Các nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển bền vững thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 34)

7. Kết cấu luận văn

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển bền vững thủy sản

1.3.1. Các nhân tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có tác động lớn các hoạt động của ngành thủy sản chủ yếu là hai hoạt động: đánh bắt thủy sản, nuôi trồng. Trong đó, các yếu tố có thể gây ảnh hƣởng nhƣ diện tích nuôi trồng, diện tích đánh bắt; vị trí địa thế và các đặc tính của hệ sinh thái khi áp dụng hoạt động đánh bắt và nuôi trồng; các ảnh hƣởng khác nhƣ yếu tố thời tiết gồm nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm, ảnh hƣởng tiêu cực khác nhƣ hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu…

Đối với nhiều khu vực có biển, ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên nhƣ biến đổi khí hậu và các biểu hiện của nó nhƣ nƣớc biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cƣờng và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan… đã ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái quan trọng ven bờ và nghề cá liên quan nhƣ hệ sinh thái đầm phá và nghề cá đầm phá, hệ sinh thá rừng ngập mặn và nghề cá rừng ngập mặn ven biển…

Một số hệ quả của điều kiện bất lợi của thời tiết hay điều kiện tự nhiên đến các hệ sinh thái thủy sản có thể xảy ra nhƣ: Nƣớc mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất

nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nƣớc ngọt, lợ vùng cửa sông và vào sâu trong nội đồng. Những điều này tác động tiêu cực

đến hoạt động nuôi trồng, đồng thời làm giảm trữ lƣợng thủy sản có đƣợc từ môi trƣờng hoang dã. Hiện nay, ở Việt Nam, rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của một số loài thuỷ sản vùng cửa sông và trong rừng ngập mặn.

Biến đổi khí hậu với hệ quả là nƣớc biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hoá và thủy sinh xấu đi. Kết quả là quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lƣợng giảm sút của các loài khu vực cửa sông, rừng ngập mặn. Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.

Bên cạnh những tác động tiêu cực, những điều kiện tự nhiên không thể thay đổi nhƣ địa thế, địa hình sẽ tác động đến diện tích nuôi trồng thủy sản, diện tích đánh bắt.Từ đó, hệ quả nó tác động đến khía cạnh kinh tế trong phát triển bền vững, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại hay việc gia tăng quy mô nuôi trồng, sản lƣợng cung cấp trên một đơn vị diện tích nuôi trồng. Ngoài ra, vị trí địa lý còn tác động đến khả năng đa dạng sinh học trong hoạt động nuôi trồng, tính chất thuận lợi trong việc giao thƣơng cũng nhƣ khả năng phòng chống việc lây lan dịch bệnh trong khu vực.

Một số yếu tố khác của thời tiết cũng ảnh hƣởng đến phát triển thủy sản bao gồm: Nhiệt độ, lƣợng mƣa, yếu tố thời tiết tiêu cực.

Nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hƣởng nhiểu của nhiệt độ. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thích nghi của từng loài, từng giai đoạn sống, sinh trƣởng của các loài thủy sản khác nhau, từ đó có biện pháp nuôi trồng đan xen, đa dạng thủy sản trên cùng một diện tích mặt nƣớc. Ở những vùng ven biển, nhiệt độ nƣớc tăng lên cũng có thể ảnh hƣởng đến sản xuất tảo và sự có sẵn của ánh sáng, oxy và carbon đối với các loài khác của sông. Nhiệt độ nƣớc tăng cũng ảnh hƣởng đến các quá

trình quan trọng nhƣ vi khuẩn cố định đạm và khử nitơ ở các cửa sông. Nhiệt độ nƣớc quy định oxy và độ hòa tan cacbonat, bệnh dịch do virus, pH và độ dẫn, quang hợp và tỷ lệ hô hấp của thực vật phù du cửa sông. Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình sinh lý ở các cửa sông. Việc tăng cƣờng các cơn bão nhiệt đới trong tƣơng lai có thể làm thay đổi động thái trầm tích đáy vùng cửa sông, thực vật phù du, các quá trình sinh hóa cửa sông và cả đời sống của ngƣ dân địa phƣơng. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lƣợng thủy sản trong các ao, vuông tôm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lƣợng oxy trong nƣớc trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lƣợng oxy làm ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tƣợng hiện tƣợng phù dƣỡng của các ao nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển.

