CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến quy hoạch và phát triển CNPT
4.1.2. Bối cảnh trong nước
Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hƣởng của suy giảm kinh tế toàn cầu dù kinh tế Việt Nam ít bị tác động bởi suy giảm kinh tế hơn các quốc gia khác trong khu vực do mức độ hội nhập còn thấp. Suy thoái kinh tế kéo theo những bài toán nan giải nhằm giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân, hƣớng tới một nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Đối phó với suy giảm kinh tế toàn cầu, chính phủ đã thực thi “gói kích cầu kinh tế” nhận đƣợc nhiều ý kiến trái ngƣợc. Tuy nhiên từ phía các nhà đầu tƣ, động thái này cho thấy thái độ của Chính phủ trong việc sẵn sàng chia sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp trong tình huống xấu, đây là một dấu hiệu tích cực.
Tái cấu trúc kinh tế cũng là một điểm mới trong bối cảnh tại nƣớc ta hiện nay, khi nƣớc ta đang từng bƣớc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Việc tái cấu trúc một số ngành công nghiệp ở Việt Nam sau khủng hoảng tài chính toàn cầu là chủ trƣơng hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Quá trình tái cấu trúc một số ngành công nghiệp Việt Nam phải diễn ra trên cơ sở nhận thức mới và nội dung toàn diện. Cần có sự tham gia rộng rãi, tự nguyện của các doanh nghiệp và đối tác liên quan theo nguyên tắc thị trƣờng. Nhà nƣớc cần định vị lại đúng đắn hơn vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nƣớc trong quá trình tái cấu trúc kinh tế. Để tái cấu trúc kinh tế, phát triển nền công nghiệp hiện đại, yếu tố quan trọng chính là các ngành CNPT. Việc phát triển CNPT hƣớng tới một nền công nghiệp bền vững với các tiêu chí cơ bản nhƣ: tỷ trọng giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp cao, tiêu hao ít tài nguyên, chuyển giao công nghệ nhanh và hiệu quả, thu hút và đào tạo lao động, ít gây ô nhiễm môi trƣờng. Tại các Tập đoàn lớn, các Tổng công ty thì việc kiện toàn các định chế là vấn đề thƣờng xuyên và liên tục. Việc tái cấu trúc các định chế trong doanh nghiệp công nghiệp phải đƣợc thực hiện khoa học, đúng luật. Xác định hệ thống các doanh nghiệp CNPT phù hợp. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì nếu xác định đúng sẽ đảm bảo các doanh nghiệp CNPT sẽ là cơ sở để tái cấu trúc lại nền công nghiệp với ý nghĩa là tái cơ cấu các ngành, cơ cấu quy mô, tái cơ cấu bản thân doanh nghiệp. Trong hội thảo: “Tái cơ
cấu kinh tế Việt Nam – những rủi ro phát triển” do viện Kinh tế Việt Nam, Công ty
CP Tri thức Doanh nghiệp Quốc tế phối hợp với Trƣờng ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức vào sáng 8-1-2015 tại trụ sở trƣờng Đại học Nguyễn Tất Thành, PGS. TS. Trần Đình Thiên, Viện trƣởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định tổng quát về nền kinh tế Việt Nam hiện nay là: khó khăn kéo dài, chƣa thoát vùng đáy và sự phục hồi mong manh; Kết quả tái cơ cấu có bƣớc tiến nhƣng chậm, chƣa có những thay đổi cấu trúc mang tính chiến lƣợc. Thực tiễn cho thấy, hiện nay cơ cấu kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập, bộc lộ rõ nhiều yến kém, trong đó có hai điểm then chốt là: Đẳng cấp phát triển của cơ cấu kinh tế rất thấp và cơ cấu kinh tế thiếu năng lực cạnh tranh. Trong khi đó, sắp tới, Việt Nam sẽ tham gia những tuyến hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn nhƣ tham gia TPP, ASEAN+6, AEC, FTA… với các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Vì vậy cạnh tranh khốc liệt hơn nhƣng với chất lƣợng cơ
cấu nền kinh tế dƣờng nhƣ đang “tụt hậu” ngày càng xa hiện nay, đặt nền kinh tế Việt Nam trƣớc nhiều nguy cơ không thể xem thƣờng. Trong hội thảo, PGS. TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh chủ trƣơng tái cơ cấu kinh tế tập trung vào ba lĩnh vực: đầu tƣ công, doanh nghiệp Nhà nƣớc và hệ thống ngân hàng thƣơng mại với mục tiêu là chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế Việt Nam từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Chủ trƣơng này đã đƣợc Chính phủ triển khai và đạt đƣợc những kết quả ban đầu. Trong đó, lĩnh vực doanh nghiệp nhà nƣớc gồm cả các doanh nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực Điện tử đƣợc chú trọng phát triển, cải thiện chất lƣợng hoạt động, nhằm đáp ứng vai trò then chốt trong phát triển CNPT lĩnh vực Điện tử, gia tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp này.
