Khái quát tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 41 - 47)

Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm 2010 và trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì trong những năm qua Việt Nam đã huy động một lượng vốn khổng lồ cho quá trình này. Nguồn vốn được huy động nhiều cho quá trình này là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài:ODA , FDI, FPI. Những nguồn vốn này liên tục gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước.

* Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới. FDI không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao… thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen, cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.

Trong thời gian qua, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, trong đó các nhà đầu tư khu vực EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và các nước Asean… chiếm tỉ lệ vốn ngày càng lớn.

Bảng 2.1: Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép năm 1988 - 2008 phân theo đối tác đầu tƣ

Quốc gia/ Vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) Ca-na-đa 100 4892.4 CHLB Đức 132 746.3 CHND Trung Hoa 711 2188.3 Đài Loan 2135 20951.9 Hà Lan 115 3018.8 Hàn Quốc 2153 16666.3 Hoa Kỳ 493 5029.0

Liên bang Nga 105 1935.4

Ma-lai-xi-a 340 18005.6

Nhật Bản 1102 17362.2

Ôx-trây-li-a 236 1811.2

Pháp 296 3216.2

Quần đảo Vigin thuộc Anh 438 13824.1

Thái Lan 256 6121.6

Vương quốc Anh 134 2711.1

Xin-ga-po 733 17071.0

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2008, các đối tác thực hiện nhiều dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam phải kể đến: Đài Loan (2135 dự án, vốn đăng kí 20951.9 triệu USD), Hàn Quốc (2153 dự án, vốn đăng kí 16666.3 triệu USD), Nhật Bản (1102 dự án), chiếm tỷ lệ vốn đầu tư vào Việt Nam lớn với nhiều ngành, lĩnh vực đầu tư đa dạng.

Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phát huy tác động tích cực từ vị thế thành viên WTO đối với thu hút FDI. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007, 2008 liên tục có bước đột phá về lượng và có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất.

Trong năm 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD. Đồng thời có khoảng 380 lượt dự án đầu tư đang hoạt động đăng ký tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 2,4 tỷ USD. Tính chung, thu hút FDI đạt 20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.

Trong năm 2008, vốn FDI vào Việt Nam là hơn 64 tỷ USD (tăng 200% so với năm 2007), trong đó vốn mới thu hút là 1.171 dự án với giá trị 60.2 tỷ USD. Ưu thế của Việt Nam trong thu hút vốn FDI là: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, chính sách đối ngoại cởi mở, lực lượng lao động trẻ và có kĩ năng, môi trường chính trị ổn định đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư…

Năm 2008, Malaixia dẫn đầu với số vốn đăng kí 14969,2 triệu USD với 55 dự án, tiếp theo là Đài Loan (8851,7 triệu USD, 132 dự án); Bruney (4417,8 triệu USD, 19 dự án); Quần đảo Virgin thuộc Anh (4052.6 triệu USD, 49 dự án), Thái Lan (4046,2 triệu USD, 32 dự án), Singapore (4495,8 triệu USD, 101 dự án).

Đặc biệt, 5 dự án có vốn đầu tư lớn nhất năm 2008 là: Dự án Công ty Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD; Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD; Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh 6,2 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD; Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD.

Bảng 2.2: Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép năm 2008 phân theo đối tác đầu tƣ chủ yếu

TỔNG SỐ

Số dự án

Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)(*) 1171 64011.0 Trong đó: Ấn Độ 4 3.1 Áo 1 0.6 Ba-ra-đốt 1 2.5 Bê-li-xê 1 12.1 Bỉ 2 0.4 Bru-nây 19 4417.8 Bun-ga-ri 2 12.0 Ca-na-đa 9 4237.7

Các Tiểu vương quốc Ả-rập

Thống nhất 1 112.0 CHLB Đức 16 56.6 CHND Trung Hoa 73 373.5 Cộng hòa Séc 2 4.0 Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 50 409.0 Đài Loan 132 8851.7 Đan Mạch 13 82.6 Hà Lan 11 16.9 Hàn Quốc 292 2019.0 Hoa Kỳ 53 1519.4

In-đô-nê-xi-a 2 5.8

I-ta-li-a 6 20.5

I-xra-en 1 3.0

Liên bang Nga 5 69.0

Ma-lai-xi-a 55 14969.2 Ma-ri-ti-us 4 19.1 Nhật Bản 105 7578.7 Niu Di-lân 3 2.5 Ôx-trây-lia 24 56.7 Pháp 38 87.5 Phi-li-pin 4 8.4

Quần đảo Cay men 5 2712.2

Quần đảo Virgin thuộc Anh 49 4052.6

Síp 3 2200.1

Thái Lan 32 4046.2

Thổ Nhĩ Kỳ 1 7.3

Thụy Điển 3 11.3

Thụy Sỹ 11 658.9

Vương quốc Anh 17 565.1

Xa-moa 10 178.8

Xin-ga-po 101 4495.8

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

* Về đầu tư gián tiếp nước ngoài

Theo quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FPI thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng vốn FPI đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng.

Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lý một khối lượng tài sản khoảng 300 tỷ USD. Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0,1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi khác, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường, tài nguyên. Hơn nữa Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI) là một tiềm năng rất lớn đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FPI của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là một con số còn khá mới mẻ. Trước năm 2002 thì gần như là không có vì kinh tế nước ta còn kém phát triển chưa có sự tham gia của thị trường chứng khoán. Từ năm 2003 trở đi thì có sự góp vốn FPI nhưng trong giai đoạn đó (2003-2005) con số này là rất nhỏ gần như không đáng kể. Đồng thời Việt Nam cũng gần như không quan tâm tổng hợp về số liệu này ngoài con số về bán trái phiếu chính phủ ra nước ngoài (năm 2006 mới tổng hợp lại). So với nguồn vốn FDI, lượng vốn FPI chảy vào Việt Nam trong những năm qua còn chiếm tỉ lệ thấp.

Bảng 2.3: Tỷ lệ thu hút vốn FPI so với vốn FDI của Việt Nam Năm Tỉ lệ thu hút FPI so với FDI

2002 1.2%

2003 2.3%

2004 3.7%

2007 2.9%

2008 0.9%

(Nguồn: Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội số 8/2006 + 6/2008)

Như vậy, tỉ lệ vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ chiếm 0.9% đến 3,7%. Tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FPI/FDI trong khoảng 30-40%).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)