Bảng 1.3: Giới hạn về nhiệt độ và độ mặn đối với hoạt động nuôi trồng tôm, cá tra

Cá Tra Tôm

Nhiệt độ trong đầm (o

C)

Giới hạn thuận lợi cho sự phát triển của cá tra là 28–30 °C (Hargreaves and Tucker 2003). 29.8±1.04 (Duong, N.D., 2006) Buổi sáng: 28.3±0.49 buổi chiều: 30.5±0.51 (Chuyen, 2006). Chịu mặn (ppt) Các tra có thể tồn tại và phát triển trong nƣớc có độ mặn thấp (Buttner, n.d).

Giới hạn 15-30 ppt; phát triển thuận lợi là 25 ppt. Sự sống của tôm bị ảnh hƣởng khi vƣợt giới hạn 10-35 ppt.

Nguồn: Báo cáo đánh giá, 2010 (WFC và nnk)

Sự tăng nhiệt độ trong giới hạn chịu đựng của các loài nuôi chính, đặc biệt cá tra sông vẫn sống tốt trong nƣớc có nhiệt độ cao 30oC. Tác động chính của sự tăng nhiệt độ là làm tăng tốc độ trao đổi chất, đồng thời làm tăng quá trình phát triển và đòi hỏi cung cấp lƣợng cho ăn tƣơng ứng, do đó sẽ dẫn đến tăng giá nhƣng lại giảm thời gian phát triển đến kích cỡ bán đƣợc.

Bên cạnh mặt tiêu cực, tăng nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Sự tăng lên của nhiệt trong khoảng cho phép tăng năng suất sơ cấp cho các ao nuôi, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thủy sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài nuôi. Đặc điểm này tìm thấy trong các nghiên cứu tại các vùng nuôi tôm phía Bắc.

Nguồn nƣớc là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện tƣợng nắng nóng kéo dài, lƣợng mƣa khan hiếm sẽ làm cạn kiệt nguồn nƣớc ngọt, làm tăng mức độ bốc hơi nƣớc trong các ao nuôi. Đối với các ao nuôi gần nguồn cung cấp nƣớc hoặc nuôi lồng bè trong vực nƣớc lớn (sông, kênh rạch, biển) thì ảnh hƣởng này không lớn, nhƣng đối với ao nuôi cách xa nguồn nƣớc thì nuôi trồng thủy sản bị ảnh hƣởng rất nghiêm trọng.

Bảng 1.4: Tính nhạy cảm của hệ thống sản xuất làm thay đổi các biến số môi trƣờng

Hệ thống nuôi Tăng nhiệt độ Khô hơn trong mùa khô

(nƣớc bốc hơi) Ẩm hơn trong mùa ẩm (lũ lụt)

Tất cả các hệ thống

1) Tăng tốc độ phát triển và cho ăn chuyển đổi theo (tốc độ trao đổi chất) => nhu cầu ô xy, => xâm lấn và lan tràn vi khuẩn có hại (Dalvi et al, 2009).

2) Tăng tốc độ phân hủy các mảnh vụn hữu cơ trong nƣớc => nƣớc chất lƣợng thấp và dẫn đến dịch bệnh.

1)Tốc độ bay hơi cao từ các đầm nuôi làm tăng độ mặn đặc biệt là trong hệ thống nuôi tôm quản canh.

2) Lƣợng nƣớc thay đổi làm tăng việc bơm nƣớc

Cá tra - nội địa 1) Còn lại trong giới hạn chịu đựng/ ranh giới bắt buộc và giảm chết.

2) Là loài hô hấp không khí (Browman and Kramer 1985 cited by Cacot 1999), nên cho phép cá chống chịu lại với mức ô xy hòa tan thấp, tốt hơn tôm.

Sự gia tăng nhiễm bệnh xảy ra cao nhất vào mùa mƣa và thấp hơn vào mùa khô (Thuy,D.T 2010)

Cá tra - "ven biển"

Nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh

Trong giới hạn nhiệt độ mà hỗ trợ cho sự phát triển của chúng là 28 - 33o

C. Trong giới hạn đó, sự phát triển sẽ bị ảnh hƣởng bởi nhiệt độ. Sự chết chỉ bắt đầu khi nhiệt độ trên 33oC và dƣới 13o

Tôm quảng canh

Suy giảm lƣợng ô xy hòa tan là một vấn đề đặc biệt. Tiềm năng làm giảm rủi ro bệnh đốm trắng (mầm bệnh nhạy cảm). Thể hiện rõ trong đầm nuôi thâm canh.

