Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 102)

Bảng 3 .7 Tình hình sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ phỏng vấn

Bảng 3.15 Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới

Diễn giải Ý kiến hộ điều tra (%)

1. Xây dựng nhà ở 25,00

2. Vừa SXNN vừa KDDV 53,33

3. Bán, cho thuê đất 8,33

4. Làm SXKD phi NN 60,00

5. Chờ Nhà nước đầu tư 0

6. Chưa biết 40,00

Tổng 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Đa số người nông dân vẫn mong muốn được tiếp tục sản xuất nông nghiệp (53% ý kiến) và họ sẽ kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với kinh doanh dịch vụ và sản xuất TTCN. Để thu nhập từ nông nghiệp tăng lên, hộ nông dân có kế hoạch đầu tư hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, một số hộ nông dân chỉ chờ nhà nước đền bù hoặc chưa có kế hoạch gì cho tương lai (40% ý kiến). Nhưng những hộ này lại không mong mất toàn bộ đất nông nghiệp, họ vẫn muốn sau khi nhà nước thu hồi thì còn lại một ít đất để sản xuất. Đó là do tâm lý không tin tưởng vào việc có thể tìm được việc làm ổn định của người dân gây nên.

3.4. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp trên đại bàn thị xã Phổ Yên bàn thị xã Phổ Yên

3.4.1. Tác động tích cực

* Một là, ĐTH làm tăng thêm giá trị sản xuất nông nghiệp

- ĐTH diễn ra mạnh mẽ làm diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ nông dân đã hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn quả đặc sản, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả được mở rộng.

cũng được tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản có chất lượng cao được tăng lên đáng kể.

- ĐTH mang lại cơ sở hạ tầng phát triển tương đối toàn diện: đường giao thông thuận tiện, mạng lưới điện an toàn và toàn vẹn, hệ thống thuỷ lợi được kiên cố hoá, tạo điều kiện thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

- ĐTH góp phần làm cho thương mại dịch vụ phát triển mạnh. Do đó các khâu cung ứng các loại hình dịch vụ nông nghiệp cũng được phát triển. Nhiều tụ điểm buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, các loại thức ăn gia súc, gia cầm mọc lên đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người sản xuất. ĐTH gắn với CNH nên máy móc cơ giới phục vụ sản xuất không ngừng tăng, giải phóng được sức lao động cho nông dân. Dịch vụ cày bừa, tuốt lúa thuê liên tục phát triển.

* Hai là, ĐTH giúp cho các hộ phát triển đa ngành nghề: Đô thị được mở rộng, mật độ dân cư tăng nhanh nên nhu cầu về dịch vụ ăn ở được tăng mạnh, hướng cho các hộ đầu tư vào nhà trọ, dịch vụ tạp hóa, ăn uống được phát triển mạnh góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân. Quá trình ĐTH cũng góp phần nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông làm cho giao lưu hàng hoá được phát triển. Do đó, người từ nơi khác có thể dễ dàng đến mua sản phẩm do nông dân sản xuất ra cũng như người dân có thể thuận tiện mang hàng nông sản ra bán ở những chợ đầu mối lớn của Thị xã .

* Ba là, ĐTH góp phần tăng khả năng tích tụ ruộng đất. ĐTH mở ra những cơ hội việc làm mới cho người lao động. Họ không nhất thiết phải bám trụ lấy mảnh đất của mình mới có thể sinh sống được. Những hộ mà có lao động chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, không đủ lao động hoặc không đủ vốn đầu tư sản xuất thì sẽ cho mượn, cho thuê đất. Nhờ vậy, những hộ mong muốn có được nhiều đất để sản xuất đã có thêm đất, thuận tiện cho việc chăm sóc cả một vườn cây theo hướng: “một công đôi ba việc”. Doanh thu của hộ đó từ sản xuất nông nghiệp nhờ vậy cũng được tăng lên.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng phát triển, các hộ nông dân còn được hưởng sự trợ giúp đắc lực từ các cấp chính quyền như hội khuyến nông, hội làm vườn của thành phố, của tỉnh... Họ truyền đạt khoa học kỹ thuật và cung cấp kiến thức, thông tin cần thiết đến người nông dân.

