Giải pháp ở tầm vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội (Trang 89 - 105)

3.3. Một số giải pháp thu hút và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA

3.3.2. Giải pháp ở tầm vi mô

Hầu hết các dự án ODA về xây dựng CSHT giao thông ở Hà Nội đều là những dự án quan trọng, ít có khả năng sinh lời trực tiếp, nhƣng các dự án này đƣợc hoàn thành lại có đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng GDP của thành phố, giải quyết đƣợc nhiềun công ăn việc làm và tạo thuận lợi để thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và trong nƣớc, đẩy mạnh sản xuất và phúc lợi xã hội, cải thiện môi trƣờng sống.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên và thúc đẩy quá trình phát triển Thủ đô đến 2020 và 2030, công tác thu hút và quản lý sử dụng nguồn vốn ODA đầu

tƣ cho xây dựng CSHT giao thông thành phố cần tập trung khắc phục những nguyên nhân chủ quan thể hiện ở việc cần làm tốt các giải pháp sau:

3.3.2.1. Hoàn thiện chiến lược thu hút và quản lý sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế một cách toàn diện, cụ thể hóa từng dự án xây dựng CSHT giao thông để có hướng thu hút các nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở căn cứ vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và quốc gia, UBND thành phố cần sớm hoàn thiện chiến lƣợc thu hút và quản lý sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế. Chiến lƣợc này cần tập trung vào việc sử dụng ODA với những mục tiêu phát triển rõ ràng, xác định các lĩnh vực và dự án ƣu tiên bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống giao thông thành phố.

Trong chiến lƣợc cần hình thành một danh mục các dự án phát triển, các dự án ƣu tiên cho từng lĩnh vực cụ thể của giao thông thành phố nhằm giới thiệu với các nhà tài trợ, để họ có những quyết định tài trợ thích hợp. Đồng thời cũng là cơ sở để các nhà tài trợ tin tƣởng rằng những dự án, chƣơng trình này đã chính thức đƣợc coi là ƣu tiên và nằm trong chiến lƣợc phát triển chung của thành phố.

Chiến lƣợc này cũng cần đề ra những định hƣớng vận động và những hành động cụ thể để thu hút các nhà tài trợ quan tâm, đồng thời cũng cần sắp xếp những dự án có những đặc điểm riêng mà nhà tài trợ có thể phát huy đƣợc thế mạnh vốn có của mình.

Trong giai đoạn từ nay đến 2030, Hà Nội cần đẩy nhanh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông thủ đô để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn vốn ODA.

thỏa thuận trƣớc của nhà tài trợ với đơn vị thụ hƣởng, gây ảnh hƣởng tới tình hình chung và không tránh khỏi hiệu quả kinh tế - xã hội thấp ở những chƣơng trình, dự án này.

Việc hoàn thiện chiến lƣợc thu hút và quản lý sử dụng ODA trong xây dựng CSHT giao thông của Hà Nội phải đƣợc sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp trực tiếp của các Bộ, Ngành Trung ƣơng, trƣớc hết là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, cũng nhƣ sự phối hợp của các bộ ngành chức năng nhƣ Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng,… Đây là công việc quan trọng cần đƣợc triển khai sớm và dứt điểm tạo điều kiện cho quá trình triển khai tiếp theo đƣợc thống nhất và chuẩn xác.

3.3.2.2. Tập trung chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu trách nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và lập các dự án ODA về xây dựng CSHT giao thông của thành phố

Nâng cao chất lƣợng công tác chuẩn bị và lập dự án có vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả của việc vận động thu hút vốn và đảm bảo cho việc thực hiện dự án sau này đƣợc thuận lợi. Các dự án xây dựng CSHT giao thông thƣờng là các dự án có quy mô đầu tƣ lớn, thiết kế kỹ thuật phức tạp, lại liên quan đến nhiều khâu nên khi lập dự án thƣờng gặp không ít những khó khăn. Qua thực tế, việc lập các dự án đầu tƣ xây dựng CSHT giao thông sử dụng nguồn vốn ODA của Hà Nội cho thấy, để nâng cao chất lƣợng dự án cần phải chú ý tới các vấn đề sau:

