, trùng lắp về nội dung hoạt động giữa các Chƣơng trình, tinh gọn đầu mối quản lý.

Hoàn thiện quy trình lập, phân bổ dự toán, cấp phát, quyết toán nguồn kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp GD- ĐT. Theo đó, Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán phải đảm bảo đúng quy trình, quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện và rõ ràng, dễ thực hiện. Đồng thời phải căn cứ vào tình hình thực hiện năm trƣớc, nhiệm vụ và các định mức, chế độ chi để đảm bảo xác định đầy đủ nhu cầu kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, nhƣng cũng phải độ chính xác, tin cậy của các căn cứ khi xây dựng dự toán, nhằm tránh tình trạng có đơn vị lập sơ sài dẫn đến thiếu so với nhu cầu hoặc có đơn vị lập quá cao so với các tiêu chuẩn, định mức và chƣa sát với nhiệm vụ phải thực hiện theo thứ tự ƣu tiên của ngành, đơn vị, dẫn đến khó khăn cho việc thẩm định, tổng hợp việc xây dựng dự toán và dự toán lập vƣợt quá khả năng của NSNN.

Về quyết toán ngân sách: Để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị dự toán, khắc phục tình trạng hoàn thành quyết toán NSNN chậm, cần bổ sung quy chế đánh giá mức độ hoàn thành quyết toán NSNN của cơ quan thực hiện Chƣơng trình MTQG. Qua đó, cần Xây dựng quy chế về mối quan hệ giữa quản lý sử dụng nguồn kinh phí NSNN chi cho Chƣơng trình với chỉ tiêu nhiệm vụ đƣợc giao từ đầu năm cho cơ quan thực hiện Chƣơng trình. Có biện pháp xử lý thu dứt điểm về ngân sách trung ƣơng đối với những đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng quy định của Luật NSNN

3.2.5 Kiện toàn đơn vị quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Phân công thực hiện dự án phải tương thích với năng lực bộ máy được giao nhiệm vụ

từ cấp trung ƣơng tới địa phƣơng để điều chỉnh lại phân cấp trong quản lý đặc biệt là quản lý về tài chính. Hiện nay, qua khảo sát tại một số huyện vùng núi, vùng sâu, vùng xa đƣợc phân công phân cấp thực hiện trực tiếp các chƣơng trình MTQG cho thấy bộ máy quản lý đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả là có nhiều hoạt động của các dự án không thể triển khai, kinh phí đầu tƣ cho các địa phƣơng đó rất lớn nhƣng năng lực quản lý tài chính quá kém gây thất thoát, lãng phí nguồn ngân sách, nhân dân không đƣợc thụ hƣởng các thành tựu chƣơng trình mang lại. Vì vậy, để đảm bảo điều hành, quản lý các dự án cấp cơ sở có hiệu quả, cần phải điều chỉnh cơ chế phân công, phân cấp quản lý.

- Bổ sung thêm tiêu chí năng lực cán bộ quản lý, thực hiện chương trình MTQG của Bộ Giáo dục và đào tạo

Lao động là yếu tố nguồn lực đầu vào của mọi quy trình sản xuất. Bổ sung thêm yếu tố trình độ, năng lực chuyên môn của các cán bộ thực hiện chƣơng trình là việc rất cần thiết. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện các dự án trực tiếp quyết định đến kết quả dự án mang lại. Do vậy tiêu chí về trình độ cán bộ phải đƣợc trở thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản khi xem xét, đánh giá năng lực của các đơn vị thực hiện dự án.

- Tăng cường đào tạo nâng cao và cập nhật kiến thức quản lý chương trình cho các cán bộ từ trung ương tới địa phương; xác định cơ chế phối hợp giữa các ngành chức năng trong thẩm định quyết toán chương trình

Để đảm bảo nâng cao chất lƣợng quản lý vốn các chƣơng trình MTQG cần phải tăng cƣờng công tác đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ có liên quan. Do đó, cần chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ: Cán bộ tham gia vào các khâu lập kế hoạch, quản lý, điều hành, thực hiện, giám sát các chƣơng trình MTQG cần có những kỹ năng tham vấn, lập kế hoạch có sự tham gia, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng giám

sát, ghi chép sổ sách kế toán,…Các nghiên cứu đều cho thấy năng lực hạn chế của cán bộ thƣờng đƣợc nêu là nguyên nhân chính của việc quản lý kém hiệu quả và chậm phân cấp quản lý. Do vậy, việc đào tạo bồi dƣỡng cho cán bộ là hết sức cần thiết để họ đảm bảo đƣợc tốt vai trò của mình. Trong giai đoạn tới cần chú ý chính sách cần chú trọng yêu cầu nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia điều hành, quản lý và thực hiện các chƣơng trình MTQG thông qua việc tăng phân bổ ngân sách cho hợp phần này. Bên cạnh đó, chƣơng trình cũng cần tập trung nâng cáo kỹ năng thực hành cho cán bộ, đặc biệt là các kỹ năng về giám sát, kỹ năng truyền thông, ghi chép sổ sách kế toán, với các chỉ tiêu về kết quả đầu ra rõ ràng, lƣợng hóa đƣợc.

Thẩm định dự án, thẩm tra quyết toán vốn chƣơng trình MTQG là khâu cuối cùng để kết thúc chƣơng trình. Do vậy, yêu cầu của nghiệp vụ thẩm định là rất cao, phải khâu nối đƣợc đƣợc hồ sơ chi phí của tất cả các công đoạn. Để chủ động đƣợc nội dung công việc thẩm định, yêu cầu của bộ phận chuyên môn thẩm định phải thông thạo cả về chuyên môn tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và hệ thống báo cáo

- Yêu cầu về kiểm tra và theo dõi, giám sát cần phải coi trọng để đảm bảo phát hiện và xử lý vấn đề kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tƣ. Công tác giảm sát chỉ có thể thực hiện tốt khi đảm bảo các yêu cầu:

(i) Có chỉ số theo dõi giám sát cụ thể, rõ ràng, có thể đo đếm đƣợc. (ii) Có quy định phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan ban ngành và cho từng cấp.

