2.1. Tổng quan về nguồn vốn ODA ở Hà Nội
2.1.2. ODA phân bổ theo loại hình
Theo sự nghiên cứu của UNDP thì nguồn vốn ODA của Việt Nam đƣợc sử dụng dƣới 5 loại hình. Tùy vào tầm quan trọng của mỗi loại hình hỗ trợ mà nguồn vốn ODA cũng đƣợc phân bổ theo tỷ lệ khác nhau.
Bảng 2.2: Cơ cấu ODA phân bổ theo loại hình
Loại hình Cơ cấu (%)
1. Hỗ trợ dự án đầu tƣ 74,37 2. Hỗ trợ kỹ thuật độc lập 18,34 3. Hỗ trợ cán cân thanh toán 4,10 4. Hỗ trợ kỹ thuật gắn với đầu tƣ 2,92 5. Viện trợ lƣơng thực và cứu trợ
khẩn cấp
0,27
Kể từ năm 2000 đến đến hết tháng 6 năm 2011 thì loại hình hỗ trợ dự án đầu tƣ là loại hình đƣợc các đối tác viện trợ ODA ƣu ái nhất, tỷ lệ phân bổ luôn ở mức cao nhất mà các loại hình khác khó có thể theo kịp. Trong hơn 10 năm qua các nhà tài trợ đã dành gần 3.720 triệu USD để đầu tƣ cho các dự án mang tầm chiến lƣợc đối với thành phố Hà Nội. Ngƣợc lại thì tỷ lệ của loại hình viện trợ lƣơng thực và cứu trợ khẩn cấp luôn ở mức rất thấp, và có nhiều năm các nhà tài trợ còn không đầu tƣ cho loại hình này, điều này cho thấy ngƣời dân Thủ đô luôn luôn đƣợc đảm bảo về lƣơng thực, thực phẩm.
2.1.3. ODA phân bổ theo đối tác tài trợ
Từ năm 2000 đến 2011, Hà Nội đã thu hút đƣợc khoảng hơn 5 tỷ USD từ các nhà tài trợ ODA. Đây là một trong những thành công đáng khích lệ của UBND thành phố Hà Nội trong việc vận động và thu hút ODA.
Bảng 2.3: ODA phân bổ theo đối tác tài trợ
(từ năm 2000 đến 2011) Nhà tài trợ Tỷ lệ (%) Nhật Bản 39,54 ADB 17,96 WB 15,43 Pháp 3,40 Liên hợp quốc 5,72 Đức 3,27 Hàn Quốc 5,02 Thụy Điển 2,70
Liên minh châu Âu (EU) 2,69 Các nhà tài trợ khác 4,27
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn khẳng định vị trí nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam đặc biệt là Hà Nội, tính từ những năm 2000 đến nay Nhật Bản đã giải ngân khoảng 1.977 triệu USD vốn ODA cho thành phố Hà Nội. Đầu tƣ của Nhật Bản tập trung vào một số ngành nhƣ: giao thông vận tải (xây dựng cầu, đƣờng), năng lƣợng, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế.
ADB có mức giải ngân lớn thứ hai (khoảng 898 triệu USD), chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lƣợng,… Vì Việt Nam là một nƣớc đang trên đà phát triển, vẫn còn yếu kém về nhiều mặt, trong đó kết cấu hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng là vấn đề bức bách nhất cần đƣợc giải quyết. Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam - bộ mặt của đất nƣớc là nơi cần nhất phải có một hệ thống giao thông phát triển, phƣơng tiện phải đƣợc lƣu thông thuận tiện, có nhƣ thế kinh tế mới phát triển nhanh, mạnh, không phải chịu những tổn thất do vấn nạn tắc đƣờng, đi đƣờng vòng, đƣờng xấu,… mang lại. Xét trên nhƣng nhu cầu thiết yếu đó, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội đã lập dự án xin tài trợ từ ADB và đã đƣợc ADB tài trợ một nguồn vốn tƣơng đối lớn, chiếm khoảng 17,96% tổng vốn ODA mà Hà Nội nhận đƣợc từ các đối tác.