- Các dự án đầu tƣ xây dựng CSHT giao thông đƣợc xác lập phải có mục tiêu đầu tƣ và căn cứ pháp lý rõ ràng. Mục tiêu đầu tƣ phải đƣợc xác định trên cơ sở phân tích hiện trạng tình hình giao thông thành phố, nhu cầu phát triển, so sánh quốc tế, đánh giá khả năng phát triển, ý tƣởng đầu tƣ và khả

năng cân đối nguồn vốn. Các căn cứ pháp lý phải rõ ràng, có hệ thống, không mâu thuẫn với các giải pháp của dự án.

- Đảm bảo tính khoa học của dự án và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tính khoa học của dự án đòi hỏi dự án phải đƣợc lập trên cơ sở nghiên cứu công phu, tỉ mỉ, nghiêm túc các khía cạnh của dự án. Phù hợp với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi các chỉ tiêu của dự án đƣợc xác lập trên cơ sở các tính toán, phân tích dựa trên các dữ liệu cụ thể đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế.

- Các dự án đƣợc lập phải dựa trên cơ sở các chuẩn mực chung. Nhất là đối với các dự án ODA, yêu cầu này phải đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo dự án đáp ứng đƣợc những quy định chặt chẽ không những của Nhà nƣớc Việt Nam mà còn của các tổ chức tài trợ quốc tế hoặc các nhà tài trợ khác.

- Đối với những dự án đƣợc chuẩn bị cùng với phía tƣ vấn nƣớc ngoài thì ngay từ khâu lập dự án cần xác định rõ các quy trình, quy phạm kỹ thuật đƣợc áp dụng, tránh tình trạng áp dụng quy trình nƣớc ngoài nhƣng lại không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của địa phƣơng dẫn đến ảnh hƣởng cho công tác trình, duyệt dự án sau này.

Các khâu công việc nói trên phải đƣợc sự chỉ đạo thống nhất của UBND thành phố với đầu mối tập trung là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, đồng thời có sự phân công, phối hợp chặt chẽ rõ ràng của các sở, ban, ngành có liên quan nhƣ Sở Ngoại vụ, Sở Giao thông Công chính, Sở Tài nguyên, Môi trƣờng và Nhà đất,…

Kinh nghiệm cho thấy công việc ở giai đoạn này có vai trò rất quan trọng nhƣng chƣa đƣợc quan tâm chỉ đạo đúng mức, sự phối hợp của các sở, ngành còn thiếu chủ động, chƣa chặt chẽ. Sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác chuẩn bị và lập các dự án ODA, UBND thành phố đã có

quyết định số 69/2003/QĐ-UB ngày 02 tháng 06 năm 2003 ban hành quy định về việc chuẩn bị, vận động, thu hút, phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện các chƣơng trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA của thành phố. Đây là một trong những tiến bộ trong công tác quản lý ODA của Hà Nội. Tuy nhiên, để quyết định nói trên tiếp tục phát huy hiệu lực trong thực tiễn cần khẩn trƣơng hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của Ban chuẩn bị chƣơng trình, dự án ODA của thành phố (bổ nhiệm Trƣởng ban chuyên trách). Ban chuẩn bị chƣơng trình, dự án ODA của thành phố sẽ là đối tác trực tiếp với các nhà tài trợ, là cơ quan đầu mối của UBND thành phố với các nhà tài trợ nhằm thực hiện công tác chuẩn bị đầu tƣ cho đến khi kết thúc phần báo cáo nghiên cứu khả thi đƣợc phê duyệt. Điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA và Hiệp định tài chính đƣợc ký kết. Ban chuẩn bị chƣơng trình, dự án ODA của thành phố triển khai thủ tục, thẩm định và trình duyệt chƣơng trình, dự án ODA của thành phố theo quy định tại nghị định số 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 2006 ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và các văn bản liên quan.

Trên cơ sở nâng cao chất lƣợng công tác chuẩn bị và lập các dự án ODA nhƣ trên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hóa nguồn vốn ODA nói chung và ODA trong xây dựng CSHT giao thông nói riêng.