Việc vay vốn của người nông dân để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng được dễ dàng hơn. Họ có thể vay tiền từ ngân hàng hay từ quỹ tín dụng nhân dân. Nhờ đó mà hộ nông dân có thể chủ động được trong sản xuất lẫn trong kinh doanh.

ĐTH làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân. Trình độ dân trí của người nông dân mỗi ngày được nâng cao do họ thường xuyên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, với khoa học kỹ thuật hiện đại. Do đó người nông dân ngày càng thể hiện được tính năng động, chủ động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham học hỏi, tìm tòi những quy trình kĩ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ngày càng hợp lý và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông nghiệp cũng nhờ vậy mà ngày càng ngày phát triển.

Như vậy, ảnh hưởng tích cực của ĐTH đến phát triển sản xuất của hộ nông dân. Do đó các hộ nông dân cũng như các ban ngành đoàn thể cần phải phối hợp hài hoà, hợp lý, đồng bộ trong hầu hết công việc để phát huy những ảnh hưởng tích cực của quá trình ĐTH đến sản xuất nông nghiệp.

3.4.2. Tác động tiêu cực

Ngoài những tác động tích cực như đã phân tích ở phần trên thì ĐTH còn có những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp của hộ.

* Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm quy mô sản xuất nhỏ lại. Quá trình ĐTH diễn ra, các khu đô thị, khu công nghiệp, các tuyến đường liên tỉnh.. liên tiếp được xây dựng trên địa bàn thị xã Phổ Yên, hầu hết lấy từ diện tích đất nông nghiệp. Tới đây, diện tích đất nông nghiệp ở thị xã Phổ Yên sẽ lại tiếp tục bị thu hẹp, dự án gần nhất trong tương lai sẽ là xây dựng khu đô thị. Do đó, quy mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị giảm, làm chăn nuôi gia súc, gia cầm bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh nhai. Lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, hầu hết chưa qua đào tạo tay nghề. Nếu bị thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là những người đã có tuổi, chỉ quen với công việc đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc làm những việc không có tính ổn định lâu dài. Đây là một vấn đề nan giải mà Đảng và Nhà nước cần chú tâm giải quyết.

* Hai là, ĐTH gây lãng phí tài nguyên đất.

Thực tế diện tích đất canh tác mà hộ nông dân coi như không sử dụng được còn lớn hơn so với diện tích đất nông nghiệp mà hộ được đền bù. Lý do của hiện tượng này là sau khi bị mất đất, nhiều hộ vẫn còn một dải đất sát cạnh khu đất bị thu hồi. Tuy nhiên, hộ không thể gieo trồng trên diện tích đất này vì nó quá nhỏ hoặc theo một dải dài, rất khó có thể canh tác được.

Các công ty, xí nghiệp mọc lên, dân cư đông đúc nên nước thải ra nhiều, làm cho đất thay đổi, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Năng suất lúa cũng như nuôi trồng thủy sản vì vậy bị giảm đi nhiều. Các cơ sở sản xuất TTCN cũng đã và đang đưa vào môi trường một lượng chất thải khá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như sức khoẻ con người. * Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình ĐTH. Nhiều nông dân nhất là tầng lớp thanh niên đã di chuyển sang khu vực khác làm giảm lao động nông nghiệp. Như vậy, nếu xét riêng ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều hộ nông dân thị xã Phổ Yên hiện nay vào thời điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các huyện, thị xã lân cận Đại Từ, Phú Lương, thị xã Sông Công...với chi phí cao. Năm 2019 thuê cấy là 250.000 đồng/công, thuê gặt là 200.000 đồng/công. Nhưng xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đây là một hiện tượng tích cực, nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

* Bốn là, ĐTH làm giảm sự mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp của hộ nông dân. Nhiều hộ nông dân không dám đầu tư nhiểu vào nông nghiệp, đặc biệt là cho trồng cây ăn quả. Nguyên do vì các cấp chính quyền thường không có quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết lâu dài cho địa phương. Người nông dân muốn có một sự đảm bảo an toàn cho những gì họ đầu tư về công sức và tiền của. Những người đầu tư nhiều vốn cho sản xuất nông nghiệp luôn có tâm trạng thắc thỏm, không biết khi nào thì Nhà nước thu hồi đất.

