Nội dung QLNN về hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 25 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Nội dung QLNN về hoạt động xuất bản

Công tác QLNN về hoạt động xuất bản được thực hiện theo các quy định của Nhà nước và Bộ Thông tin và Truyền thông.

1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản triển hoạt động xuất bản

Để các hoạt động xuất bản đạt được những mục tiêu mà Nhà nước đề ra, việc hoạch định chiến lược hoạt động xuất bản được coi là nội dung hết sức quan trọng.

Việc hoạch định chiến lược là nhằm định hướng cho việc hình thành hành lang pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển.

Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác QLNN về xuất bản. Việc ban hành pháp luật xuất bản gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhau tiến hành, từ sáng kiến xây dựng pháp luật đến việc công bố văn bản pháp luật. Tất cả các giai đoạn của công tác xây dựng pháp luật xuất bản luôn quán triệt đầy đủ các nguyên tắc như: nguyên tắc không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa…

Để quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản được thực thi trong cuộc sống, việc ban hành các văn bản pháp luật xuất bản của cơ quan QLNN phải thể chế hoá được các chủ trương, đường lối của Đảng và phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước. Pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ nội tại của hệ thống các quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất bản, tính thống nhất với cả hệ thống pháp luật, đảm bảo điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các quan hệ cơ bản trong hoạt động xuất bản.

Trong công tác ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc ban hành các luật, nghị quyết về tổ chức và hoạt động của ngành xuất bản của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ quốc hội là rất quan trọng, mang tính định hướng tập trung đối với hoạt động xuất bản. Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm cụ thể hoá các quy định tại Luật Xuất bản. Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó Bộ TTTT giữ vai trò quan trọng trong việc ban hành các thông tư, Bộ trưởng ban hành quyết định chỉ thỉ để giải thích, hướng dẫn cụ thể các vấn đề từ các văn bản quy phạm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật, công tác tổ chức thực hiện pháp luật cũng là khâu rất quan trọng. Đó là vì nhiệm vụ QLNN không chỉ đảm bảo đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn qua đó để kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn khách quan của hệ thống các quy định pháp luật. Chính vì vậy, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản là cơ sở quan

trọng cho việc hoàn thiện pháp luật xuất bản trong giai đoạn phát triển tiêp theo của đất nước.

Tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản của cơ quan QLNN có thẩm quyền là khâu trung tâm trong quá trình QLNN về xuất bản, là cầu nối giữa quy định của pháp luật xuất bản với các quan hệ xuất bản sinh trong đời sống xã hội. Vì vậy, hiệu lực, hiệu quả của tổ chức thực hiện pháp luật xuất bản không chỉ phụ thuộc vào hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động, con người của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn phụ thuộc vào sự phù hợp của hệ thống quy định pháp luật xuất bản.

1.2.2. Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định XBP lưu chiểu

Để đảm bảo tính khoa học và chính trị, các NXB phải tiến hành đọc, kiểm tra đối với các bản thảo được gửi đến.

Tại NXB, tổng biên tập là người có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc chỉ đạo việc tổ chức bản thảo và tổ chức biên tập bản thảo. Tổng biên tập là người đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc hoặc giám đốc NXB ký quyết định xuất bản.

Sau khi tác giả gửi đến NXB để xuất bản, bản thảo được đánh giá để xác định có đáp ứng được một nhiệm vụ chính trị nhất định nào đó, có đảm bảo tính khoa học, và mức độ ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm như thế nào. Sau đó, bản thảo nào đạt sẽ được sửa chữa, hoàn chỉnh và phê duyệt để xuất bản.

XBP của NXB; tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và tổ chức nước ngoài do Cục Xuất bản cấp giấy phép xuất bản; và tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Sở TTTT cấp giấy phép xuất bản là những XBP được lưu chiểu đọc và kiểm tra.

XBP có dấu hiệu vi phạm và XBP có ý kiến khác nhau về nội nếu thuộc các trường hợp sau phải thẩm định nội dung dung là XBP lưu chiểu sau khi đọc và kiểm tra.

