Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 56 - 61)

Mặc dù chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng đến năm 2006 thì thị trường chứng khoán Việt Nam mới thực sự thể hiện sự bùng nổ về quy mô giá trị thị trường cũng như trình độ phát triển của thị trường, xuất phát từ những thành tựu đạt được của kinh tế Việt Nam năm 2006.

Năm 2006 chứng kiến sự gia tăng đột biến về quy mô của thị trường. Trong 5 năm từ 2001-2005, giá trị vốn hóa thị trường của TTCK chỉ chiếm chưa đến 1% GDP thì năm 2006 giá trị vốn hóa thị trường tăng trưởng mạnh mẽ đạt 22.7% GDP, tức là tăng gấp 20 lần so với thành tựu của 5 năm trước. Sự tăng trưởng về quy mô của TTCK Việt Nam thậm chí đã vượt ra khỏi tưởng tượng của các nhà hoạch định chính sách phát triển thị trường chứng khoán. Sự tăng trưởng vượt bậc này sẽ được thể hiện rõ hơn khi so sánh về các chỉ tiêu: giá trị vốn hóa thị trường và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường trong GDP ở bảng 2.3.

Bảng 2.6: Giá trị vốn hóa toàn thị trƣờng và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trƣờng trong GDP giai đoạn 2001-2008

Năm Giá trị vốn hóa toàn thị trƣờng (Tỷ đồng) Tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trƣờng trong GDP (%) 2001 570 0,12 2002 2.436 0,44 2003 2.307 0,38 2004 4.237 0,59 2005 7.390 1,1 2006 221.156 22,7 2007 423.000 40 2008 225.000 17.5

(Nguồn: UBCKNN và tổng hợp từ www.fia.mpi.gov.vn)

Năm 2001, giá trị vốn hóa thị trường của TTCK Việt Nam mới chỉ đạt được 570 tỷ đồng, sẽ là quá ít ỏi khi đem so sánh với GDP của năm đó (0.12%). Trong các năm tiếp theo, giá trị vốn hóa thị trường có sự tăng trưởng nhưng ở mức thấp và không có biến động nhiều về tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường trong GDP (tỷ lệ này vẫn giữ ở mức dưới 1% GDP). Điều này

thể hiện rằng người dân Việt Nam cũng chưa quan tâm đến chứng khoán và thị trường chứng khoán nên sự tăng trưởng của thị trường trong giai đoạn 2001-2004 diễn ra rất chậm chạp, tình hình mới chỉ được cải tiến đôi chút bắt đầu từ năm 2005. Đến năm 2006, thì các con số này đã tăng ở mức kỷ lục lên 221.156 tỷ đồng. Có thể nói, năm 2006 là một năm hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thị trường chứng khoán Việt Nam tăng tốc. Trước hết, thị trường tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2005. Năm 2005 đạt mức tăng trưởng 64% so với năm 2004 về tổng giá trị chứng khoán niêm yết và đăng kí giao dịch qua 2 trung tâm giao dịch chứng khoán. Tiếp theo đó, năm 2006 là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế quan trọng đối với Việt Nam và nền kinh tế đạt được nhiều thành quả vượt bậc: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp, xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD, thu hút vốn nước ngoài đạt 10,2 tỷ USD (cao nhất từ trước đến nay), các nhà tài trợ cam kết vốn ODA đạt mức kỷ lục 4,44 tỷ USD…Đồng thời, năm 2006 Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC và chính thức trở thành thành viên của WTO. Tất cả những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội đã tạo đà cho kinh tế Việt Nam năm 2006 phát triển vượt bậc, trong đó phải kể đến sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường củaViệt Nam đạt tới 40% GDP. Trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính phủ trong năm 2007, mốc 50% GDP vào năm 2010 đã được đặt ra, nhưng sự sụt giảm quá mạnh trong năm 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới, chỉ đạt 17.5% GDP, thấp hơn cả mức cuối năm 2006 (22,7% GDP).

Thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua phải kể đến là sự xuất hiện các dòng vốn FPI. Năm 2002 được coi là năm Việt Nam đón nhận “làn sóng” đầu tư gián tiếp

thứ hai, đến năm 2006 được coi là năm khởi động chuẩn bị đón làn sóng FPI thứ 3 với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán.