Hệ thống nuôi Sự kiện khắc nghiệt Nƣớc biển dâng:

lũ lụt Nƣớc biển dâng: xâm nhập mặn

Cá tra - nội địa

Thay đổi nơi ở: Vùng thức ăn của cá và tôm bị phá hủy

Sự thay đổi dòng thủy triều => phải bơm điều tiết nƣớc nhiều hơn

Dựa trên kịch bản 50 cm sẽ không bị ảnh hƣởng.

Cá tra - "ven biển" Có thể làm tăng chịu mặn

Nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh Có thể làm tăng chịu mặn nhƣngkhông chắc là cao. Tỉ lệ sống sót không bị ảnh hƣởng vì có giới hạn là 10-35 ppt. < 10 ppt sẽ dẫn đến chết.

Tôm quảng canh

Ngoài ra, ảnh hƣởng trực tiếp từ việc giảm mƣa trong mùa khô, đồng thời cùng với sự tăng nhiệt độ không khí sẽ làm tăng lƣợng bốc hơi tại các đầm nuôi, đặc biệt là trong đầm nuôi tôm quảng canh vì vậy sẽ làm tăng độ mặn trong các đầm này. Điều này sẽ đòi hỏi phải bơm thêm nƣớc ngọt vào các đầm trong mùa khô để ổn định độ mặn và vì thế sẽ cạnh tranh việc sử dụng nƣớc ngọt ở các lĩnh vực nông nghiệp khác nhƣ trồng lúa nƣớc và hoa màu.

Tuy nhiên, đối với hoạt động khai thác thủy sản ven biển và cửa sông lại chịu tác động khi cƣờng độ và lƣợng mƣa lớn, sẽ khiến cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dài dẫn đến sinh vật nƣớc lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.

1.3.2. Yếu tố hạ tầng kinh tế - xã hội

Phát triển bền vững trên nền tảng tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển các ngành và vùng. Các yếu tố hạ tầng kinh tế xã hội là nền tảng phục vụ cho quá trình thực hiện các giải pháp áp dụng đối với một ngành nghề, lĩnh vực theo hƣớng bền vững. Ở Việt Nam, Luật thủy sản (năm 2003) là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất mang tính ràng buộc đối với các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trong ngành.

Tính đến hết năm 2014, đa số các quy định cụ thể trong Luật đã đƣợc triển khai thông qua các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn của Chính phủ, Bộ Thủy sản, Bộ Tài chính. Nhiều chính sách đã phát huy tác dụng và ghi nhận những hiệu quả tốt nhƣ: chính sách quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý đầu vào tại các vùng duyên hải các địa phƣơng nhƣ: Không đƣợc khai thác cá con, không khai thác ở các vùng cấm, không đƣợc đóng các tàu nhỏ, không đƣợc sử dụng mắt lƣới nhỏ…) làm cho số lƣợng tàu làm nghề thay đổi nhƣ lƣới kéo giảm gần 3%, nghề vây tăng gần 9%, nghề câu tăng gần 60%. Cơ cấu nghề khai thác đã có sự chuyển đổi đáng kể theo hƣớng ra xa bờ, gia tăng công suất bình quân/tàu, phát triển các nghề có khả năng

bảo vệ nguồn lợi, hình thành đƣợc các tổ chức nghề nghiệp, các trung tâm Khuyến ngƣ đã có các định hƣớng khai thác

Bên cạnh đó, các hoạt động ƣu tiên về vốn và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành cũng đƣợc triển khai thƣờng niên bởi chính phủ và các cơ quan chức năng. Hiện Chính phủ đã có quyết định cụ thể cho mục tiêu phát triển dài hạn của ngành thông qua Quyết định số 332/QĐ-TTg. Ngoài ra, các Hiệp hội cũng là đơn vị cầu nối theo sát, hỗ trợ cho hoạt động của ngành.

