Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Tình hình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam

Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp, ĐTH ở Việt Nam đã trải qua mỗi giai đoạn ĐTH, bộ mặt đô thị Việt Nam lại có những biến đổi nhất định.

Thời kỳ trước năm 1954:

Nửa đầu thế kỉ XX, người Pháp đã mở đầu cho quá trình ĐTH Việt Nam thông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương mại và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tuy vậy, tốc độ tăng dân số

mới đạt 7,5%; năm 1936 là 7,9%; 20 năm sau - năm 1955 mới đạt 11% (Đàm Trung Phường, 1995).

Thời kỳ năm 1955 - 1975

Những năm thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi vào quá trình CNH XHCN. CNH đã có tác động đến việc gia tăng quá trình ĐTH. Năm 1965, tỉ lệ ĐTH đạt tới 17,2%. Từ giữa những năm 1960 đến năm 1975, cuộc chiến xảy ra ác liệt, diễn biến hai quá trình “giải ĐTH” ở miền Bắc và “ĐTH cưỡng bức” ở miền Nam trong đó quá trình thứ hai chiếm ưu thế và làm tăng giá trị tỷ lệ ĐTH của cả nước lên đến 21,5% vào năm 1975 (Đàm Trung Phường, 1995).

Thời kỳ năm 1975 - 1989

Trong giai đoạn này quá trình ĐTH hầu như không có biến động, phản ánh nền kinh tế còn trì trệ.

Thời kỳ từ năm 1989 đến nay

Dưới tác động của công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo định hướng thị trường thì cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp cũng như những khuôn mẫu của đời sống đô thị đã và đang diễn ra những biến đổi quan trọng.

Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình CNH đang diễn ra mạnh mẽ. Tính đến tháng 5 năm 2019, cả nước có trên 833 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5% (Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lầ

thứ XII). (so với 500 đô thị các loại vào năm 1990, thì đây là một sự bứt phá tương

đối mạnh trong vấn đề đô thị hóa). Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng Duyên hải. Bộ mặt các đô thị đã có những thay đổi lớn: văn minh, hiện đại và xanh, sạch, đẹp hơn. Mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trong giai đoạn này, khu vực đô thị - hạ tầng cơ bản và là tâm điểm tăng trưởng của nền kinh tế - được xác định là nơi “nóng” nhất của yêu cầu phát triển bền vững. Với một sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, đã thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch đến Việt Nam ngày

càng tăng…., điều đó cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để trở thành quốc gia công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít hệ lụy, bất cập khó giải quyết trong thời gian ngắn, đó là vấn đề gia tăng dân số ở khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông môi trường, an ninh trật tự….( http://kinhtedothi.vn, 2019).

Tuy vậy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. ĐTH cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:

-Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 3200000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc (http://kinhtedothi.vn, 2019).

-Dân số đô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải, đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất rắn ...

-Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương.

-Vấn đề đói nghèo và thất nghiệp đang diễn ra ở các đô thị. Sự thiếu hiểu biết của người dân kéo theo sự mất an toàn xã hội.

Tổ chức không gian hệ thống đô thị:

-Mạng lưới đồ thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm các thành phố trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh. Các đô thị trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... phải được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các siêu đô thị.

-Quy hoạch sử dụng đất đô thị đảm bảo các khu chức năng và cơ sở hạ tầng có quan hệ gắn bó.

-Hình thành bộ mặt kiến trúc hiện đại nhưng vẫn kế thừa, bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn các di sản lịch sử văn hoá, phát triển nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.

-Xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả nước.

-Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vào mục đích cải tạo đô thị.

-Có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng công nghệ thích hợp.

1.2.2. Kinh nghiệm đô thị hóa của một số địa phương trong nước

1.2.2.1. Thành phố Sông Công

Thành phố Sông Công từ lâu được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Thành phố luôn giữ nhịp tăng trưởng kinh tế khá, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn, với những kết quả đạt được trên các mặt kinh tế - xã hội, cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm đạt khoảng 17%; Cơ cấu kinh tế công nghiệp và xây dựng chiếm hơn 76%; sản lượng lương thực cây có hạt bình quân hàng năm đạt trên 17 nghìn tấn; thu ngân sách tăng bình quân 20%/năm; đến hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 2,9%, năm 2019 còn 2 %...