XBP lưu chiểu sau khi thẩm định nội dung nếu thuộc các trường hợp sau cần tư vấn xử lý gồm XBP đang xem xét xử lý vi phạm nhưng có ý kiến khác nhau

trong nhận xét, đánh giá; XBP có nội dung chuyên môn sâu thuộc các ngành, lĩnh vực mà có ý kiến khác nhau trong nhận xét, đánh giá.

1.2.3. Cấp và thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản

Theo Luật Xuất bản, trong QLNN về hoạt động xuất bản, các cơ quan quản lý thực hiện cấp, thu hồi các loại giấy phép chủ yếu sau: giấy phép thành lập/đình chỉ hoạt động của NXB; giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của NXB nước ngoài, của tổ chức phát hành XBP nước ngoài; giấy phép xuất bản; giấy phép nhập khẩu XBP.

Bộ TTTT chịu trách nhiệm cấp giấy phép để thành lập NXB sau khi cơ quan chủ quản NXB lập hồ sơ đề nghị và gửi đến Bộ. Giấy phép thành lập NXB bị thu hồi nếu hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ; không đáp ứng đủ các điều kiện quy định đối với một NXB và gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.

Việc cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ TTTT thực hiện. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho người có giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập và bị thu hồi trong những trường hợp như: biên tập viên trong 01 năm có hai XBP hoặc trong 02 năm liên tục có XBP do mình biên tập sai về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành; biên tập viên có XBP do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ…

Muốn xuất bản các tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua NXB thì phải được cơ quan QLNN về hoạt động xuất bản cấp giấy phép. Ví dụ, Bộ TTTT cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và tổ chức nước ngoài; uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở Trung ương…

Cơ sở in chỉ được in XBP sau khi được cấp giấy phép hoạt động. Giấy phép hoạt động in cũng có thể bị thu hồi nếu cơ sở in XBP không áp ứng đủ điều kiện

theo quy định và có thay đổi như thay đổi tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh… mà không làm thủ tục đổi giấy phép.

Trong lĩnh vực phát hành XBP, các cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh XBP. Để được phép kinh doanh nhập khẩu XBP, các tổ chức/cá nhân trong nước, nước ngoài phải xin được giấy phép hoạt động do Bộ TTTT cấp.

1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật xuất bản

Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về xuất bản (bao gồm cả in và phát hành) là thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về xuất bản, in và phát hành của các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất bản, in, phát hành, qua đó để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục và chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật về xuất bản.

Việc thanh tra về xuất bản được thực hiện trong phạm vi QLNN của ngành và chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra. Công việc này do Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên chuyên ngành về xuất bản thực hiện. Những phát hiện của thanh tra, kiểm tra trong vi phạm xuất bản sẽ được trình lên các cấp có thẩm quyền và kết luận của Bộ trưởng Bộ TTTT về kết quả thanh tra có giá trị pháp lý cao nhất và có hiệu lực thi hành trên thực tế.

Tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm, các chủ thể xuất bản phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể: nếu tổ chức có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Còn cá nhân vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây tiệt hại thì phải bồi thường theo luật định. Các XBP nếu có vi phạm sẽ bị đình chỉ phát hành co thời hạn, thậm chí bị thu hồi, tịch thu hoặc cấm lưu hành, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

1.2.5. Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản

Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản là một nội dung quan trọng của QLNN về lĩnh vực này.

Tại Việt Nam, Luật Xuất bản 2012 qui định: NXB được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết) với hình thức liên kết bao gồm: Khai thác bản thảo; Biên tập sơ bộ bản thảo; In XBP; Phát hành XBP. Luật nêu rõ: Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện như có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản; Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa NXB và đối tác liên kết…

Luật quy định rõ trách nhiệm của tổng giám đốc/giám đốc NXB, tổng biên tập NXB trong liên kết xuất bản và đối tác liên kết. Luật Xuất bản cũng qui định về xuất bản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam cũng như in gia công XBP cho tổ chức, cá nhân nước ngoài…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)