Bảng 2.7: Vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam Năm / Thời điểm FPI thực tế vào Việt Nam

2002 15.5 triệu USD 2005 875 triệu USD 2006 2 tỷ USD 2007 6.2 tỷ USD Quý I/ 2008 8.4 tỷ USD Tháng 1/2009 4.6 tỷ USD

(Nguồn: Tạp chí Thông tin tài chính số 6/2008 và www.mpi.gov.vn)

Năm 2002, lượng vốn FPI vào Việt Nam chỉ dừng lại ở mức 15.5 triệu USD, năm 2005 là 857 triệu USD nhưng đến năm 2006, lượng vốn này đột nhiên tăng lên mức 2 tỷ USD. Các năm tiếp theo, thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên sôi động hơn khi lượng vốn này ngày càng tăng trưởng: chỉ tính riêng quý I năm 2008, con số này đã là 8.4 tỷ USD, cao hơn so với cả năm 2007. Tháng 1/2009, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới đang đe dọa các nền kinh tế và các nhà đầu tư thì vốn FPI vào Việt Nam vẫn đạt 4.6 tỷ USD. Với xu hướng tăng trưởng về vốn FPI ngày càng cao, Việt Nam chứng tỏ là môi trường đầu tư hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư ngoại quốc.

Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Năm 2006, chúng ta có thêm 157 doanh nghiệp niêm yết và đăng kí giao dịch trên TTCK tập trung, nhiều gấp 3,75 lần so với hơn sáu năm trước, đưa tổng số lượng công ty niêm yết tại 2 trung tâm giao dịch chứng khoán là 193 công ty, trong đó có những doanh nghiệp tầm cỡ như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín, công ty Đầu tư Công nghệ FPT, công ty CP Chứng khoán Sài Gòn... Nếu

như trước kia các doanh nghiệp vì nhiều lý do khác nhau chưa thực hiện việc tăng vốn từ việc huy động trên thị trường chứng khoán thì trong thời gian gần đây, các công ty niêm yết đã tận dụng tốt lợi thế của việc tăng vốn qua kênh này bằng việc phát hành thêm cổ phiếu trả cổ tức, thưởng cổ phiếu và huy động vốn mới để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tới tháng 9 năm 2009, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn là 400. Số lượng doanh nghiệp được niêm yết các nhiều, tức là hàng hóa trên thị trường càng phong phú thì nhà đầu tư càng có sự lựa chọn nhiều hơn.

Bảng 2.8: Số lƣợng các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam

Thời điểm 2005 2006 2007 9/2009

Số lượng công ty

niêm yết 41 193 225 400

(Nguồn: www.vir.com.vn, tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 1+2/2008)

Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14 và việc Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam đã làm thay đổi rõ rệt vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang được thế giới nhìn nhận là một nền kinh tế năng động thu hút ĐTNN bằng những cải cách theo hướng hoàn thiện nền kinh tế thị trường. Trong đó, ADB đánh giá cao vị trí cũng như vai trò của kinh tế Việt Nam đối với khu vực. Hiện Việt Nam được xếp vào nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và ngang bằng với Ấn Độ. Theo sự đánh giá của ADB, mặc dù còn khá non trẻ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhanh chóng đứng vào hàng ngũ các thị trường năng động nhất châu Á. Đồng thời, TTCK Việt Nam còn nhận được sự đánh giá cao của các quỹ đầu tư và công ty quản

lý quỹ nước ngoài thông qua những chính sách mà Việt Nam đã ban hành nhằm tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho TTCK.

Như vậy, với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường vốn và môi trường kinh tế ổn định, tăng trưởng cao, Việt Nam được đánh giá là nơi hấp dẫn với khối đầu tư ngoại. Năm 2003, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ có 60 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài được mở nhưng từ năm 2006, khi thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của đất nước được quảng bá rộng rãi hơn sau sự kiện gia nhập WTO, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng lên 1.700, năm 2007 là 5000. Khối đầu tư nước ngoài tham gia đông hơn vào thị trường cũng thể hiện sự phát triển của TTCK trong nước.

Bảng 2.9: Số lƣợng tài khoản của các nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam Năm 2003 2004 2005 2006 2007 T2/2008

Số tài khoản giao dịch

của nhà ĐTNN 60 197 419 1.700 5000 7.800

(Nguồn: UBCKNN, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 1+2/2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)