WB đƣợc Chính phủ Việt Nam nói chung và lãnh đạo thành phố Hà Nội nói riêng đánh giá cao sự giúp đỡ, hợp tác có hiệu quả của WB trong phát triển kinh tế của Việt Nam cũng nhƣ của Hà Nội; đặc biệt là sự hỗ trợ cho các dự án đầu tƣ xây dựng CSHT giao thông. Từ trƣớc đến nay, Việt Nam luôn thể hiện mong muốn nhận đƣợc sự trợ giúp có hiệu quả của WB cả về nguồn lực tài chính, tƣ vấn chính sách và kinh nghiệm quản lý. Trong thời gian vừa qua, WB đã liên tục cung cấp thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm của các nƣớc khác nhau trên thế giới để giúp Việt Nam tránh đƣợc những va vấp mà các nƣớc đã gặp phải; sẵn sàng cung cấp các hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật nhằm giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện thành công chƣơng
trình cải cách kinh tế, hoàn thiện CSHT giao thông tại các thành phố phát triển trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mức đầu tƣ mà WB dành cho Hà Nội từ hơn 10 năm nay ở vào khoảng 771,5 triệu USD.
Ngoài các nhà tài trợ lớn thì Hà Nội nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các đối tác ODA khác. Mặc dù sự tài trợ của những đối tác này chiếm tỷ lệ không cao nhƣng xét trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay thì nguồn vốn ODA họ dành cho Hà Nội cũng là một con số đáng phấn đấu trong những cuộc vận động thu hút ODA sắp tới nhƣ Pháp, Đức, Liên minh Châu Âu,…
2.2. Nguồn vốn ODA trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội qua các năm
2.2.1. Thực trạng thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội xét theo lĩnh vực
Phần lớn ODA ở Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực CSHT giao thông sau: giao thông đƣờng bộ, giao thông đƣờng sắt và giao thông đƣờng hàng không.
Bảng 2.4: Vốn ODA cho hạ tầng kỹ thuật theo lĩnh vực từ 2000 - 2010
(Đơn vị: triệu USD)
STT Lĩnh vực Số dự án Vốn ODA Tỷ lệ (%)
1 Giao thông đƣờng bộ 19 2.730 67,19 2 Giao thông đƣờng sắt 3 1.021 25,13 3 Giao thông đƣờng thủy 0 0 0,00 4 Giao thông đƣờng hàng
không
1 312 7,68 Tổng 23 4.063 100,00 (*) Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật - Phía nƣớc ngoài không thông báo số tiền
Từ năm 2000-2011, đã có nhiều chƣơng trình dự án của các chính phủ và tổ chức quốc tế tài trợ và cho vay để xây dựng mới, nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông đô thị Hà Nội nhƣ: nghiên cứu về giao thông đô thị thành phố Hà Nội của tổ chức SIDA Thụy Điển, dự án tăng cƣờng năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội của Ngân hàng thế giới, quy hoạch tổng thể giao thông đô thị thành phố Hà Nội của tổ chức JICA Nhật Bản, xây dựng cầu Thanh Trì, xây dựng cầu Vĩnh Tuy, ...
Năm 2000, 2001, Hà Nội có 2 dự án về giao thông vận tải, với tổng vốn đầu tƣ 111,23 triệu USD. Dự án tăng cƣờng năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội, dự án này có tổng vốn đầu tƣ 24,3 triệu USD, trong đó vốn ODA 21,9 triệu USD, vốn đối ứng trong nƣớc 2,4 triệu USD, dự án này bằng nguồn vốn vay IDA của WB, thời gian thực hiện dự án (1998-2002). Mục tiêu của dự án là thúc đẩy và hỗ trợ quá trình tăng trƣởng kinh tế - xã hội thông qua việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, tăng cƣờng năng lực quản lý giao thông đô thị của Sở Giao thông công chính Hà Nội, và tăng cƣờng hiệu lực điều hành giao thông của cảnh sát giao thông. Với mục tiêu trên, dự án đầu tƣ nâng cấp bốn hành lang giao thông chính:
- Hành lang Lê Duẩn - Hành lang Tây Sơn
- Hành lang Trần Quang Khải - Hành lang Bạch Mai
Đồng thời tiến hành cải tạo, nâng cấp mạng lƣới giao thông tại Khu phố Cổ và Khu phố Pháp, mua sắm trang thiết bị, xe máy và cung cấp đào tạo cho cảnh sát giao thông Hà Nội. Đến năm 2001, tổng khối lƣợng vốn đầu tƣ thực hiện đạt 170,22 triệu đồng (khoảng 12,16 nghìn USD), trong đó khối lƣợng vốn ODA thực hiện là 84,57 triệu đồng (khoảng 6,04 nghìn USD).
