Chỉ tiêu guồn lực Đơn vị tính Trước
ĐTH Sau ĐTH So sánh (+,-) (%) - Đất m2/hộ 5.731 2.871 -2.860,30 -49,91 - Vốn Triệu đồng/hộ 64,4 112,5 48,10 74,69 - Lao động Người/hộ 2,75 2,87 0,12 4,36
- Phương tiện, tài sản Triệu đồng/hộ 45,35 67,45 22,10 48,73
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Các nguồn lực của các hộ điều tra sau khi ĐTH biến động như sau: Sau ĐHT, nguồn lực của tổng hộ nông dân được điều tra có sự thay đổi rất lớn. Bình quân diện tích đất trên hộ dạt 5.731m2 trước khi ĐTH nhưng sau khi tiến hành ĐTH con số này
chỉ đạt 2.871m2/hộ (tức là giảm 49,9%). Đất đai bị thu hồi, người nông dân bị mất đi công cụ kiếm sống của mình. Ngay lúc đó họ sẽ cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn phương thức kiếm sống mới, ngành nghề mới. Do vậy, người nông dân rất cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, ban quản lý dự án về vốn, kiến thức, kinh nghiệm... để tìm một công việc phù hợp với khả năng, nguồn lực của hộ.
Trước ĐTH, trung bình vốn của hộ khoảng 64,4 triệu đồng/hộ nhưng sau ĐTH nguồn vốn tăng 112,5 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn tăng lên khoảng 75%, phần lớn là do các hộ nhận được nguồn tiền từ việc đền bù đất đai. Tuy nhiên, việc xác định đúng mục đích trong việc sử dụng đồng tiền là điều rất cần thiết đối với hộ. Nếu không xác định đúng hướng sẽ gây lãng phí nguồn lực, còn ngược lại sẽ mang lại thu nhập cho nông hộ. Do vậy, Nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm tới việc mở rộng thị trường, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân, tăng cường việc bảo hộ cho sản phẩm do người nông dân sản xuất ra.
Qua điều tra cho thấy, trong quá trình ĐTH, số lượng lao động của các hộ nông dân tăng lên không đáng kể. Lượng lao động bình quân trên hộ là 2,75 lao động/hộ trước ĐTH và 2,87 lao động/hộ sau ĐTH, tăng 4,36%. Mặc dù bị mất đất nhưng lao động của hộ không di chuyển, tìm kiếm việc làm ở nơi khác mà chủ yếu là chuyển sang phương thức kiếm sống mới. Với nguồn lao động như vậy, vấn đề giải quyết nhu cầu việc làm của các hộ là vấn đề cấp thiết, nhất là đối với những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Có việc làm sẽ mang lại thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho hộ. Còn ngược lại, không giải quyết được vấn đề lao động, việc làm cho các hộ nói chung và cho các hộ mất nhiều đất sản xuất nông nghiệp nói riêng sẽ gây mất cân bằng giữa lao động và việc làm tại địa phương. Số lao động nhàn rỗi chính là nguồn tiềm ẩn của tệ nạn xã hội, làm mất ổn định đời sống.
3.2.5. Thu nhập của hộ
Qua số liệu thu thập được ta thấy:
- Đối với nhóm hộ có thu nhập tăng nhanh, sau ĐTH, thu nhập của hộ tăng 47% tương ứng tăng 1.457,6 triệu đồng; trong đó tăng chủ yếu là về dịch vụ (148%) tương ứng tăng 1.007 triệu đồng. Trước ĐTH, thu từ kinh doanh - dịch vụ chỉ đạt 680 triệu đồng, nhưng sau ĐTH thu từ kinh doanh - Dịch vụ đạt 1.688 triệu đồng. Đây là
trường mới, nhữ ng kiến thức, kinh nghiệm từ những người làm kinh tế giỏi để mở rộng kinh doanh. Nguồn thu từ trồng trọt giảm đi phản ánh tinh tất yếu khi quá trình ĐTH diễn ra; hộ nông nghiệp mất đất, mất đi đối tượng lao động để sản xuất nên sản phẩm tạo ra ít hơn so với trước ĐTH. Tuy nhiên, sau ĐTH, hộ nông dân lại có xu hướ ng chuyển dần sang chăn nuôi, thu từ chăn nuôi tăng, nguồn thu từ chăn nuôi trước ĐTH của các hộ đạt 65,56 triệu đồng và sau ĐTH tăng 99,6 triệu đồng, tăng 54% (35 triệu đồng). Một phần là do hộ đầu tư thêm về thức ăn chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, một phần cũng là do hộ muốn chuyển đổi phương thức kiếm sống khi đất đai bị thu hẹp. Nguồn thu từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp sau ĐTH tăng gấp 2 lần, từ 16,32 triệu đồng trước ĐTH lên 32,64 triệu đồng sau ĐTH. Trước ĐTH, sản xuất tiểu thủ công nghiệp của hộ chỉ có mô hình nhỏ, hoạt động bán thời gian. Nhờ có thêm một phần vố n từ việc bán đất, hộ đã mở rộ ng quy mô sản xuấ t, tăng thêm lao độ ng từ nhữ ng hộ không còn đủ đất sản xuất. Do vậy, sản phẩm tạo ra cũng nhiều hơn, đa dạng hơn mang lại nguồn thu cho hộ. Bên cạnh đó, nguồn thu từ việc đi là m thuê hay lương thưởng của hộ tăng không đáng kể, 16% so với trước ĐTH. Đó là do khi chuyển đổi từ lao độ g làm nông nghiệp bán thời gian, trình độ lao động không có nên lao động đi làm thuê chủ yếu là lao động chân tay có thu nhập thấp. Một số hộ do không có đủ lao động nên đã cho thuê, mượn đất thu lại một khoản tiền làm thu nhập cho gia đình.
- Đối với các hộ có nguồn thu nhập tăng chậm thì hầu như họ không đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi ... hoặc có kinh doanh nhưng nhưng là rất ít. Đây là những hộ có phần lớn là lao động lớn tuổi có con cái đi làm xa hoặc những hộ là cán bộ công chức. Phần tiền nhận được từ đền bù họ đầu từ chủ yếu vào mua sắm các vật dụng thiết yếu trong gia đình, đầu tư vào việc học hành của con cái... Cũng qua điều tra cho thấy, tác động của ĐTH đối với nhóm hộ có thu nhập giảm là rõ rệt. Người nông dân bị mất đất, nguồn thu chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi không có. Mặc dù được Nhà nước đền bù về phần đất bị mất đi nhưng do thiếu kinh nghiệm cộng với nhận thức bị hạn chế nên họ vẫn chưa đầu tư hoặc chưa biết đầu tư vào ngành nghề nào. Cũng đã có một số hộ mạnh dạn học hỏi các hộ phát triển đầu tư vào kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, thu nhập mạng lại còn rất nhỏ. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp của nhóm hộ này trung bình chỉ tăng chậm sau ĐTH.
- Nhóm hộ có thu nhập giảm: Thu nhập của hộ giảm 46,1 triệu đồng sau ĐTH, trong đó đối với trồng trọt giảm 50% tương ứng giảm 4,8 triệu đồng, Chăn nuôi giảm 20% tương ứng 17,4 triệu đồng, nhóm hộ tập trung vào 4 lĩnh vực: như làm thuê, dịch vụ, lương, khác đều tăng nhưng không đáng kể.