Cùng với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời gian qua, tốc độ đô thị hóa của TP. Sông Công diễn ra khá nhanh, điều này đã, đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống của người dân trên địa bàn. Những thay đổi diễn ra trên tất cả cảc lĩnh vực, từ cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu kinh tế, nghề nghiệp, lao động việc làm, nguồn thu nhập, mức sống đến nhà ở, cơ sở hạ tầng, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần của người dân.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trong vòng 10 năm trở lại đây, Sông Công đã thu hồi hơn 400 ha đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, khu đô thị và hạ tầng. Việc thu hồi đất đã khiến hơn 1.000 hộ dân mất một phần hoặc toàn bộ đất ở, đất canh tác. Sau khi bị thu hồi đất, có khoảng 5.000 lao động nông thôn mất hoặc thiếu việc làm. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng của thành phố đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết cơ bản…

Với quan điểm: Có “an cư” mới “lạc nghiệp”. Để sớm ổn định đời sống hco người dân có đất ở bị thu hồi phải nhanh chóng giải quyết tốt vấn đề tái định cư cho

dân. Vì vậy, tỉnh chủ trương khi tái định cư cho dân phải đảm bảo nơi ở mới có điều kiến ống, sinh hoạt tốt hơn nơi ở cũ.

Thành phố Sông Công cũng đã sớm xây dựng đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp”. Theo đề an, từ thời điểm thực hiện cho đến năm 2020, thành phố sẽ dành khoảng 87 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, mua sắm, hiện đại hóa máy móc thiết bị; hỗ trợ học phí cho 4.000 lao động nông thôn (chủ yếu là thanh niên); phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm… Giai đoạn 2017 – 2019 Sông Công đã tổ chức 385 lớp đào tạo về các nghề chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, thú y, điện, kinh tế, tin học…cho trên 11.640 nông dân tham gia học tập. Để nâng cao hơn nữa số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo nghề cũng như được nhận vào làm tại các khu, cụm công nghiệp. tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ như: các hộ gia đình dành đát để phát triển công nghiệp, dịch vụ nếu tham gia các khóa đào tạo nghề dài hạn sẽ được hỗ trợ 10 tháng/khóa học; tham gia học bổ túc văn hóa và nghề sẽ được hỗ trợ 15 tháng/khóa học (mức hỗ trợ 200.000 đồng/học viên/tháng). Tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động nông thôn vào làm việc với mực 500.000 đồng/người (nếu lao động chưa được đào tạo nghề); 200.000 đồng/người (nếu lao động đã được đào tạo nghề), hỗ trợ học phí với mức 250.000 đến 300.000 đồng/tháng/học viên/khóa đào tạo nghề; hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/khóa đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng xuất khẩu lao động.

Đối với những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề, tỉnh xác định hướng giải quyết là tạp việc làm tại chỗ. Đễ làm được điều này, một mặt tỉnh chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển các làng nghề truyền thống , các nghề thủ công, tiểu thủ công… Huy động Hội Nông dân, Hội phụ nữ…vào cuộc, nhằm định hướng, dạy nghề, tạo việc làm cho những đối tượng phù hợp, có nhu cầu.

Từ thực tiễn giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người dân Sông Công ta thấy: Sông Công đã có những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cụ thể cho từng đối tượng. Thành phố cũng đã có những hỗ trợ dành cho những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao. Tuy nhiên đó mới chỉ là những giải pháp bước đầu giải quyết

được tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp của hộ nông dân. Các biện pháp đó chưa mang tính đồng bộ và dài hạn, chưa gắn kết với các Sở, Ban, Ngành và lồng ghép sâu rộng với các chương trình, dự án của Thành phố cũng như trên phạm vi toàn quốc. (http://tapchitaichinh.vn)

1.2.2.2. Tỉnh Hưng Yên

Huyện Văn Giang được xác định là trung tâm kinh tế - xã hội phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên, phát triển theo định hướng: Đô thị - công nghiệp - thương mại - dịch vụ và phát triển nhà ở; gắn với vùng tỉnh Hưng Yên và Vùng Thủ đô Hà Nội. Mục tiêu này nằm trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đô thị Văn Giang được định hướng phát triển đến năm 2030 là đô thị loại III. Tỉnh đã tập trung cho công tác quy hoạch để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 như: Khu đô thị nhà vườn sinh thái trên địa bàn thị trấn Văn Giang, khoảng 198ha; Khu đô thị phía Đông huyện Văn Giang ở xã Long Hưng, khoảng 100ha; Khu đô thị Dream City ở xã Nghĩa Trụ và xã Long Hưng, khoảng 455ha… Hơn nữa, Văn Giang còn thu hút được một số trường đại học về đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn huyện như: Đại học Anh Quốc Việt Nam, Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam... Đây là những yếu tố tạo động lực để thúc đẩy quá trình đô thị hóa của huyện Văn Giang trong thời gian tới.

