Sự hình thành ngành Xuất bản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 40)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Tổng quan về hoạt động xuất bản ở Việt Nam

2.1.1. Sự hình thành ngành Xuất bản ở Việt Nam

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã tuyên bố bảm đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản.

Ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà In

quốc gia vớ i nhiê ̣m vu ̣ thống nhất tổ chức và quản lý nhà in Chính phủ; điều chỉnh và

đảm bảo viê ̣c in sách báo , tài liệu của chính phủ và các đoàn thể nhân dân ; phổ biến lưu thông sách báo tài liê ̣u trong nhân dân, giúp đỡ và hướng dẫn việc in và phát hành sách của các nhà xuất bản... Sắc lê ̣nh 122/SL đánh dấu bước phát triển mới của ngành

Xuất bản cách mạng nước ta, thành lập cơ quan QLNN đầu tiên về 3 khâu xuất bản -

in - phát hành sách. Đây là một sự kiện trọng đại đối với lịch sử hoạt động của ngành sản xuất, báo chí, in và phát hành bởi: (1) Sắc lệnh 122/SL khẳng định vai trò quan trọng của công tác xuất bản, báo chí, in và phát hành là hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá; (2) Lần đầu tiên, Chính phủ thành lập cơ quan quản lý thống nhất các khâu: xuất bản, báo chí, in và phát hành từ Trung ương đến địa phương, trong và ngoài nước, bởi nó gắn bó hữu cơ với nhau; (3) Nhà nước coi hoạt động xuất bản, báo chí, in và phát hành là doanh nghiệp đặc biệt, nhiệm vụ chính là phục vụ chính trị, tư tưởng, văn hoá, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, nhưng đồng thời, phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế thông qua hạch toán kinh doanh.

Từ đó, ngày 10/10 hàng năm trở thành Ngày truyền thống của ngành Xuất bản Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động xuất bản sách in ở Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)