Dự án thứ 2 là dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I, tổng vốn đầu tƣ 138,07 triệu USD (khoảng 1.904 tỷ đồng), trong đó vốn ODA 89,33 triệu USD (khoảng 1.250,2 tỷ đồng) là nguồn vốn vay ƣu đãi của tổ chức JBIC Nhật Bản, thời gian thực hiện dự án (3/1999-3/2004). Mục tiêu của dự án phát triển hệ thống giao thông đô thị, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông ở Hà Nội. Với mục tiêu này, dự án đã tập trung xây dựng một số khu tái định cƣ, khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội (145ha), nhằm phục vụ việc di dân triển khai các dự án sau:
- Dự án đƣờng vành đai 1 Kim Liên - Ô Chợ Dừa
- Dự án mở rộng đƣờng đê Hữu Hồng đoạn Cầu Thăng Long - Nhật Tân
- Đƣờng nhánh nút Nam Thăng Long - Cải tạo nút Ngã Tƣ Sở
- Nút Ngã Tƣ Vọng
- Nút giao thông Kim Liên - Trần Khát Chân
Hiện nay, các dự án đã hoàn thành góp phần giảm bớt ách tắc cho những khu vực trọng điểm này.
Trong thời gian qua, các dự án ODA phát huy hiệu quả đã tạo ra những chuyển biến căn bản trong lĩnh vực giao thông đô thị thành phố Hà Nội. Các trục hƣớng tâm đi vào trung tâm thành phố đƣợc tạo bởi quốc lộ 1A phía Bắc và phía Nam, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 3, quốc lộ 2, cao tốc Láng Hoà Lạc, quốc lộ 32,... đã đƣợc mở rộng và xây dựng. Các tuyến đƣờng nội thành đƣợc nâng cấp, rải thảm nhựa, lát vỉa hè. Nhiều cây cầu, tuyến đƣờng đƣợc nâng cấp hoặc xây mới tạo sự thuận tiện về giao thông góp phần nâng cao cơ
hội giao thƣơng, đem lại nhiều tiện ích kinh tế nhƣ cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đƣờng vành đai 3,...
Về đƣờng sắt, Hà Nội tập trung nâng cấp mạng lƣới đƣờng sắt hiện có gồm 13 nhà ga trong đó ga Hà Nội là lớn nhất với tổng diện tích 2,8ha, mở rộng các nhà ga, nâng cao chất lƣợng phục vụ, đón, trả khách, tu sửa toàn bộ tuyến đƣờng ray. Sửa chữa, bảo dƣỡng và lắp đặt mới những đầu tàu hiện đại, tăng số chuyến, rút ngắn thời gian tàu chạy.
Dự án đƣờng sắt đô thị trên cao đang đƣợc đƣa vào triển khai thực hiện với sự giúp sức của đa phần các chuyên gia Nhật Bản hứa hẹn một bộ mặt mới của Thủ đô về giao thông, góp phần đƣa Hà Nội tiến gần hơn với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
Nhìn chung, các dự án sử dụng vốn ODA đầu tƣ cho phát triển CSHT giao thông thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: giao thông đƣờng sắt, giao thông đƣờng bộ, giao thông đƣờng hàng không,... góp phần cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô trong thiên niên kỷ mới.
2.2.2. Thực trạng thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội xét theo đối tác
Trong thời gian qua, lĩnh vực CSHT giao thông thành phố Hà Nội đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà tài trợ lớn trên thế giới: Nhật Bản, Ngân hàng thế giới WB, UNDP, Phần Lan, Thụy Điển... và các tổ chức NGOs khác. Mỗi nhà tài trợ có sự ƣu đãi cũng nhƣ các lĩnh vực ƣu tiên khác nhau, tùy vào năng lực tài chính và khả năng về kỹ thuật.
Bảng 2.5: Cơ cấu ODA dành cho CSHT giao thông theo đối tác
(từ năm 2000 đến 2011)
Nhà tài trợ Vốn ODA (triệu USD)
Nhật Bản 1.776 ADB 742 WB 689 Pháp 254 Hàn Quốc 210 Thụy Điển 172 Các nhà tài trợ khác 220
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
Nhìn vào số liệu trên cho thấy, Nhật Bản là quốc gia đầu tƣ nhiều nhất vào lĩnh vực CSHT giao thông thành phố Hà Nội, khoảng 1.776 triệu USD, chiếm trên 43,71% trong tổng vốn ODA đầu tƣ vào lĩnh vực này ở Hà Nội, Nhật Bản ƣu tiên đầu tƣ chƣơng trình dự án thuộc các lĩnh vực: giao thông đƣờng sắt, giao thông đƣờng bộ. Các dự án ODA do Nhật viện trợ, cho vay thƣờng có tỷ lệ giải ngân cao. Tài trợ của Nhật Bản tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật bằng viện trợ không hoàn lại thông qua tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và cho vay vốn thông qua ngân hàng hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JBIC). Thời kỳ 2000 - 2010, Nhật Bản có nhiều dự án viện trợ tiêu biểu nhƣ hỗ trợ kỹ thuật cho dự án Đƣờng sắt đô thị trên cao, hỗ trợ vốn vay cho các dự án cầu đƣờng bộ,...