Theo tính toán của Sở Xây dựng, từ năm 2015 đến nay, tốc độ đô thị hóa bình quân của tỉnh là 3,68%/năm (tốc độ này bình quân cả nước là 0,7%/năm). Trước năm 2014, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh mới chỉ là 13,11% thì đến năm 2016, sau khi Mỹ Hào được công nhận đô thị loại IV, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh là 25,3% (toàn quốc là 36,8%). Hiện nay, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt gần 35% (toàn quốc là 38%), với 18 đô thị đã được công nhận, xếp loại. Theo kế hoạch, đến năm 2020, tỉnh Hưng Yên sẽ có 12 đô thị, gồm 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV và 6 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 41%...

Có thể nói, với tốc độ đô thị hóa, tỷ lệ đô thị hóa đã đạt được trong thời gian qua, Hưng Yên đã và đang thưc hiện theo đúng kế hoạch, chương trình phát triển đô thị tỉnh đề ra.

Trong hơn 6 năm qua, từ khi bắt đầu triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên, tỉnh đã quan tâm bố trí vốn, huy động nguồn lực tập trung đầu tư triển khai nhiều chương trình, dự án có ý nghĩa lớn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị theo quy hoạch. Việc phát triển không gian đô thị của Hưng Yên đi theo định hướng có đô thị trung tâm vùng - thành phố Hưng Yên; các đô thị tiểu vùng - đô thị Mỹ Hào, Văn Giang, Bô Thời - Dân Tiến; các đô thị trung tâm các huyện.

Đến nay, nhiều đồ án quy hoạch lớn đã được phê duyệt phù hợp với định hướng quy hoạch, cơ bản đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đặt ra: Quy hoạch chung xây dựng các huyện Văn Giang, Văn Lâm, thị xã Mỹ Hào, Khu đô thị Bô Thời- Dân Tiến (Khoái Châu); Quy hoạch 2 bên đường nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình; Quy hoạch khu công nghiệp, dịch vụ đô thị Lý Thường Kiệt (3000 ha); Khu công nghiệp đô thị Yên Mỹ (500ha); phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh, chương trình phát triển đô thị các huyện; triển khai đầu tư các công trình giao thông kết nối các khu vực trong tỉnh và các đô thị trong tỉnh…

Hưng Yên hiện đã hình thành, phát triển các không gian đô thị lớn, phát triển các khu công nghiệp tập trung. Mỹ Hào đã đạt tiêu chí đô thị loại IV, được công nhận là thị xã Mỹ Hào. Thành phố Hưng Yên cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II. Các khu vực huyện Văn Giang, thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm), Khu vực Bô Thời - Dân Tiến (Khoái Châu)... đang được tập trung đầu tư xây dựng, đáp ứng tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2020. 8 xã đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V gồm: Mễ Sở (Văn Giang); Tân Quang, Đình Dù, Trưng Trắc (Văn Lâm); Tân Lập, Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, Liêu Xá (Yên Mỹ)…

Mặc dù vậy, công tác quản lý, thực hiện hiện quy hoạch chưa được kiểm soát chặt chẽ. Mức độ phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các đô thị, khu vực phát triển đô thị chậm, chưa được quan tâm chú trọng (quy hoạch chi tiết 1/500

chủ yếu do các nhà đầu tư, doanh nghiệp đề xuất, tổ chức lập) đã ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch chung. Chất lượng các đô thị còn thấp, một số đô thị đã được công nhận loại đô thị nhưng còn thiếu và yếu một số tiêu chí. Tỷ lệ đô thị hóa còn dưới mức trung bình của toàn quốc, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Các tiêu chuẩn mà nhiều đô thị còn đạt thấp là cây xanh đô thị, công trình công cộng, văn hóa, thể dục, thể thao; các công trình đầu mối giao thông, xử lý môi trường…

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung rà soát, điều chỉnh, lập quy hoạch xây dựng theo Luật quy hoạch; nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch; đẩy mạnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các đô thị, khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)