1.3.3. Yếu tố khoa học công nghệ

Trông bối cảnh hiện nay, khoa học và công nghệ thực sự đóng vai trò là động lực và nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Khoa học công nghệ tác động đến phát triển bền vững thủy sản thông qua cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Về kinh tế, khoa học công nghệ cải thiện năng lực khai thác của tàu thuyền. Ngoài ra, khoa học công nghệ cho phép tối ƣu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên khi áp dụng các kỹ thuật khai thác tránh gây thiệt hại đến các sinh vật nhỏ, sinh vật phù du… Đầu tƣ các thiết bị điện tử, thiết bị hàng hải, máy dò cá, máy đo độ mặn.... nhằm tăng năng suất khai thác thủy sản.Sử dụng phƣơng pháp khai thác hợp lý không làm giảm chất lƣợng sản phẩm, xây dựng hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu tốt nhằm gia tăng chất lƣợng, không đƣợc sử dụng chất bảo quản độc hại ảnh hƣởng đến ngƣời.Ngoài ra, khoa học công nghệ cũng góp phần cải thiện công tác sản xuất giống nuôi trồng thủy sản tại các địa phƣơng.Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác nuôi trồng, xây dựng mô hình chăn nuôi đã tạo đƣợc những thay đổi đáng ghi nhận.Tại các địa phƣơng, mô hình nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh với một số giống đem lại năng suất cũng nhƣ khả năng chống chịu dịch bệnh, thời tiết tốt. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật cũng góp phần đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao trong khi nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm. Hoạt động chuyển giao quy trình sản xuất con giống thủy sản đang đƣợc nhiều địa phƣơng áp dụng. Đây cũng đƣợc đánh giá là hƣớng đi bền vững với các

Bên cạnh đó, dễ dàng nhận thấy sự ảnh hƣởng mang tính tích cực của khoa học công nghệ đối với đời sống xã hội. Khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động của ngành thủy sản, theo hệ quả tất yếu, khoa học kỹ thuật góp phần làm giảm chi phí, giảm thời gian, tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả của hoạt động nuôi trồng. Ngoài ra, một số công đoạn nhƣ vận chuyển, chế biến, bảo quản cũng nhƣ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đƣợc những ứng dụng mới của khoa học công nghệ bổ trợ. Việc thay đổi tích cực trong các hoạt động của thủy sản ảnh hƣởng đến lao động nghề cá, ngƣ dân, những ngƣời nuôi trồng thủy sản.

Đối với môi trƣờng, khoa học công nghệ phát triển tác động một cách tích cực trong việc cải thiện môi trƣờng thông qua một số khía cạnh nhƣ: giảm ô nhiễm trong môi trƣờng nuôi trồng, giảm thiểu phế thải, rác thải trong công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa phƣơng thức đánh bắt có lợi hơn cho môi trƣờng, từ đó, góp phần duy trì và bảo vệ tính bền vững của hệ sinh thái của từng khu vực.

1.3.4. Yếu tố tổ chức và quản lý

Cũng phân tích sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến 3 khía cạnh của phát triển bền vững của thủy sản gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trƣờng, tổ chức và quản lý có tác động mạnh mẽ hơn cả đến khía cạnh xã hội và môi trƣờng dƣới những hình thức sau:

Về hiệu quả xã hội, hoạt động tổ chức và quản lý nhà nƣớc của trung ƣơng hay địa phƣơng có ảnh hƣởng lớn đến lĩnh vực thủy sản. Ngành Nông nghiệp và PTNT các đơn vị có trách nhiệm hƣớng dẫn và chỉ đạo UBND các địa phƣơng về lịch thời vụ, cải tạo ao đầm, quản lý môi trƣờng, dịch bệnh, chăm sóc đối tƣợng nuôi, tập trung vào các đối tƣợng có giá trị và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tổ chức và quản lý nhà nƣớc tác động vào tất cả các phƣơng diện, khía cạnh của thủy sản nhƣ nuôi trồng, khai thác, chế biến, hậu cần dịch vụ nghề cá. Nó tác động trực tiếp đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lƣơng, hoạt động xuất nhập khẩu, cam kết quốc tế, an toàn và an ninh quốc gia trong việc quy định tiêu chuẩn, tải trọng tàu thuyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 34)