CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Đánh giá thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân của thực trạng phát triển
3.3.3. Lý giải cho những thành công trong phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử
Điểm đầu tiên cần kể đến là địa thế của Việt Nam. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng có điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội thuận lợi nhƣ về giao thông, thƣơng mại, thu hút vốn đầu tƣ, về chính sách chuyển giao công nghệ, học tập kinh nghiệm sản xuất và quản lý quốc gia. Với nguồn lực dồi dào, chi phí lao động thấp cùng nguồn tài nguyên phong phú, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tạo lợi thế cạnh tranh so với khu vực. Ngoài ra phải kể đến sự hấp dẫn của thị trƣờng nội địa hơn 90 triệu dân với ½ dân số dƣới 35 tuổi.
Thời gian gần đây, Nhật Bản đã có sự chuyển hƣớng đầu tƣ vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất linh phụ kiện điện tử và các mặt hàng điện tử gia dụng. Đây là quốc gia đầu tƣ vào Việt Nam lớn nhất từ trƣớc tới nay, nhất là đối với CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại địa bàn trọng điểm là Hà Nội và các vùng lân cận. Với chi phí lao động vừa phải, chất lƣợng lao động tốt (cần cù chăm chỉ), môi trƣờng đầu tƣ ít rủi ro hơn và những nét tƣơng đồng về văn hóa, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Ngoài Nhật Bản, thì với nƣớc Hàn Quốc, tháng 12/2012 Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển CNPT Việt Nam- Hàn Quốc, tạo đà cho sự phát triển bền vững về CNPT giữa 2 quốc gia. Hiện nay Hàn Quốc cũng là một trong những đối tác thƣơng mại
chính của Việt Nam. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành CNPT nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt, tạo ra mối quan hệ hai bên cùng có lợị. Có đƣợc điều này một phần cũng bởi môi trƣờng làm việc thân thiện, ổn định chính trị của Việt Nam. Cùng với đó là chi phí nhân công rẻ mang lại cạnh tranh đáng kể cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Những năm gần đây, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của CNPT nói chung và CNPT trong lĩnh vực ĐT nói riêng, chính phủ Việt Nam cũng đã dành sự quan tâm cho sự phát triển CNPT thông qua các chính sách, quyết định nhƣ việc ban hành quyết định 12/2011/QĐ-TTg về “Ưu tiên phát triển CNPT”, Quyết định số 1556/QĐ/TTg phê duyệt đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
lĩnh vực CNPT”. Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tƣớng
Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển; Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/08/2014 về Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành CNĐT thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác
Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Các chính sách này
có tác dụng khuyến khích hỗ trợ CNPT nói chung và CNPT trong ngành Điện tử nói riêng phát triển theo hƣớng bền vững.
Ngoài chính sách phát triển CNPT, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ lĩnh vực này phát triển làm nòng cốt trong phát triển kinh tế, cụ thể nhƣ: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc, theo đó dự án hạ tầng khu CNPT, dự án thuộc danh mục các ngành CNPT theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ đƣợc xem xét vay vốn tín dụng đầu tƣ; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, linh kiện, chi tiết, phụ tùng, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đƣợc ƣu đãi đặc biệt. Có thể nói khung chính sách cho phát triển CNPT đã và đang đƣợc hình thành và hoàn thiện dù vẫn còn nhiều bất cập
Đi cùng với hệ thống chính sách, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng đang đƣợc hiện đại hóa và tƣơng đối đồng bộ, có giá trị lâu dài. Đây là một trong những thuận lợi quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo thành lập các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) chuyên sâu tại nhiều tỉnh thành để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển CNPT và có cơ chế thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ chú trọng vào xây dựng nguồn nhân lực cho CNPT. Ngoài ra, một yếu tố khác không thể không kể đến là sự đồng nhất quyết tâm cao trong việc phát triển CNPT của lãnh đạo các bộ, ngành, các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ triển khai các dự án, tiếp tục cải thiện nhiều hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng thông thoáng, năng động, có sức cạnh tranh cao, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp đang hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển CNPT.
Tóm lại, những yếu tố kể trên có thể đƣợc coi là bàn đệm cho những thành công bƣớc đầu mà các doanh nghiệp phụ trợ trong ngành CNĐT ở Việt Nam đã có để gây dựng những thành công dù mới chỉ ở mức độ hạn chế nhƣng vẫn mang tính khuyến khích, hứa hẹn sự phát triển vƣợt bậc của ngành công nghiệp nhiều tiềm năng này.
3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam