V. I Lê-nin
Báo cáo về thái độ
đối với các đảng t− sản
Ngày 12 (25) tháng năm
Vấn đề thái độ đối với các đảng t− sản là trung tâm điểm của những sự bất đồng ý kiến thuộc về nguyên tắc từ lâu đã chia Đảng dân chủ - xã hội Nga ra làm hai phe. Ngay từ tr−ớc khi cuộc cách mạng đạt đ−ợc những thành tựu to lớn đầu tiên hay thậm chí từ tr−ớc ngày nổ ra cuộc cách mạng ― nếu có thể nói nh− thế về nửa đầu năm 1905 ― thì về vấn đề đó đã có hai quan điểm hoàn toàn nổi rõ lên. Các cuộc tranh luận có liên quan đến việc đánh giá cuộc cách mạng t− sản ở Nga. Cả hai phái trong nội bộ Đảng dân chủ - xã hội đều nhất trí ở một điểm là: cuộc cách mạng đó là cuộc cách mạng t− sản. Nh−ng họ lại bất đồng với nhau trong lối hiểu phạm trù ấy và trong việc đánh giá những kết luận thực tiễn chính trị rút ra từ phạm trù đó. Một phái trong Đảng dân chủ - xã hội, phái men-sê-vích, đã giải thích khái niệm đó nh− thế này: động lực chủ yếu trong cuộc cách mạng t− sản là giai cấp t− sản, còn giai cấp vô sản thì chỉ có thể giữ địa vị "phái đối lập cực đoan". Giai cấp vô sản không thể đảm nhận nhiệm vụ độc lập tiến hành cuộc cách mạng đó và lãnh đạo cuộc cách mạng đó. Những sự bất đồng ý kiến đó biểu hiện một cách đặc biệt nổi bật trong những cuộc tranh luận về chính phủ lâm thời (nói cho đúng hơn: về việc Đảng dân chủ - xã hội tham gia chính phủ lâm thời) ― những cuộc tranh luận ấy diễn ra vào năm 1905. Những ng−ời men-sê-vích sở dĩ phủ nhận việc Đảng dân chủ - xã hội có thể tham gia chính phủ cách mạng lâm thời, tr−ớc hết chính là vì họ cho rằng giai cấp t− sản là động lực chủ yếu hoặc là ng−ời lãnh đạo của cuộc cách mạng t− sản. Quan điểm ấy
Đại hội V của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga 395
biểu hiện hết sức rõ ràng trong nghị quyết của những ng−ời men-sê-vích ở Cáp-ca-dơ (năm 1905)176, nghị quyết ấy đ−ợc tờ "Tia lửa" mới, tán đồng. Trong nghị quyết đó đã nói thẳng ra rằng việc Đảng dân chủ - xã hội tham gia chính phủ lâm thời sẽ có thể làm cho giai cấp t− sản hoảng sợ và do đó sẽ làm giảm quy mô của cuộc cách mạng. ở đây rõ ràng là ng−ời ta cho rằng giai cấp vô sản không thể và không nên đi xa hơn giai cấp t− sản trong cuộc cách mạng t− sản.
Những ng−ời bôn-sê-vích giữ một quan điểm ng−ợc lại. Họ kiên quyết cho rằng cuộc cách mạng của chúng ta, xét theo nội dung kinh tế xã hội của nó mà nói, là một cuộc cách mạng t− sản. Điều đó có nghĩa là: những nhiệm vụ của cuộc cách mạng hiện đang diễn ra ở Nga, không v−ợt khỏi phạm vi của xã hội t− sản. Thậm chí cả sự thắng lợi triệt để nhất của cuộc cách mạng hiện nay, tức là việc thành lập n−ớc cộng hòa dân chủ nhất và việc nông dân tịch thu toàn bộ ruộng đất của địa chủ, cũng tuyệt nhiên không mảy may đụng chạm đến cơ sở của chế độ xã hội t− sản. Chế độ t− hữu về t− liệu sản xuất (hoặc là chế độ t− nhân kinh doanh ruộng đất, vô luận ai là ng−ời chiếm hữu ruộng đất về ph−ơng diện pháp lý) và nền kinh tế hàng hóa vẫn tồn tại. Những mâu thuẫn của xã hội t− bản chủ nghĩa, và mâu thuẫn chủ yếu trong số những mâu thuẫn đó — mâu thuẫn giữa lao động làm thuê và t− bản ― không những không mờ đi, mà trái lại còn ngày càng gay gắt thêm và sâu sắc thêm, phát triển một cách rộng rãi hơn và d−ới hình thức thuần túy hơn.
