Tình hình phát triển bền vững ngành thủy sản trong hoạt động khai thác và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 62)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Phân tích thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh

2.2.1. Tình hình phát triển bền vững ngành thủy sản trong hoạt động khai thác và

và đánh bắt thủy sản

2.2.1.1. Hiện trạng tàu thuyền và cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của ngành thuỷ sản, ngành khai thác hải sản cũng có những bƣớc tiến đáng kể. Từ sau khi thực hiện Đề án cho vay vốn phát triển đóng tàu khai thác hải sản xa bờ của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện từ năm 1997, cơ cấu đội tàu khai thác hải sản cũng nhƣ quy mô có những thay đổi rõ rệt. Số lƣợng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản của tỉnh Thanh Hóa đã tăng lên.

Bảng 2.8: Số lƣợng tàu đánh bắt xa bờ và công suất máy đánh bắt xa bờ Năm Số lƣợng tàu (Chiếc) Tổng công suất (1000CV)

2010 636 117.1

2011 673 128.5

2012 901 177.7

Theo thống kê của tổng Cục thống kê, đến năm 2013 toàn tỉnh Thanh Hóa có 1100 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có tổng công suất máy 187,7 nghìn CV so với 636 chiếc năm 2010 tăng lên 364 tàu. Tổng công suất các tàu đánh bắt xa bờ cũng tăng dần 2010 từ 117,1 nghìn CV lên đến 177,7 nghìn CV năm 2012, đến năm 2013 là 187,7 nghìn CV. Công suất tàu đánh bắt xa bờ tăng tạo điều kiện cho tàu khai thác hải sản bám biển dài ngày, góp phần đáng kể tăng nhanh sản lƣợng thủy sản đánh bắt.

Bảng 2.9 : Số lƣợng tàu thuyền có động cơ khai thác hải sản

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2013 Năm 2014 So với cùng kỳ (%)

A C 1 2 3=2/1*100

1/ Số lƣợng tàu thuyền có

động cơ Chiếc 7394 7314 98,9

Trong đó: Đánh bắt xa

bờ Chiếc 1100 1192 114,2

2/ Công suất tàu thuyền

có động cơ CV 310510 371924 119,8

Trong đó: Đánh bắt xa

bờ CV 187700 249172 122,5

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa

Kết quả điều tra thuỷ sản 01/5/2014: trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Phƣơng án điều tra thủy sản của Tổng cục Thống Kê (Quyết định số 329/QĐ-TCTK ngày 28 tháng 04 năm 2008) để thu thập thông tin về số lƣợng và công suất tàu thuyền khai thác hải sản có động cơ, về sản lƣợng hải sản trong kỳ điều tra,... Trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu thống kê chủ yếu của ngành thuỷ sản phục vụ công tác quản lý điều hành, xây dựng kế hoạch, hoạch định các chính sách phát triển ngành thuỷ sản.

Toàn tỉnh hiện có 7.314 tàu thuyền có động cơ khai thác hải sản, với tổng công suất là 371.924 CV, so với cùng kỳ giảm 80 tàu. Tuy số tàu, thuyền giảm so CK năm trƣớc nhƣng tổng công suất tăng lên (+61.410 CV), do đƣợc cải hoán, thay máy, đóng mới... Tàu xa bờ (từ 90 CV trở lên) có 1.100 cái, với tổng công suất 187700 CV), so với CK về số lƣợng tăng 92 cái, về công suất tăng 56.923 CV. Tàu thuyền làm dịch vụ thu mua hải sản và cung ứng dầu, đá lạnh, thực phẩm phục vụ đánh bắt tăng đáng kể; hiện tại có 136 cái, với công suất 41.280 CV, so với cùng kỳ về số lƣợng tăng 12 tàu thuyền, về công suất tăng 3.608 CV. Cho đến nay nhiều tàu cá đƣợc trang bị các loại máy điện tử hàng hải hiện đại nhƣ máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc; công nghệ và phƣơng tiện khai thác ngày càng tiên tiến.

Tuy nhiên, 84% số tàu cá khai thác gần bờ của tỉnh đều đánh giá là trọng lƣợng và loại thủy sản khai thác đƣợc đều nhỏ, không mang giá trị lớn. Một số loại thủy sản bị khai thác thuộc loại hiếm nhƣng nhỏ nên không có giá trị kinh tế cao. Sản lƣợng thủy sản đánh bắt có tăng hàng năm nhƣng chất lƣợng thủy sản (trọng lƣợng trên đơn vị tính và giá trị kinh tế của từng loại lại có xu hƣớng giảm).

2.2.1.2 Hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản

Thanh hóa với truyền thống ngành nghề đa dạng, thủy sản cũng có rất nhiều nghề truyền thống của ngƣ dân, nhƣ: lƣới vây dày, lƣới kéo đơn, lƣới rê, lƣới chụp mực... đang phát huy hiệu quả.

