Phát triển bền vững ngành thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Tổng quan về phát triển bền vững ngành thủy sản

1.2.2. Phát triển bền vững ngành thủy sản

Từ những phân tích ở trên cho thấy, phát triển bền vững thủy sản là định hƣớng phát triển các hoạt động của ngành thủy sản theo hƣớng chất lƣợng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với bảo vệ và phát triển nguồn lợi; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng.

Các hoạt động của thủy sản bao gồm cả việc khai thác tài nguyên thủy sản - những tiềm năng của nguồn lợi thiên nhiên sinh vật sinh sống trong các mặt nƣớc, mặt đất,...

Tài nguyên thủy sản là loại tài nguyên tái tạo đƣợc (có khả năng nhân giống và nuôi trồng), nhƣng đƣợc đánh giá là nhạy cảm và chịu rủi ro cao, phụ thuộc vào nhiều nhân tố tác động từ tự nhiên (đất, nƣớc, khí hậu,…). Đồng thời, mỗi loài thủy sản khác nhau lại chịu tác động nhân sinh trong quá trình phát triển riêng biệt nên xuất hiện rủi ro về môi trƣờng và dịch bệnh.

Bên cạnh đó, bản thân các hoạt động sản xuất thủy sản (nuôi trồng, khai thác, chế biến) cũng đã làm nảy sinh các vấn đề môi trƣờng rất khác nhau, tác động mạnh chất lƣợng môi trƣờng các thủy vực, các vùng đất ngập nƣớc, các hệ sinh thái quan

trọng, nguồn giống thủy sản tự nhiên và đa dạng sinh học thủy sinh thay đổi theo chiều hƣớng xấu, bị phá huỷ, bị suy thoái, suy giảm, thậm chí có nơi mất hẳn, khó phục hồi hoặc phục hồi chậm.

Nếu phát triển và khai thác không hợp lý, hậu quả tất yếu sẽ là nguồn tài nguyên bị kiệt quệ, làm ảnh hƣởng đến các mục tiêu phát triển lâu dài của các cộng đồng địa phƣơng, các ngành và đất nƣớc.

Trên quan điểm kinh tế học, lĩnh vực thủy sản bị chi phối mạnh bởi nguyên tắc cơ bản của kinh tế là nguyên tắc khan hiếm – các tài nguyên thủy sản mà con ngƣời cần là rất hạn chế và sẽ khan hiếm. Bởi thế, phát triển ngành thủy sản là hƣớng tới bền vững cần chú trọng đến mục tiêu: nguồn lợi thủy sản và tài nguyên phải đƣợc sử dụng lâu dài, vừa thoả mãn đƣợc nhu cầu kinh tế trƣớc mắt trong sức chống chịu của các hệ sinh thái, vừa duy trì đƣợc nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Theo định nghĩa của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO): “Phát triển bền vững (bao gồm nông – lâm và thủy sản) là quá trình quản lý và bảo toàn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hƣớng sự thay đổi về công nghệ, thể chế theo cách sao cho bảo đảm đƣợc thành tựu và vẫn thoả mãn không ngừng những nhu cầu của con ngƣời trong hiện tại và cho cả các thế hệ tƣơng lai. Sự phát triển bền vững nhƣ thế sẽ bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên đất, nƣớc, các nguồn gen động, thực vật, không làm thoái hoá môi trƣờng, hợp lý về kỹ thuật, có hiệu quả về mặt kinh tế và có thể chấp nhận đƣợc về mặt xã hội”.

Tổng hợp các định nghĩa trên, có thể thấy phát triển bền vững ngành thủy sản bao gồm các nội dung sau:

- Phát triển ngành thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích lâu dài và một nghề cá có trách nhiệm mà nƣớc ta cam kết với cộng đồng quốc tế. Tránh đƣợc sự suy thoái và đình trệ trong tƣơng lai, tránh để lại gắng nặng cho thế hệ tƣơng lai.

- Duy trì chất lƣợng môi trƣờng và bảo toàn chức năng của các hệ thống tài nguyên thủy sản, các hệ sinh thái thủy vực, các hệ sinh thái biển và vùng ven

bờ.

- Đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cƣ trong việc khai thác đƣợc nguồn lợi thủy sản, cân bằng giữa các thế hệ, góp phần xóa đói giảm nghèo nông ngƣ dân

- Tối ƣu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ thống tài nguyên biển và đất nuôi trồng liên quan tới thủy sản, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và các tác động của các ngành khác liên quan đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản. - Việc khai thác, đánh bắt nuôi trồng thủy sản cần có sự cân bằng và hài hòa

trong các khâu, đồng thời có sự quy hoạch ngành thủy sản dựa trên cơ sở xây dựng tiềm năng nguồn lực theo nhu cầu của thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 32 - 34)