Đối với bất cứ ng−ời mác-xít nào thì tất cả những điều đó cũng nhất định phải là điều hoàn hoàn không thể tranh cãi đ−ợc. Nh−ng tứ đó vẫn hoàn toàn ch−a nên rút ra kết luận cho rằng giai cấp t− sản là động lực chủ yếu hoặc là ng−ời lãnh đạo của cuộc cách mạng. Rút ra kết luận nh− thế sẽ là tầm th−ờng hóa chủ nghĩa Mác, sẽ là không hiểu cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp t− sản. Vấn đề là ở chỗ cuộc cách mạng của chúng ta diễn ra trong thời kỳ mà giai cấp vô sản đã bắt đầu giác ngộ rằng mình là một giai cấp riêng biệt và đã bắt đầu liên hợp lại
V. I. L ê - n i n 396 396
thành một tổ chức giai cấp, độc lập. Trong những điều kiện nh− vậy, giai cấp vô sản sẽ lợi dụng hết thảy mọi thành quả dân chủ, sẽ lợi dụng từng b−ớc tự do, để tăng c−ờng tổ chức giai cấp của mình chống lại giai cấp t− sản. Do đó giai cấp t− sản không khỏi có khuynh h−ớng làm cùn mũi nhọn của cách mạng, không cho phép tiến hành nó đến cùng, không để cho giai cấp vô sản có khả năng tiến hành đấu tranh giai cấp của mình một cách hoàn toàn tự do. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp t− sản và giai cấp vô sản buộc giai cấp t− sản phải cố duy trì những công cụ và những cơ quan nào đó của chính quyền cũ để dùng những công cụ đó chống lại giai cấp vô sản. Do đó trong tr−ờng hợp tốt nhất, tức là trong thời kỳ cao trào cách mạng lớn mạnh nhất, thì giai cấp t− sản cũng là phần tử ngả nghiêng giữa cách mạng và phản động (đó không phải là điều ngẫu nhiên, mà là điều tất nhiên, do lợi ích kinh tế của giai cấp t− sản mà ra). Nh− vậy, giai cấp t− sản không thể là ng−ời lãnh đạo cuộc cách mạng của chúng ta.
Đặc điểm to lớn nhất của cuộc cách mạng đó là: vấn đề ruộng đất rất gay gắt. ở Nga vấn đề ruộng đất trở nên gay gắt hơn rất nhiều, so với bất kỳ một n−ớc nào ở trong những điều kiện t−ơng đ−ơng. Cái gọi là cuộc cải cách nông dân năm 1861 đã đ−ợc tiến hành một cách hết sức không triệt để và không dân chủ, thành ra cái cơ sở to lớn của nền thống trị địa chủ phong kiến nông nô vẫn không bị lay chuyển. Do đó vấn đề ruộng đất, tức là cuộc đấu tranh của nông dân giành ruộng đất chống lại địa chủ, là một trong những hòn đá tảng của cuộc cách mạng hiện nay. Cuộc đấu tranh giành ruộng đất đó tất nhiên sẽ thúc đẩy quảng đại quần chúng nông dân tiến hành cách mạng dân chủ, vì chỉ có dân chủ mới có thể đem lại ruộng đất cho họ, làm cho họ trở thành chủ nhân của nhà n−ớc. Sự phá sản hoàn toàn của chế độ địa chủ chiếm hữu ruộng đất là điều kiện thắng lợi của nông dân.
Từ sự so sánh lực l−ợng xã hội đó tất nhiên sẽ rút ra kết luận này: giai cấp t− sản không thể là động lực chủ yếu, cũng không thể là ng−ời lãnh đạo của cuộc cách mạng. Chỉ có giai cấp
Đại hội V của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga 397
vô sản mới có khả năng tiến hành cách mạng đến cùng, tức là đến thắng lợi hoàn toàn. Nh−ng chỉ trong điều kiện giai cấp vô sản lãnh đạo đ−ợc đại bộ phận nông dân, thì mới có thể giành đ−ợc thắng lợi đó. Cuộc cách mạng hiện nay ở Nga chỉ có thể giành đ−ợc thắng lợi nếu thiết lập đ−ợc nền chuyên chính dân chủ - cách mang của giai cấp vô sản và nông dân.