(iii) Có kênh thông tin đƣợc xác lập để phản hồi thông tin từ quá trình giám sát.

(iv) Có chế tài xử lý trong trƣờng hợp không hoàn thành vai trò trách nhiệm, bao gồm cả trách nhiệm báo cáo và tính xác thực của thông tin báo cáo.

(v) Có chế độ đãi ngộ cho cán bộ tham gia quản lý và giám sát, đƣợc quy định nhƣ một tỉ lệ bắt buộc trong chi phí của dự án.

(vi) Có hệ thống đánh giá độc lập và công khai thông tin để đảm bảo việc theo dõi, giám sát và đánh giá đƣợc thuận tiện, đầy đủ và hiệu quả.

- Thực hiện công tác giám sát có sự tham gia của cộng đồng:

Cộng đồng có vai trò rất lớn đối công tác giám sát quá trình thực hiện các Chƣơng trình MTQG. Có sự tham gia của cộng đồng sẽ làm cho quy trình xây dựng kế hoạch các Chƣơng trình mục tiêu đƣợc minh bạch, rõ ràng và sát với nhu cầu thực tế. UBND tỉnh cần xây dựng quy chế tăng cƣờng áp dụng các nguyên tắc của Nghị định dân chủ cơ sở trong việc lập kế hoạch và quản lý chƣơng trình MTQG. Cụ thể là tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào quá trình xác định nhu cầu, lựa chọn dự án đầu tƣ và giám sát dự án, trong đó bao gồm cả giám sát về tài chính. Cũng nhƣ đối với công tác theo dõi, giám sát và đánh giá, các yêu cầu về công khai thông tin cũng cần đƣợc quy định rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia tích cực của cộng đồng.

- Tăng cƣờng tính „„cƣỡng chế‟‟ trong việc yêu cầu chấp hành chế độ báo cáo thƣờng xuyên và báo cáo định kỳ của các địa phƣơng và các Bộ ngành cho cơ quan chủ quản chƣơng trình. Có quy định dừng cấp kinh phí CTMT năm sau nếu địa phƣơng, các Bộ, ngành không chấp hành chế độ báo cáo theo qui định.

- Tăng cƣờng năng lực cán bộ quản lý Chƣơng trình, xây dựng chƣơng trình và tổ chức tốt công tác huấn luyện thƣờng xuyên, bồi dƣỡng nghiệp vụ theo những chuyên đề cụ thể cho cán bộ quản lý và điều hành CTMTQG

nhằm nâng cao kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện Chƣơng trình.

- Cần tăng cƣờng giám sát việc thực hiện cơ chế công khai ngân sách, định mức phân bổ dự toán chi cho giáo dục và đào tạo ở các địa phƣơng, tạo điều kiện để ngành giáo dục và đào tạo tham gia quản lý và tổng hợp tình hình thực hiện ngân sách giáo dục trên địa bàn.

3.2.7. Hiện đại hóa công nghệ trong quản lý vốn ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo

Hiện đại hóa công nghệ trong quản lý NSNN nói chung và quản lý tài chính các chƣơng trình MTQG về giáo dục đào tạo nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn NSNN. Thúc đẩy triển khai dự án cải cách quản lý tài chính công mà phần cốt lõi của hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp đó là hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Hệ thống TABMIS sẽ bao trùm toàn bộ các cơ quan quản lý, sử dụng Ngân sách: Tài chính, Kho bạc, Kế hoạch đầu tƣ, các Bộ chủ quản, các đơn vị sử dụng ngân sách ở tất cả các cấp từu trung ƣơng tới địa phƣơng. Mục tiêu của TABMIS là hiện đại hóa công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cƣờng trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; Nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; Hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần đƣa nội dung xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ vốn cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia là nội dung bắt buộc trong hồ sơ thẩm định từng Chƣơng trình MTQG.

- Bộ Kế hoạch và đầu tƣ cần xem xét lại phƣơng pháp giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH cho các địa phƣơng, trong đó có CTMTQG, đảm bảo cho dự toán kinh phí đƣợc giao phù hợp với các mục tiêu cần đạt. Tránh hiện tƣợng dự toán bị cắt giảm, nhƣng nhiều kết quả đầu ra lại giữ nguyên, làm cho địa phƣơng rất khó hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hoặc sẽ phải báo cáo kết quả không chính xác để đƣợc đánh giá là hoàn thành kế hoạch.

- Đề nghị các Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo) thống nhất mẫu báo cáo và trong mẫu báo cáo có thể hiện cả nguồn vốn Chƣơng trình MTQG giáo dục và đào tạo tồn từ năm trƣớc chuyển sang năm sau.

- Các Chƣơng trình MTQG nói chung có hiệu quả to lớn và ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả, tác động của Chƣơng trình MTQG chƣa thật sự đầy đủ, khoa học, chính xác do các địa phƣơng còn yếu và thiếu về phƣơng pháp và nội dung đánh giá. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hƣớng dẫn cụ thể, tổ chức các khoá tập huấn giúp địa phƣơng nâng cao năng lực trong quản lý, điều hành và giám sát đánh giá Chƣơng trình MTQG này. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng bộ chỉ số mang tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách nhà nước cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo (Trang 107 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)