Tính đến thời điểm hiện tại tỉnh Thanh hóa có 7.501 tàu khai thác hải sản họat động với các nhóm nghề chủ yếu nhƣ: lƣới vây, lƣới chụp mực, lƣới kéo, lƣới rê, nghề xăm....trong đó TX Sầm Sơn có 1034 tàu cá chiếm 13,7% tổng số tàu cá trong toàn tỉnh. Cơ cấu nghề bao gồm: Nghề lƣới kéo, nghề lƣới rê nghề câu kết hợp chụp mực, nghề vó, mành và nghề lƣới vây sâu rút chì.Riêng nghề lƣới vây ở thị xã sầm sơn có 139 chiếc họat động ở ngƣ trƣờng phía Đông nam đảo Bạch long vỹ và vùng đánh cá chung Việt nam- Trung quốc ở độ sâu 30- 50 m nƣớc và ngƣ trƣờng

2.2.1.3. Sản lƣợng khai thác thủy sản

Theo Tổng cục thống kê, năm 2013 tổng sản lƣợng toàn tỉnh đạt 48.769 nghìn tấn thủy sản các loại, trong đó sản lƣợng khai thác thủy sản chiếm 57,4%, sản lƣợng khai thác cá biển chiếm 38.6% còn lại là khai khác nội địa. Năm 2013 sản lƣợng khai thác nội địa có xu hƣớng giảm dần bình quân 0.6%/ năm (2010-2013).

Bảng 2.10: Hiện trạng sản lƣợng khai thác thủy sản ở Thanh Hóa năm 2010-2013

Năm ĐVT 2010 tỉ lệ (%) 2013 Tỉ lệ (%) Tổng sản lƣợng Tấn 42715080,0 100,0 4876914,0 100 Sản lƣợng khai thác thủy sản Tấn 2414408,0 56,5 2803814,0 57,4 Sản lƣợng khai thác nội địa Tấn 194400,0 4,6 195400,0 4 Sản lƣợng khai thác cá biển Tấn 1662700,0 38,9 1877700,0 38,6 Nguồn: “Tổng cục thống kê” 2.2.1.4. Cảng cá và mùa vụ khai thác

Vùng biển Thanh Hóa trải dài với sự phân bố đồng đều giữa các cảng với nhau, mùa vụ khai thác hải sản quanh năm, nhƣng có 2 vụ chính: vụ cá Nam ( tháng 4- tháng 10), Vụ cá Bắc (tháng 11-3 năm sau). Hằng năm có nhiều tàu thuyền ở các tỉnh khác cũng tham gia khai thác theo mùa vụ. Vụ cá Bắc di chuyển ra 2 vùng Vịnh Bắc Bộ, vụ cá Nam tập trung ở miền trung gần đảo Trƣờng Sa, Hoàng Sa

Đi đôi với phát triển sản xuất, hạ tầng nghề cá đƣợc đặc biệt quan tâm đầu tƣ xây dựng. Đến nay, các cảng cá, bến cá lớn nhƣ:

2, Cảng Lạch Bạng nằm trên địa bàn huyện Hoằng Hóa 3, Cảng Hòa Lộc nằm trên địa bàn huyện Hậu Lộc

4, Cảng Lạch Trƣờng nằm trên địa bàn huyện Hoằng Hóa 5, Cảng Quảng Nham nằm trên địa bàn huyện Quảng Xƣơng

Để phát huy tiềm năng, lợi thế của ngành khai thác và chế biến hải sản, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đầu tƣ xây dựng các cảng cá Lạch Bạng, Lạch Hới và Hòa Lộc. Tuy nhiên, việc vận hành các cảng cá còn nhiều bất cập, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động khai thác và đời sống của ngƣ dân.

Về dịch vụ hậu cần tại các cảng cá tuy có phát triển nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khai thác, chế biến hải sản của ngƣ dân. Cảng cá Hòa Lộc đã đi vào hoạt động hơn 2 năm, nhƣng hiện mới có 1 nhà máy chế biến thức ăn gia súc đi vào hoạt động, một số hạng mục khác nhƣ cây xăng, các nhà máy sửa chữa tàu, chế biến thủy sản... vẫn còn đang trong quá trình đầu tƣ và xây dựng nên chƣa đủ sức thu hút với ngƣ dân. Cơ sở hạ tầng của Cảng cá Lạch Hới đã đƣợc đầu tƣ đầy đủ hơn, tuy nhiên hoạt động chế biến mới dừng lại ở cấp đông, sơ chế sản phẩm chứ chƣa có nhà máy chế biến thủy, hải sản đáp ứng đƣợc nhu cầu xuất khẩu. Do đó, khi thủy sản cập bờ thì vẫn bị tƣ thƣơng ép giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 62)