Cách đặt vấn đề nh− thế đã có ngay từ đầu năm 1905, ― tôi nói về Đại hội III của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga họp vào mùa xuân năm 1905, ― đã đ−ợc những sự kiện của tất cả các giai đoạn lớn nhất của cách mạng Nga hoàn toàn chứng thực. Những kết luận lý luận của chúng ta đã đ−ợc xác minh trong thực tế, trong quá trình đấu tranh cách mạng. Trong thời kỳ cao trào lớn mạnh nhất, hồi tháng M−ời 1905, giai cấp vô sản đi ở hàng đầu, giai cấp t− sản thì dao động ngả nghiêng, còn nông dân thì đập phá nhà cửa v−ờn t−ợc của địa chủ. Tham gia các cơ quan phôi thai của chính quyền cách mạng (Xô-viết đại biểu công nhân, Xô-viết đại biểu nông dân và binh sĩ, v. v.) thì chủ yếu là đại biểu của giai cấp vô sản, rồi sau đến những ng−ời tiến bộ trong số nông dân đã khởi nghĩa. Trong thời kỳ Đu-ma I, nông dân đã lập tức cho ra đời Nhóm "lao động" dân chủ, tả hơn, tức là cách mạng hơn so với phái tự do ― Đảng dân chủ - lập hiến. Trong thời kỳ bầu cử vào Đu-ma II, nông dân đã hoàn toàn đánh tan phái tự do. Giai cấp vô sản đi tr−ớc, nông dân tiến theo họ một cách ít nhiều kiên quyết, chống lại chế độ chuyên chế và chống lại phái tự do đang dao động.
Tôi xin chuyển sang bàn về những dự thảo nghị quyết hiện có tr−ớc mặt chúng ta. Sự khác nhau giữa các quan điểm ― mà tôi đã trình bày ― biểu hiện hoàn toàn rõ ràng trong sự đối lập giữa nghị quyết của những ng−ời bôn-sê-vích và nghị quyết của những ng−ời men-sê-vích. Dự thảo của những ng−ời bôn-sê- vích đã đ−ợc xây dựng trên cơ sở xác định rõ nội dung giai cấp của các kiểu đảng t− sản chủ yếu. Cách xây dựng nh− thế cũng đã đ−ợc thể hiện ngay trong nghị quyết của chúng ta chuẩn bị đ−a ra Đại hội thống nhất, Đại hội Stốc-khôn. ở đấy chúng
V. I. L ê - n i n 398 398
ta đã vạch ra ba kiểu đảng t− sản chủ yếu: Đảng tháng M−ời, phái tự do và những ng−ời dân chủ nông dân (lúc đó phái những ng−ời sau này ch−a thành hình hoàn toàn, và danh từ "phái lao động" ch−a có trong từ điển chính trị Nga) 1). Nghị quyết hiện nay của chúng ta đã duy trì cũng chính cái cách xây dựng ấy. Nghị quyết này chỉ là sự biến dạng của nghị quyết Stốc-khôn. Quá trình các sự kiện đã chứng minh những luận điểm cơ bản của nghị quyết Stốc-khôn là đúng đến nỗi chỉ cần đ−a vào nghị quyết đó những sự thay đổi hết sức nhỏ có tính đến kinh nghiệm của Đu-ma I và Đu-ma II.
Nghị quyết của những ng−ời men-sê-vích chuẩn bị đ−a ra Đại hội thống nhất, tuyệt nhiên không hề phân tích về các kiểu đảng, cũng nh− về nội dung giai cấp của các đảng. Nghị quyết nói một cách vô vị bất lực rằng "các đảng dân chủ - t− sản vừa mới thành hình ở Nga, cho nên vẫn ch−a có đ−ợc tính chất các đảng ổn định vững chắc", rằng "trong giai đoạn lịch sử hiện tại ở Nga ch−a có những đảng mà ngay bây giờ đã đồng thời kết hợp đ−ợc tính chất dân chủ triệt để và tính cách mạng". Phải chăng đó không phải là những lời tuyên bố vô vị bất lực? Phải chăng đó không phải là xa rời nhiệm vụ mác-xít? Nếu đứng ngoài giai cấp vô sản, thì đảng sẽ không bao giờ có đ−ợc tính vững chắc hoàn toàn, cũng nh− nếu đứng ngoài giai cấp vô sản thì không bao giờ có thể có dân chủ "triệt để" hoàn toàn. Nh−ng nghĩa vụ của chúng ta là vạch ra gốc rễ giai cấp của tất cả các đảng xuất hiện trên sân khấu lịch sử. Và nghị quyết của chúng ta đã chỉ rõ rằng đó là một việc có thể làm đ−ợc. Nh− tôi đã lấy thí dụ Đu-ma I và Đu-ma II để chỉ ra rõ ràng, ba kiểu đảng mà nghị quyết của chúng ta đã vạch ra là khá "vững chắc" trong suốt cả một năm cách mạng.