Nhà tài trợ lớn thứ 2 đối với lĩnh vực CSHT giao thông của Hà Nội là ADB. Tổng vốn đầu tƣ tính đến nay là 742 triệu USD chiếm trên 18,26% chủ yếu tập trung vào các dự án đƣờng bộ của Hà Nội. Các dự án do ADB tài trợ đã và đang tiếp tục đƣợc triển khai.
Tiếp theo, Ngân hàng thế giới WB có tổng vốn đầu tƣ 689 triệu USD tính từ năm 2000 đến nay, chiếm gần 16,96% tổng vốn ODA CSHT giao thông thành phố Hà Nội. Ngân hàng thế giới là tổ chức ủng hộ mạnh mẽ công cuộc tái hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, thông qua một cuộc cải cách rộng lớn và sâu sắc. Ở Hà Nội, WB tập trung vào các dự án giao thông đƣờng bộ. WB đã triển khai dự án tăng cƣờng năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội 21,9 triệu USD và giải ngân cho nhiều dự án nâng cấp và xây mới các tuyến cầu đƣờng bộ cho Hà Nội theo số vốn cam kết.
Tài trợ ODA của Pháp với 254 triệu USD (chiếm trên 6,25%) cho một số dự án về lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, quản lý và nâng cấp hệ thống giao thông.
Chƣơng trình viện trợ của Hàn Quốc cũng dặc biệt quan tâm đến Hà Nội. Trong lĩnh vực CSHT giao thông Hà Nội, Hàn Quốc tập trung các dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới các công trình giao thông. Tính đến năm 2010, Hàn Quốc đã giải ngân cho Việt Nam đƣợc khoảng 210 triệu USD chiếm gần 5,17% tổng vốn ODA cam kết trong giai đoạn này.
Ngoài ra, còn có một số quốc gia khác nhƣ: Tây Ban Nha, Đức, Áo, Đan Mạch... cũng đã, đang đầu tƣ vào các dự án ODA xây dựng CSHT giao thông thành phố Hà Nội.
Tóm lại, mỗi nhà tài trợ đều có thế mạnh riêng. Việc nghiên cứu kỹ lƣỡng đối tác, các điều kiện thủ tục kèm theo để có chiến lƣợc huy động và có sự lựa chọn tối ƣu là một trong các yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công
của các chƣơng trình, dự án đầu tƣ trong lĩnh vực xây dựng CSHT giao thông thành phố Hà Nội.
2.2.3. Thực trạng thu hút và quản lý sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội xét theo vùng lãnh thổ
Trong thời gian qua, để tập trung giải quyết những sức ép của quá trình đô thị hóa lên hệ thống CSHT giao thông đã quá lạc hậu của thành phố Hà Nội, phần lớn các dự án ODA đƣợc triển khai ở 10 quận nội thành: Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trƣng, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông. Các dự án đầu tƣ vào các huyện ngoại thành vừa ít về số lƣợng, vừa nhỏ về quy mô, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, tiềm năng phát triển của mỗi địa phƣơng.
Đầu tư vào các quận nội thành
Thời kỳ 2000 - 2010, tổng vốn ODA đầu tƣ vào các quận nội thành Hà Nội về phát triển CSHT giao thông đạt 3.125 triệu USD, trong đó 108 triệu USD là viện trợ không hoàn lại, chiếm 3,46% tổng vốn ODA cam kết.
Vốn ODA phần lớn tập trung vào các quận nội thành. Tổng vốn đầu tƣ 3.125 triệu USD chiếm trên 76,91% tổng vốn ODA dành cho xây dựng CSHT giao thông toàn thành phố. Lĩnh vực giao thông đƣờng bộ vẫn thu hút đƣợc nhiều vốn ODA nhất 2377 triệu USD, chiếm 76,06% tổng vốn ODA khu vực nội thành và trên 58,5% tổng vốn ODA đầu tƣ vào xây dựng CSHT giao thông toàn thành phố. Tiếp theo là giao thông đƣờng sắt với tổng vốn ODA