Xuất phát từ lý do ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có mục tiêu đƣợc xây dựng trong các chƣơng trình, dự án cụ thể đƣợc ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ nƣớc ngoài, do đó văn kiện ODA mang tính pháp lý quốc tế. Mặt khác, ODA là nguồn lực bên ngoài hỗ trợ sự phát triển, chứ không thể thay thế nguồn lực trong nƣớc. Do vậy, kết quả của các dự án ODA là sự đóng góp từ cả hai phía, phía tiếp nhận tài trợ và phía tài trợ nên việc sử dụng nguồn vốn này cần phải thể hiện trong kế hoạch năm của thành phố và của các cơ quan thực hiện dự án. Phần kế hoạch này

đƣợc xây dựng có chất lƣợng sẽ đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế; đạt tiến độ huy động vốn; nâng cao hiệu quả đầu tƣ và quan trọng hơn là duy trì đƣợc uy tín với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Để nâng cao chất lƣợng công tác kế hoạch hóa nguồn vốn ODA cần chú trọng đến những vấn đề sau:

- Khi xây dựng chƣơng trình, dự án ODA cần xây dựng đƣợc đầy đủ căn cứ và tính chất ƣu tiên của nhu cầu.

- Khi chuẩn bị ký kết các điều ƣớc quốc tế về ODA, cần xác định mức đóng góp của thành phố (vốn đối ứng), hình thức đóng góp và nguồn kinh phí đóng góp.

- Khi dự án đƣợc ký kết, phải đƣa vào kế hoạch và bố trí đầy đủ, đúng tiến độ phần đóng góp của thành phố để thực thi dự án.

- Việc lập kế hoạch nguồn vốn ODA và vốn đối ứng phải đảm bảo chắc chắn. Bởi bố trí vốn ODA thiếu căn cứ sẽ dẫn đến tình trạng “lãng phí - làm chết” vốn đối ứng. Trong điều kiện vốn đầu tƣ của thành phố còn hạn hẹp điều này sẽ ảnh hƣởng đến việc thực hiện các mục tiêu khác của kế hoạch.

3.3.2.3. Chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và xây dựng nhà tái định cư sao cho đi trước một bước để tạo thuận lợi cho toàn bộ quá trình triển khai dự án ODA xây dựng CSHT giao thông

Giải phóng mặt bằng và xây dựng nhà tái định cƣ đƣợc triển khai trƣớc sẽ trở thành một yếu tố bảo đảm tính khả thi trong việc thực hiện dự án đầu tƣ và tránh đƣợc thời gian phải gia hạn hiệp định của dự án. Trong các trƣờng hợp dự án có giải phóng mặt bằng phức tạp, địa bàn trải rộng thì cho phép sau khi dự án đầu tƣ đƣợc phê duyệt (có thiết kế sơ bộ) thì cho phép đƣợc xác định ngay chỉ giới và giao nhiệm vụ cho Hội đồng giải phóng mặt bằng các cấp tiến hành các công tác điều tra, xác định nguồn gốc đất và xây dựng chính

diện tích thu hồi đất và xây dựng phƣơng án đền bù, làm nhƣ vậy sẽ rút ngắn đƣợc trình tự các bƣớc tiến hành giải phóng mặt bằng và không ảnh hƣởng đến tiến độ thi công.

Tuy nhiên, để công tác giải phóng mặt bằng đƣợc thực hiện tốt, Ban chuẩn bị chƣơng trình, dự án ODA cần thƣờng xuyên theo dõi và đôn đốc các cấp chính quyền sở tại thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc tạo điều kiện xây dựng khu tái định cƣ và đền bù giải phóng mặt bằng.

Chủ đầu tƣ và BQLDA cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng trong cuộc đàm phán với nhân dân thuộc diện di dời. Để việc giải phóng mặt bằng đƣợc diễn ra nhanh chóng và minh bạch cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Phải công khai quy hoạch dự án cho ngƣời dân biết.

