Chính sách tỷ giá tạo môi trường vĩ mô ổn định để thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 76 - 79)

vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Chính sách tỷ giá linh hoạt, mềm dẻo là nhân tố giúp đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó tạo cơ sở thuận lợi trong thu hút đầu tư gián tiếp. Đây là công cụ được sử dụng hiệu quả đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp nếu muốn kích thích hoặc điều tiết nó.

Trong chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá có vai trò lớn, tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế và tiềm lực tài chính trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Có thể xem xét sự ảnh hưởng của chính sách này đến mục tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại của Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau để thấy được tác động của sự thay đổi chính sách tỷ giá tới việc thu hút vốn FPI.

+ Từ năm 1992 đến năm 1997:

Giai đoạn này, để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách tỷ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trên 8% năm. Giai đoạn đầu những năm 1990 là giai đoạn Việt Nam mới tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kết hợp với sự ổn định trong tỷ giá trong thời kỳ này cùng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất của các nước phát triển là nguyên nhân Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Giai đoạn này, tuy chưa có sự xuất hiện của TTCK nhưng làn sóng FPI đầu tiên đã xuất hiện thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài tới thị trường Việt Nam đầy tiềm năng phát triển này. Làn sóng đầu tư gián tiếp đầu tiên vào Việt Nam bao gồm bảy quỹ đầu tư nước ngoài với số vốn huy động khoảng 700 triệu USD.

+ Từ năm 1997 đến năm1999:

Chính sách tỷ giá hối đoái được điều hành nhằm chống đỡ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực và chế độ tỷ giá cố định không còn phù hợp với giai đoạn này.

Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông Nam Á đã làm cho một loạt đồng tiền của các nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD và VND.

Từ nguyên nhân và bài học của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực cho thấy, mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ và mở cửa nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng, nhưng Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ổn định chế độ tỷ giá danh nghĩa kéo dài – một nguyên nhân quan trọng tạo ra cuộc khủng hoảng nên đã có những biện pháp xử lý tương đối hợp lý, ngăn chặn được những cú sốc không cần thiết đối với nền kinh tế. Vì vậy tháng 10 năm 1997, Ngân hàng nhà nước đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ (+) (-) 5% lên (+) (-)10%. Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh. Mặc dù tỷ giá tăng, nhưng giá cả trên thị trường không có những biến động đáng kể. Việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng nhà nước trên đây đã có tác động làm cho đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh trong các năm này, lẽ dĩ nhiên FPI cũng suy giảm trong xu thế chung đó.

+ Từ năm 1999 đến nay

Để tránh những hậu quả tương tự, chính sách tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, phản ánh đúng với quan hệ cung cấp về ngoại hối, sở thích của người tiêu dùng, lạm phát, lợi tức của tài sản nội, ngoại tệ… để chống đỡ

chấm dứt công bố tỷ giá chính thức, mà chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời biên độ giao dịch dao động cũng giảm xuống chỉ còn (+) (-) 0,1%. Việc can thiệp của Nhà nước đối với tỷ giá được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại hối, xoá bỏ phương thức quản lý mang nặng tính chất hành chính chủ quan trước đây. Từ đó cho đến nay, tỷ giá hối đoái đã được hình thành theo cơ chế thị trường, bám sát sự biến động của thị trường thế giới, phản ánh tương đối sát quan hệ kinh tế quốc tế giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, nên đã cải thiện cơ bản cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong những năm gần đây là biểu hiện tốt của sự tác động của môi trường kinh tế Việt Nam lên quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, trong đó có cả tác động của chính sách tỷ giá.

Với xu thế của tự do hóa thương mại, tỷ giá ngày càng được sử dụng như một công cụ chính để điều tiết các quan hệ kinh tế quốc tế bởi sự tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, trạng thái của cán cân thương mại và thanh toán quốc tế.

Kể từ đầu quí 4-2008, với tình trạng suy giảm của kinh tế toàn cầu bắt đầu xuất hiện bên cạnh những khó khăn từ chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng nhằm kiềm chế lạm phát, xuất khẩu của nước ta đã giảm mạnh.

Tình trạng này đã dẫn tới việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh chính sách tỷ giá theo hướng giảm giá đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Cụ thể, biên độ tỷ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ đã được nới rộng lên mức ±3% vào đầu tháng 11-2008 sau khi đã duy trì mức ±2% kể từ cuối tháng 6-2008. Mức này sau đó đã được nâng lên ±5% vào ngày 23-3-2009 và đến nay vẫn giữ nguyên.

Chính sách nới rộng biên độ tỷ giá (thực chất là giảm giá tiền đồng so với đô la) trong đó có mục đích tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu bởi nó gián tiếp “hạ giá thành quốc tế” của các sản phẩm Việt Nam và tạo sức cạnh tranh với hàng ngoại về giá cả ở phạm vi trong nước cũng như trên thị trường nước ngoài. Kinh nghiệm cho thấy, hiệu quả của các giải pháp tiền tệ thường nhanh. Tuy nhiên, trong trường hợp phá giá đồng nội tệ nó sẽ làm tăng gánh nặng nợ cho nền kinh tế và các doanh nghiệp đang vay nợ ngoại tệ, qua đó tác động tới luồng vốn vào như trường hợp của Thái Lan năm 1997.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)