Quan điểm của những ng−ời men-sê-vích đã tỏ ra không vững. Nghị quyết hiện tại của họ là một b−ớc lùi dài ngay cả so với dự thảo năm ngoái của họ. Chúng ta thử xem xét nghị
1) Xem Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t.12, tr.273-275. tr.273-275.
Đại hội V của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga 399
quyết đó, nó đã đ−ợc đăng trên tờ "Đu-ma nhân dân", số 12 (ra ngày 24 tháng Ba 1907). Trong phần luận cứ của nghị quyết có chỉ ra rằng: thứ nhất, giai cấp vô sản và phái dân chủ - t− sản có "một loạt nhiệm vụ chung"; thứ hai, giai cấp vô sản cần phải "phối hợp hành động của mình với những hành động của các nhóm và các giai cấp xã hội khác"; thứ ba, trong một n−ớc mà nông dân chiếm đa số và phái dân chủ thành thị còn non yếu thì giai cấp vô sản "sẽ lấy phong trào riêng của mình mà xúc tiến"... "toàn bộ nền dân chủ - t− sản của đất n−ớc"; thứ t−, "trong tình hình các đảng t− sản hiện đã tập hợp rồi, phong trào dân chủ của n−ớc nhà vẫn ch−a có đ−ợc sự biểu hiện hoàn chỉnh của mình", điều đó đã phản ánh một mặt là "chủ nghĩa hiện thực" và sự không sẵn sàng đấu tranh của giai cấp t− sản thành thị, và mặt khác là "những ảo t−ởng" của nông dân "về chủ nghĩa cách mạng tiểu t− sản và những điều không t−ởng về ruộng đất". Phần luận cứ là nh− thế đó. Bây giờ chúng ta xét xem những kết luận: kết luận thứ nhất là, khi tiến hành chính sách độc lập, giai cấp vô sản phải đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội và một số những ảo t−ởng lập hiến của những ng−ời này, cũng nh− với những ảo t−ởng cách mạng và những ph−ơng án kinh tế phản động của những ng−ời khác. Kết luận thứ hai là: cần phải "phối hợp hành động của mình với những hành động của các đảng ấy".
Nghị quyết đó không trả lời lấy một vấn đề nào trong số những vấn đề mà bất kỳ ng−ời mác-xít nào cũng có nghĩa vụ phải đề ra cho mình, nếu họ muốn xác định thái độ của đảng công nhân đối với các đảng t− sản. Những vấn đề chung ấy là những vấn đề nào? Tr−ớc hết phải xác định tính chất giai cấp của các đảng. Sau đó phải hiểu rõ mối t−ơng quan chủ yếu giữa các giai cấp trong cuộc cách mạng hiện nay nói chung, tức là lợi ích của các giai cấp đó quan hệ nh− thế nào với việc tiếp tục hoặc phát triển cách mạng. Sau nữa, từ các giai cấp nói chung, phải chuyển sang nói về vai trò hiện nay của các đảng hoặc của các nhóm đảng. Cuối cùng, phải đ−a ra những chỉ dẫn thực tế về chính sách của đảng công nhân trong vấn đề đó.
V. I. L ê - n i n 400 400
Nghị quyết của những ng−ời men-sê-vích hoàn toàn không nói một tí gì về điều đó. Đó là một thứ thái độ lẩn tránh vấn đề, lẩn tránh bằng những câu nói chung chung về sự "phối hợp" chính sách của giai cấp vô sản với chính sách của giai cấp t− sản. Còn cụ thể "phối hợp" nh− thế nào và với những đảng dân chủ - t− sản nào, thì không hề có một lời nào nói đến cả. Đó là nghị quyết nói về các đảng mà không có đảng. Đó là nghị quyết để xác định thái độ của chúng ta đối với các đảng khác nhau, nh−ng lại hoàn toàn không có lời nào xác định thái độ của chúng ta. Không thể làm theo một nghị quyết nh− thế đ−ợc, vì nó để cho ng−ời ta hoàn toàn tự do tùy tiện "phối hợp" cái gì cũng đ−ợc và nh− thế nào cũng đ−ợc. Nghị quyết đó không hạn chế ai cả; nó thật chính là một nghị quyết "tự do chủ nghĩa" theo nghĩa đầy đủ của danh từ ấy. Ng−ời ta có thể giải thích nghị quyết đó thế này thế khác rất lung tung. Nh−ng trong đó không có một chút gì là chủ nghĩa Mác cả. ở đây, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác đã bị quên sạch, đến nỗi một ng−ời dân chủ - lập hiến cánh tả nào cũng có thể ký tên vào