- Tổ chức các cuộc đàm phán, thống nhất tiền đền bù cho dân trên cở cở các quy định của nhà nƣớc và điều kiện của địa bàn sở tại, tránh tình trạng ngƣời dân quá thiệt thòi khi chuyển sang nơi định cƣ mới.

- Phối hợp với các đoàn thể địa phƣơng, chính quyền cở sở, phƣơng tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, thuyết phục làm cho ngƣời dân hiểu những lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội, cho sự phát triển chung toàn thành phố mà chấp nhận di dời một cách thoải mái.

Với những đối tƣợng không chấp nhận di dời thì chủ đầu tƣ và chính quyền địa phƣơng cần thiết phải sử dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật.

3.3.2.4. Bố trí đầy đủ vốn đối ứng, đẩy nhanh tốc độ giải ngân của các dự án sử dụng vốn ODA trong xây dựng CSHT giao thông của Hà Nội

Lĩnh vực CSHT giao thông là lĩnh vực có nhiều hạng mục đầu tƣ khác nhau, lại chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài,… Do đó, tiến độ thực hiện dự án thƣờng khó hoàn thành nhƣ dự kiến, đồng thời thủ tục giải ngân phúc tap cũng dễ làm cho việc giải ngân vốn bị chậm trễ.

Trƣớc hết cần bố trí đầy đủ vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách của thành phố đã duyệt, coi đây là nhiệm vụ ƣu tiên. Điều quan trọng là nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA trong xây dựng CSHT giao thông, thức chất của việc bố trí đầy đủ vốn đối ứng chính là việc sử dụng nguồn lực trong nƣớc để kết hợp có hiệu quả với các nguồn vốn nƣớc ngoài. Tiếp theo, đẩy nhanh tốc độ giải ngân cũng là một công việc quan trọng vì nó sẽ đảm bảo thực hiện đúng tiến độ của dự án, nâng cao hiểu quả sử dụng vốn vay và duy trì lòng tin của các nhà tài trợ. Để nâng cao độ giải ngân các dự án xây dựng CSHT giao thông sử dụng vốn ODA, ngoài việc thực hiện các biện pháp tổng hợp đã đề cập ở trên cần tiến hành một số biện pháp khác nhƣ:

- Nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ càng các thủ tục, quy trình kế toán đối với công đoạn giải ngân vốn để tránh nhầm lẫn hoặc phải tốn thời gian điều chỉnh các thủ tục giấy tờ thanh toán,…

- Do mỗi nhà tài trợ đều có mỗi quy trình, thủ tục riêng và khá phức tạp, vì vậy cần thiết phải nghiên cứu quy trình, thủ tục của từng nhà tài trợ về giải ngân, về tổ chức đấu thầu, nghiên cứu về quy trình tiếp nhận vốn vay và các phƣơng án thực hiện…

- Nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục trình, duyệt dự án nhằm rút ngắn thời gian trình duyệt dự án.

- Cũng cần thiết tổ chức Hội nghị, Hội thảo để bồi dƣỡng kinh nghiệm quản lý dự án sử dụng nguồn vốn ODA, bồi dƣỡng kiến thức về các thủ tục có liên quan đến các vấn đề giải ngân vốn, đấu thầu và báo cáo định kỳ.

3.3.2.5. Tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA ở các cấp, đặc biệt ở các BQLDA

Năng lực quản lý ODA của các cấp, ban, ngành chức năng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thành công dự án. Vì vậy, tăng cƣờng quản lý vốn ODA là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đảm bảo chất lƣợng hiệu quả của dự án. Để nâng cao năng lực quản lý vốn ODA ở các cấp của thành phố cần tiến hành các biện pháp sau:

- Đƣa công nghệ thông tin vào công tác theo dõi và đánh giá dự án ở các cấp. Cần xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá các dự án ODA và đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt, có chế tài áp dụng cụ thể (về chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo kết thúc dự án và thực hiện kiểm toán các dự án ODA).

- Tăng cƣờng năng lực, trình độ và sự ổn định của đội ngũ cán bộ quản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội (Trang 89 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)