Do đó, nhiều hộ đã không mạnh dạn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Một số hộ cầm chừng đợi Nhà nước thu hồi đất để nhận được tiền đền bù.

Tóm lại, ĐTH là một xu hướng tốt nhưng những mặt tích của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và quy hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực của ĐTH.

3.5. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Phổ Yến tỉnh Thái Nguyên trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Phổ Yến tỉnh Thái Nguyên

3.5.1. Định hướng phát triển đô thị hoá thị xã Phổ Yên tới năm 2025

* Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tập trung quản lý các quy hoạch đã được phê duyệt, tiếp tục đầu tư để hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn và nâng cấp chỉnh trang đô thị, trong đó chú trọng các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, đấu nối đồng bộ theo quy định. Thực hiện tốt các quy định mới về quản lý khu đô thị, khu dân cư. Tiếp tục đầu tư để xây dựng và nâng cao các tiêu chí của đô thị. Tiếp tục tập trung nguồn lực nâng cấp hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội.

- Thực hiện tốt chương trình phát triển công nghiệp, TTCN làng nghề thị xã Phổ Yên đến 2025. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ nhà máy Sam Sung. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch gắn với bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh trên địa bàn. Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.

- Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm như: khu công nghiệp Yên Bình giai đoạn 2; khu công nghiệp Điềm Thụy; Các khu tái định cư, tái nghĩa địa. Đồng thời giải quyết dứt điểm một số mặt bằng còn vướng mắc. Giải phóng mặt bằng các dự án mới khi được chấp thuận đầu tư.

- Thực hiện tốt Đề án phát triển thương mại, dịch vụ thị xã Phổ Yên giai đoạn 2020 - 2025. Phát triển các loại hình dịch vụ: giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, ăn uống, nhà hàng khách sạn... Tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường; phòng chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém

chất lượng, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

* Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp thị xã Phổ Yên giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp, áp dụng các giải pháp khôi phục đàn lợn sau dịch tả Châu Phi, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt sản phẩm công nghệ cao, tạo vùng nguyên liệu hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, tăng giá trị sản xuất hàng hoá, gắn với tổ chức giết mổ tập trung, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm.

- Triển khai thực hiện dự án vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Tiên Phong và xã Tân Phú. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ưu tiên phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt.

- Thực hiện tốt dự án trồng chè, dự án trồng rừng theo kế hoạch. kiểm tra, tu sửa hệ thống kênh mương, giữ nước các hồ chứa đảm bảo phục vụ sản xuất. Xây dựng phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.

* Triển khai đồng bộ các giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn, đầu tư xây dựng xã Đắc Sơn theo chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

* Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Thực hiện đầu tư các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch vốn trung hạn đã được HĐND thị xã thông qua. Phối hợp với Sở Văn hoá thể thao và Du lịch triển khai dự án đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử quốc gia Lý Nam Đế. Cân đối ngân sách đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp hệ thống trường, lớp học, trạm y tế một số xã, phường để duy trì chuẩn quốc gia.

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, tài nguyên và môi trường cho các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác thu hồi đất, giao đất, quản lý sử dụng đất trồng lúa theo quy định. Thực hiện tốt Đề án tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai,

tài nguyên, khoáng sản, môi trường trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2021- 2025. Tiếp tục chỉ đạo các đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác quản lý đất đai. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường, thu gom, xử lý rác thải. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, ngăn chặn ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề; các trang trại, gia trại chăn nuôi.

* Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách: Tiến hành rà soát, khai thác các nguồn thu. Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch thuế, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để khai thác các nguồn thu đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định hiện hành của nhà nước. Tăng cường thu các nguồn thu từ tiền đất để đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.

- Triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Tiếp tục bố trí vốn để thanh quyết toán nợ đọng cho các công trình, dự án xây dựng cơ bản, hoàn trả vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)