Một điểm nữa cần bàn đến là chiến lƣợc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, trong đó có ngành CNĐT cùng với hệ thống CNPT đi kèm. Công nghiệp mũi nhọn đƣợc định nghĩa là các ngành công nghiệp tạo ra động lực và dẫn dắt các ngành kinh tế khác phát triển; là ngành tạo ra vị trí, thƣơng hiệu đặc trƣng cho sản phẩm quốc gia. Hiện tại Chính phủ đã xác định đƣợc 5 ngành công nghiệp mũi nhọn cần đầu tƣ có trọng tâm, trong đó có ngành CNĐT. Kéo theo đó là hệ thống CNPT trong lĩnh vực điện tử đi kèm. Mục tiêu Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 là cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp với giá trị công nghiệp chiếm khoảng 40-41% tỷ trọng trong GDP, giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Để có thể hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa vào năm 2020, Việt Nam cần phải tiến hành kiểm tra, đánh giá xem ngành nào có khả năng trở thành mũi nhọn, qua đó hỗ trợ kịp thời và đúng đắn, tạo ra sự phát triển và trở thành động lực lôi kéo các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong xu thế hội nhập, phát triển các ngành công nghiệp ƣu tiên, công nghiệp mũi nhọn phải gắn với phân công hợp tác quốc tế và phù hợp với xu hƣớng phát triển trong nƣớc và thế giới, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam. Đây cũng là một điểm rất đáng lƣu tâm khi phát triển CNPT trong lĩnh vực Điện tử tại Việt Nam hiện nay.Bởi vậy, trong dự thảo Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2020 - 2030, các chuyên gia cho rằng với việc đầu tƣ dàn trải và thiếu hiệu quả, cần chuyển đổi, điều chỉnh mô hình
tăng trƣởng, trong đó lựa chọn phát triển những ngành công nghiệp ƣu tiên, gắn với phân bố lại không gian công nghiệp trong toàn quốc để đảm lợi thế từng vùng công nghiệp. Cùng với đó, sẽ phân bố lại không gian công nghiệp nhằm phù hợp với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế từng vùng, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, cùng với các vùng công nghiệp lõi, gồm một số địa phƣơng thuộc vùng kinh tế trọng điểm và kinh tế ven biển, sẽ hình thành các vùng công nghiệp đệm nhằm chuyển dịch công nghiệp, tập trung phát triển CNHT cho các ngành công nghiệp ƣu tiên và một số ngành sử dụng nhiều lao động.
Một nhân tố mới ảnh hƣởng đến phát triển CNPT ngành điện tử Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là việc thực hiện cam kết khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Gia nhập AFTA, hàng hóa của Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi, có điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập thị trƣờng của tất cả các nƣớc thành viên ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đƣợc lợi trong thu hút vốn đầu tƣ, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công, sử dụng vốn và kỹ thuật cao trong khu vực. Tuy nhiên việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã xóa bỏ sự bảo hộ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thực sự vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng khu vực. Ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam sẽ bị đe dọa, cơ hội cho ngành CNPT càng bị thu hẹp hơn và Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp, khó khăn đạt đƣợc mục tiêu CNH đã đề ra. Chiến lƣợc phát triển ngành CNPT càng trở nên cấp bách khi Việt Nam đang mất dần lợi thế nhân công giá rẻ trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động so với một số nƣớc châu Á khác, đặc biệt là Myanmar một quốc gia đang thực hiện những cải cách kinh tế chính trị mạnh mẽ. Đối phó với mối đe dọa này, Việt Nam cần có chiến lƣợc dài hạn xây dựng và phát triển ngành CNPT để giữ chân các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và mang lại giá trị tăng cao cho nền kinh tế.
Một hoạt động nữa cũng rất đáng chú ý là việc kí kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Bên cạnh kỳ vọng về các lợi ích hấp dẫn do Hiệp định mang lại là những lo ngại của các bên khi tham gia “sân chơi thƣơng mại này”. Cơ hội hay thách thức đều nằm ở kết quả các cam kết sẽ đàm phán trong Hiệp
định và khả năng tác động vào nội dung đàm phán của cộng đồng doanh nghiệp. Với mục tiêu xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa giữa các nƣớc, TPP sẽ là con đƣờng tốt nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá khi tiếp cận thị trƣờng các nƣớc đối tác TPP, doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi trong tiếp cận những mô hình, phƣơng thức quản lý hiện đại và hiệu quả. Công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sẽ phong phú, giá thấp hơn sản xuất trong nƣớc. Hàng hóa và dịch vụ sẽ rẻ và tốt hơn cho ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi chúng ta phải đối mặt với không ít thách thức. Thuế quan chỉ là một phần, nhƣng các quy định kỹ thuật (còn gọi là các biện pháp “TBT”) khắt khe về bao gói, nhãn mác, về mức độ/dƣ lƣợng hóa chất tối đa trong sản phẩm, về tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng và quy tắc xuất xứ quy định về nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm… có thể là những rào cản khiến hàng hóa Việt Nam khó tiếp cận thị trƣờng các nƣớc TPP. Do vậy nếu Việt Nam không xây dựng đƣợc ngành CNPT trong nƣớc vững mạnh, Việt Nam sẽ mất cơ hội tham gia vào bức tranh công nghiệp hóa trong khu vực và có thể phải đối mặt với những rủi ro nhƣ sự rút lui của FDI, nhập siêu và phụ thuộc nƣớc ngoài. Vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, tái cơ cấu công nghiệp …sẽ phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam để có thể phát triển ổn định, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển với các nƣớc trong khu vực.
Riêng về ngành Điện tử: mục tiêu phát triển sản xuất linh kiện lắp ráp đồng bộ, linh kiện dạng nguyên vật liệu và các loại linh, phụ kiện khác (đĩa CD, CD-rom…) giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ tập trung sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu toàn cầu. Tập trung thu hút một số dự án sản xuất linh kiện điện tử nhằm cung cấp cho các ngành công nghiệp chế tạo trong nƣớc: điện tử-quang điện cơ bản; linh kiện điện tử, vi mạch điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử khác. Giai đoạn 2020-2030: mở rộng, nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng của các dự án đã thu hút đầu tƣ. Đẩy mạnh chuyển giao sản xuất linh kiện điện tử từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa; thu hút các dự án sản xuất linh kiện điện tử chuyên dụng, các dự án sản xuất sản phẩm điện tử công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao nhƣ: thiết bị y tế, các thiết bị đo lƣờng và điều khiển.