Một số quan điểm phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử cơ bản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử tại việt nam hiện nay (Trang 95 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Một số quan điểm phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử cơ bản:

Một là, Phải coi phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử là khâu đột phá, tạo tiền đề

phát triển các ngành công nghiệp

CNPT là nhân tố trực tiếp tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc phát triển CNPT có vai trò quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. CNPT đƣợc xác định là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững, thực hiện CNH-HĐH đất nƣớc. Sự phát triển của CNPT sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế trong nƣớc, góp phần rút ngắn thời gian và nhanh chóng đƣa Việt Nam trở thành nƣớc công nghiệp phát triển. Đặc biệt là khi vai trò của CNPT trong lĩnh vực Điện tử là không thể phủ nhận, việc phát triển ngành này cần đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức và cấp thiết.

Hai là, phát triển CNPT nói chung và CNPT lĩnh vực Điện tử nói riêng phải

khai thác lợi thế quốc gia, hƣớng vào xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, với sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng có mối quan hệ mật thiết, tạo thành hệ thống mạng lƣới hợp tác phân công lao động quốc tế, Việt Nam cần chủ động tích cực tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, coi phát triển CNPT ngành Điện tử là nhiệm vụ chiến lƣợc lâu dài và là yêu cầu ngày càng cấp bách để nâng cao sức cạnh tranh cho nền công nghiệp quốc gia. Bằng việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên và nhân lực khéo léo, Việt Nam cần tìm cho mình một “chỗ đứng” trong dòng chảy toàn cầu hóa của nhân loại thông qua mối liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để thu hút các nguồn ngoại lực đặc biệt là nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý, thúc đẩy CNPT lĩnh vực Điện tử phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH tạo đà tăng trƣởng phát triển kinh tế.

Phát triển CNPT ngành Điện tử là một lĩnh vực rất khó khăn vì nó không chỉ đòi hỏi công nghệ cao lao động chất lƣợng tốt mà còn có rủi ro cao bởi không trực tiếp cung cấp sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Việc dành nguồn lực tài chính là yêu cầu rất quan trọng và cấp thiết cho phát triển CNPT ngành Điện tử. Nguồn vốn hình thành từ ngân sách Nhà nƣớc chƣa đủ, cần bổ sung thêm nguồn từ

các thành phần kinh tế và cá nhân trong xã hội, nghĩa là phải đổi mới chính sách tài chính theo hƣớng đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ. Quá trình phát triển CNPT đòi hỏi chúng ta phải phát huy tối đa năng lực đầu tƣ của các thành phần kinh tế, đặc biệt các đối tác chiến lƣợc- các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong liên kết sản xuất- kinh doanh giữa công nghiệp thƣợng nguồn và công nghiệp hạ nguồn cùng mối liên kết giữa công ty mẹ và các lớp công ty con vệ tinh. Tiếp tục tập trung thu hút các nhà đầu tƣ FDI nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực công nghệ cao.

Ba là, phát triển CNPT trong ngành Điện tử phải tuân theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trƣờng, phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng kinh tế xanh và bền vững.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự hoạt động gia tăng thƣờng xuyên của các chế định quốc tế lớn với hàng loạt các điều luật, nguyên tắc, quy định mang tính quốc tế nghiêm ngặt cùng sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tƣ do hóa thƣơng mại đã buộc các nƣớc khi tham gia hội nhập kinh tế đều phải thực hiện các cam kết, thông lệ chung của tổ chức quốc tế vàkhu vực.

Đối với Việt Nam, sau khi gia nhập WTO, phải tuân thủ nguyên tắc và quy định của tổ chức này cũng nhƣ các thể chế quốc tế khác. Trong quá trình xây dựng chính sách phát triển CNPT trong ngành Điện tử thúc đẩy nền công nghiệp quốc gia phát triển phải xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và tuân thủ những quy luật khách quan của kinh tế thị trƣờng nhƣ quy luật cung cầu, cạnh tranh… và có sự quản lý, điều tiết của Nhà nƣớc và những thông lệ, quy định của quốc tế. Những hỗ trợ của Nhà nƣớc chỉ là điều kiện cần ban đầu, còn chủ yếu là sự nỗ lực quyết tâm chuyển đổi, hội nhập từ các doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong quá trình xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển CNPT, Việt Nam cần hƣớng tới xây dựng “Nền kinh tế xanh” hƣớng đến sản phẩm có chất lƣợng cao, đƣợc cấp nhãn sinh thái (Eco-label), có sức cạnh tranh trên thế giới nhằm phục hồi các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, giảm thiểu những rủi ro môi trƣờng và tái thiết sự thịnh vƣợng cho tƣơng lai. Có thể lấy ra một tấm gƣơng cho các hoạt động này là doanh nghiệp Nhật Bản Panasonic đã đi đầu trong việc chế tạo các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trƣờng và tiết kiệm điện nhƣ Điều hòa inverter hay tủ lạnh siêu tiết kiệm điện.

Điểm thứ tư là phải tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong phát triển CNPT ngành Điện tử

Để khuyến khích, tạo điều kiện cho CNPT ngành Điện tử phát triển, vai trò chỉ đạo, sự quan tâm thiết thực và cụ thể của Nhà nƣớc là vô cùng quan trọng. Nhà nƣớc cần xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp, đồng bộ, thông suốt thúc đẩy CNPT ngành Điện tử phát triển. Phát triển CNPT ngành Điện tử cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử tại việt nam hiện nay (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)